Các giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 108)

4.5.2.1. Tăng cường, thu hút đầu tư

Trồng trọt là một ngành quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện, thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt là góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Muốn thu hút được đầu tư cần có những biện pháp cụ thể sau:

+ Có chế độ ưu đãi, hấp dẫn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện;

+ Tăng cường mời gọi các nhà doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh liên kết 4 nhà.

- Thực hiện đầu tư có trọng tâm đối với từng lĩnh vực cụ thể: Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, cơ cấu đầu tư công khi ưu tiên cho các lĩnh vực có thế mạnh sẽ có sự ảnh hưởng khá lớn, do đó thực hiện đầu tư có trọng tâm là rất quan trọng. Hiện nay, đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm thủy lợi, giao thông nông thôn và điện lưới cơ bản các công trình trọng điểm đã đi vào hoàn thiện, trong giai đoạn 2016- 2020 sẽ chủ yếu đầu tư vào sửa chữa, nâng cấp là chủ yếu.

+ Đối với khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật + Đối với công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật + Đối với đầu tư cho lao động nông nghiệp, nông thôn + Về xúc tiến thương mại.

- Tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư vào trồng trọt: Để giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư, cần phải có những biện pháp thu hút và huy động hiệu quả hơn. Trong đó:

+ Đối với các đề án, chương trình, dự án khi thục hiện nên chia sẻ, hợp tác đầu tư với các đơn vị, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, hay còn được goi là hợp tác công tư, nhằm tạo được nguồn vốn huy động lớn.

+ Ngoài ra, nên tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, tiến hành xây dựng các mức ưu đãi, chế độ đãi ngộ đối với các tổ chức, cá nhân tham

gia đầu tư vào những hạng mục nông nghiệp trọng tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có môi trường thuận lợi khi tham gia đầu tư vào trồng trọt. Trong thực hiện nên thu hút, phân bổ nguồn đầu tư cân đối giữa các lĩnh vực với lộ trình đầu tư hợp lý, tránh sự mất cân đối trong phát triển.

4.5.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt

Đối với ngành trồng trọt hiện nay các hộ đang chủ yếu sản xuất với quy

mô nhỏ, do đó mức hỗ trợ trung bình trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo được động lực khuyến khích. Như vậy mức hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng trọt nên chi tiết và bám sát hơn theo tình hình của các hộ, đối với thực hiện các khu sản xuất hàng hóa, việc khó khăn trong vấn đề ngân sách hỗ trợ, địa phương có thể xem xét đến phương án xã hội hóa, hiện nay có rất nhiều lĩnh vực tiến hành xã hội hóa thành công. Ngoài ra, hiện đối với một số nhóm cây trồng chủ đạo như Vải, Vú sữa... chính sách hỗ trợ vay vốn mở rộng sản xuất đã có, nhưng chưa có hỗ trợ khác như về thiệt hại mùa màng, giống hay phân bón...

Qua phân tích về yếu tố ảnh hưởng cũng cho thấy, hệ thống chính sách trồng trọt có ảnh hưởng nhiều đến thực hiện tái cơ cấu. Trong đó yếu tố về đổi mới và đột phá trong chính sách là rất quan trọng, hiện nay phương châm đổi mới của địa phương đặt ra khá tốt. Do vậy trong hoàn thiện chính sách địa phương nên đẩy mạnh thực hiện những điểm này.

Giữ ổn định diện tích, năng suất và sản lượng lúa. Song để duy trì phát triển cần tiếp tục tận dụng tốt lợi thế từ khí hậu, đất đai, kinh nghiệm sẵn có thúc đẩy phát triển của các nhóm cây chủ đạo. Bên cạnh đó để nâng cao giá trị sản xuất, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng là điều cần thiết, điển hình như các loại cây mới được sản xuất với quy mô tăng dần trong những năm gần đây như: vải sớm, vú sữa, lạc giống... là những cây trồng có giá trị cao, có điều kiện sinh trưởng phù hợp.

4.5.2.3. Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa tập trung

Chú trọng phát triển hơn đối với các sản phẩm có thế mạnh, đạt hiệu quả cao đã có nhãn hiệu chứng nhận như vải sớm Phúc Hòa, mì gạo Châu Sơn, lạc giống Tân Yên cần khoanh các vùng phù hợp, khuyến khích sản xuất tập trung, mở rộng quy mô sản xuất đối với các hộ, trong phát triển gắn liền với những nét văn hóa, đặc trưng riêng tạo ra giá trị phân biệt cho sản phẩm. Bên cạnh đó chất

lượng sản phẩm cũng đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt, ở phạm vi gần chất lượng sản phẩm có tác động tới phát triển sản xuất và tiêu thụ đồng thời gắn với xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu cho sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm tới các siêu thị, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm sạch, an toàn trên toàn quốc. Hơn thế nữa là việc tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị có vai trò rất quan trọng tái cơ cấu ngành trồng trọt của huyện.

4.5.2.4. Phát triển công nghiệp chế biến

Từ nghiên cứu cho thấy, công nghiệp chế biến tại huyện Tân Yên còn giản đơn, đa số chỉ tham gia chế biến thô, chưa chế biến sâu, mặt khác năng lực chế biến chỉ có thể giải quyết được một phần nhỏ so với năng lực sản xuất. Do vậy, địa phương nên đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến, khuyến khích, tuyên truyền các doanh nghiệp, các hộ thay đổi về công nghệ chế biến, hiện nay chế biến thô vừa gây lãng phí nguyên liệu, song giá trị tăng thêm lại không cao, do đó để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua chế biến các đơn vị nên thay đổi về công nghệ chế biến, nhằm hiện đại hóa để tăng cường cạnh tranh so với yêu cầu cao từ thị trường.

Với việc triển khai tốt các giải pháp về công nghiệp chế biến và thúc đẩy phát triển được ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cây trồng.

4.5.2.5. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ

Đối với thị trường nội địa huyện Tân Yên đã cung cấp tới các thị trường quan trọng như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, với số lượng ít so với năng lực sản xuất. Do vậy, địa phương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, tăng cường tham dự các hội chợ trong nước để quảng bá sản phẩm toàn quốc, giao dịch, ký kết hợp đồng với toàn bộ các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Bên cạnh đó, đối với thị trường xuất khẩu huyện Tân Yên đã xuất khẩu đến các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Muốn mở rộng thị trường sang toàn bộ các nước Châu á địa phương cần tăng cường liện hệ, tham gia hội chợ quốc tế giới thiệu sản phẩm quảng bá hình ảnh, lập Websile giới thiệu sản phẩm để đông đảo bạn bè quốc tế được biết.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Tái cơ cấu ngành trồng trọt là một hợp phần trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, về thực chất đây là quá trình dổi mới căn bản và toàn diện đối với lĩnh vực trồng trọt, với mục tiêu hướng đến ngành trồng trọt tiên tiến, hiện đại, sản xuất đạt kết quả, hiệu quả tốt hơn với những bước nhảy nhanh và bền vững. Như vậy thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt không chỉ có vai trò to lớn đối với lĩnh vực trồng trọt mà còn có vị trí quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và đại bộ phận người dân vẫn đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nội dung nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện gồm:

Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nhằm nâng cao sử dụng hiệu quả các nguồn lực, gia tăng thu nhập cho nông dân là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm cơ cấu ngành trồng trọt và tái cơ cấu ngành trồng trọt, các nội dung nghiên cứu về tái cơ cấu ngành trồng trọt, áp dụng các giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, xác định các hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, đánh giá kết quả tái cơ cấu ngành trồng trọt, các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt. Đồng thời đưa ra cơ sở thực tiễn kinh nghiệm tái cơ cấu của các nước trên thế giới và các tỉnh trong nước. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng trong nghiên cứu thực tiễn tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Từ nội dung nghiên cứu tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, các kết quả nghiên cứu về thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt ở phần 4.1; 4.2; 4.3. Bắt đầu từ năm 2013 đến nay Tân Yên đã có những quan tâm nhất định tới việc triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là ngành trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy lợi thế, thế mạnh của địa phương.

Thực tiễn cho thấy rằng, Tân Yên hiện nay đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra nhanh chóng và bước đầu đạt được kết quả thông qua các nội dung giải pháp liên quan đến nông nghiệp như: Quy hoạch thành các vùng sản xuất trồng trọt tập trung,

đổi mới chuyển giao khoa học công nghệ khuyến nông và khuyến ngư, đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng trồng trọt.

Diện tích các vùng sản xuất tập trung sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu trên địa bàn huyện, đã cải tạo được một số giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn (các loại cây ăn quả chủ yếu như Vải sớm, Nhãn, Bưởi Diễn, Vú Sữa, Cam Đường...) với diện tích sản xuất tập trung là 101,4 ha; nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật được đưa vào thực tiễn sản xuất, tạo nên vùng sản xuất hàng hóa có giá trị.

Tính đến 6 tháng đầu năm 2016 tổng diện tích gieo trồng của huyện là 13.608,1 ha, đạt 62,85 kế hoạch, bằng 99,9% so với cùng kỳ năm 2015. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng diện tích các loại cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn với bao tiêu sản phẩm. Hình thành và duy trì 108 vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích là 708ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích cây lâu năm đã được cải thiện khi chuyển dịch cơ cấu. Năm 2014 cây lâu năm có diện tích là 2.781 ha, năm 2016 là 3.029 ha tăng 248 ha so với năm 2014. Tuy nhiên cây lâu năm chủ yếu vẫn được trồng trong vườn các hộ gia đình, diện tích trồng theo quy mô tập trung thấp nên việc chăm bón, ứng dụng khoa học kỹ thuật còn khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng và chất lượng.

Diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện cho thấy, diện tích lúa có xu hướng giảm, diện tích ngô tăng đáng kể. Nhóm cây thực phẩm giảm bình quân 95,47%/năm và nhóm cây công nghiệp tăng 102,11%/năm.

Kết quả sử dụng đất trồng trọt bình quân 1 ha trên địa bàn huyện chưa cao so với tiềm năng của huyện. Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt có nhiều khác biệt. Giá trị sản xuất trang trại là 297,26 triệu đồng gấp 2,38 lần so với hộ nông dân là 124,53 triệu đồng, giá trị sản xuất của doanh nghiệp là 607,7 triệu đồng gấp 2,02 lần so với trang trại và gấp 4,87 lần so với hộ nông dân. Việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngành trồng trọt qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hộ nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn thấp và chông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Huyện đã đầu tư vào một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tái cơ cấu

ngành trồng trọt. Tổng số vốn đầu tư năm 2016 là 153,74 tỷ đồng tăng so với năm 2014 là 14,2 tỷ đồng tốc độ phát triển bình quân là 4,96%/năm. Về phía bà

con nông dân thì đang dần áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất và tham gia học tập nâng cao trình độ lao động nông nghiệp. Đến nay huyện đã có 3 sản phẩm có nhãn hiệu là Vảo sớm Phúc Hòa, Lạc Giống Tân Yên, Mỳ gạo Châu Sơn và tiếp tục xây dựng thương hiệu Vũ Sữa Hợp Đức, Nhãn muộn, và bưởi Tân Yên.

Hiện nay chính quyền các cấp vẫn đang tập trung vào chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện: Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14/01/2014 về dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu giai đoạn 2014- 2016; Nghị quyết số 08-NQ-HU ngày 30/9/2015 về phát triển cây ăn quả và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi; Kế hoạch 36/KH-UBND ngày 07/4/2016 về thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016- 2020” trên địa bàn huyện Tân Yên.

Trên cơ sở đưa ra các định hướng, mục tiêu của tái cơ cấu ngành trồng trọt. Luận văn đã nêu ra được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện, trong đó có những yếu tố được đánh giá có tầm quan trọng lớn như khoa học công nghệ, hợp tác công- tư và yếu tố quản lý nhà nước. Đồng thời dựa trên sự đánh giá của người dân bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn.

Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng tái cơ cấu ngành trồng trọt huyện Tân Yên, những thuận lợi cũng như những khó khăn cùng định hướng phát triển ngành trồng trọt của huyện trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất phương hướng và 05 nhóm giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện giai đoạn 2016- 2020 như sau: (i)Tăng cường thu hút đầu tư; (ii) Hoàn thiện cơ chế, chính sách; (iii) Phát triển sản xuất trồng trọt theo hướng hàng hóa tập trung; (iv) Phát triển công nghiệp, chế biến; (v) Thị trường tiêu thụ sản phẩm.

5.2. KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu cho thấy, địa phương đang có thay đổi về tư duy và định hướng phát triển khá phù hợp với xu thế chung, điều này cần đẩy mạnh thực hiện trong thực tế hơn nữa.

Trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội huyện Tân Yên cần xác định rõ các chương trình, cac dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư phục vụ yêu cầu tái cơ cấu

ngành trồng trọt.

Ủy ban nhân dân huyện cần tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, ngành trong các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, trồng trọt.

Trong công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cần tập trung đầu tư hơn nữa vào công tác giống, cơ giới hóa, ứng dụng quy trình canh tác nông nghiệp tiên tiến.

Điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ các chương trình sản xuất như: Chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng mẫu lớn...

Để thúc đẩy tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa, địa phương nên hoàn thiện hơn về một số cơ chế, chính sách như: Tạo điều kiện, chế độ đãi ngộ trong thu hút đầu tư; hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất được tiếp cận vốn ưu đãi phục vụ phát triển sản xuất tốt hơn.

Thực hiện tái cơ cấu cần phối hợp với nhiều bên, trong đó các tổ chức sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 108)