Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu một số cây trồng huyện Tân Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 90)

Để nâng cao cạnh tranh trên thị trường và gìn giữ các đặc sản nông sản, địa phương đã có nhiều dự án, chương trình xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm trồng trọt, đến nay đã đạt được một số kết quả thể hiện trong bảng 4.17.

Từ bảng 4.17 cho thấy, địa phương đã tiến hành xây dựng được 03 nhãn hiệu cho các sản phẩm từ trồng trọt là vải sớm Phúc Hòa, lạc giống Tân Yên, mì gạo Châu Sơn, hiện đang tiếp tục xây dựng nhãn hiệu sản phẩm các là vú sữa Hợp Đức. Tháng 9 năm 2016 đã thành lập hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ vú sữa Hợp Đức, tạo tiền đề cho xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản này.

Bảng 4.17. Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu một số cây trồng huyện Tân Yên huyện Tân Yên

Cây trồng Tên nhãn hiệu sản phẩm

Năm công nhận

Cơ quan Cấp

1. Đã có nhãn hiệu sản phẩm

Vải Vải sớm Phúc Hòa 2012 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN Lạc

Lạc Giống Tân

Yên 2012 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN Mì gạo Mì gạo Châu Sơn 2016 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN

2. Đang xây dựng

Vú sữa 2017 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN

Nhãn muộn 2018 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN

Bưởi 2018 Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH&CN

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2016) Về tình hình quảng bá các nhãn hiệu, thương hiệu nông sản qua các năm, với sự tăng cường đầu tư cho xúc tiến thương mại, số lượt quảng bá nhãn hiệu , thương hiệu (tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức bán hàng tại các điểm) cho sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài tỉnh có xu hướng tăng qua các năm. Riêng đối với sản phẩm đã có nhãn hiệu, hàng năm địa phương phối hợp và tiến hành quảng bá thông qua các phương tiện truyền thông.

b. Xúc tiến thương mại

Thương hiệu nông sản huyện Tân Yên qua các năm đã được nhiều phóng viên Đài truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Bắc Giang làm phóng sự và được phát trên Đài truyền hình Việt Nam; Đài truyền hình tỉnh Bắc Giang; baovnex online ngày 03/6/2012; báo Nhân dân điện tử ngày 26/5/2017. Ngày 16/6/2016 huyện Tân Yên tham gia “Ngày hội trái cây Lục Ngạn” nhằm quảng bá, giới thiệu các loại quả và rau đặc trưng của huyện đến đông đảo người tiêu dùng trong nước. Tham ra sự kiện này cũng nhằm tạo không gian kết nối giữa 4 nhà (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý), xúc tiến thương mại sản phẩm, tạo kênh kết nối các sản phẩm an toàn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra huyện còn tham gia Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017 tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang ngày 27/5/2017. Hiện nay, công tác xúc tiến tiêu thụ tại địa phương rất được chú trọng, từ năm 2011, địa phương đã tiến hành nghiên cứu và lựa chọn các sản phẩm có ưu thế và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm. Hiện tại, xúc tiến tiêu thụ vẫn đang được đẩy mạnh, chuỗi giá trị hiện tại đang được nghiên cứu và dự kiến hoàn thiện vào năm 2017. Do đó trong tiêu thụ vẫn còn nhiều rủi ro.

c. Liên kết kinh doanh: Liên kết theo chuỗi giá trị (đã có)người sản xuất, thu gom, bán buôn, bán lẻ, chế biến như: Mô hình sản xuất dưa chuột Nhật xuất khẩu tại HTX sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Quang Trung.

Liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp: Để dựng và củng cố liên

kết giữa nhà nước, người sản xuất và doanh nghiệp. Ngày 08/9/2014 các đồng chí lãnh đạo HU, UBND huyện cùng lãnh đạo cơ quan chuyên môn huyện Tân Yên, đã đi thăm và làm việc với nhà phân phối Trà Vinh (Hải Dương) và công ty chế biến nông sản Hội Vũ (Hà Nam). Đây là những công ty có nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp phát triển, có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào

nông nghiệp nông thôn. Tại các điểm đến thăm hai bên đã trao đổi về công việc sản xuất kinh doanh, những thuận lợi khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn huyện. Qua đây thắt chặt mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồng thời bàn và triển khai một số sản phẩm mới, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

Các kênh tiêu thụ sản một số sản phẩm chủ yếu:

- Kênh 0 cấp: Từ người sản xuất- người tiêu dùng

- Kênh 1 cấp : Từ người sản xuất – thu gom – người tiêu dùng cuối cùng; - Kênh 2 cấp : Từ người sản xuất- thu gom- bán buôn- người tiêu dùng; - Kênh 3 cấp: Từ người sản xuất- thu gom- bán buôn- bán lẻ- người tiêu dùng

Vải sớm Phúc hòa: Đối với thị trường nội địa, cùng các thị trường quan

trọng như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, các tỉnh Nam Bộ, ký kết các siêu thị Metro, BigC, Hapro,… Đối với thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Lạc giống Tân Yên: Chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa như các tỉnh phía Nam phục vụ bà con nông dân và đang làm lợi cho người nông dân.

Mì gạo Châu Sơn: Thị trường tiêu thụ là ở các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, thành phố Hà Nội.

* Hợp tác và liên kết trong sản xuất- tiêu thụ nông sản

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Tân Yên đã xuất hiện một số doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Tuy nhiên, việc sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đang chiếm đa số. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ mà vẫn sản xuất tự phát mạnh ai người đó làm nên chưa tạo được vùng sản xuất tập trung, dòng sản phẩm đủ lớn và ổn định. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm có nhu cầu ký các hợp đồng với các trang trại lớn, các vùng có sản phẩm lớn và ổn định. Đặc biệt tình trạng người sản xuất phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự ý bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn thường xuyên xảy ra… Điều này dẫn đến hậu quả tình trạng “Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”, hiệu quả kinh tế không cao, chưa tạo được tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân là do nhận thức của người dân nhiều nơi còn thấp,

thiếu thông tin thị trường, một số bộ phận còn chạy theo lợi ích trước mắt.

Về phía doanh nghiệp làm trung gian phân phối không mặn mà đầu tư vào cây trồng do rủi ro lớn, bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn chưa cụ thể nhà doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc.

Bên cạnh đó, việc liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất chưa bền vững do chưa có cơ chế chia sẻ lợi nhuận, rủi ro, chủ yếu vẫn liên kết theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán. Tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu tring gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được long tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá Marketting giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp còn yếu.

Như vậy, hợp tác liên kết trong sản xuất- tiêu thụ sản phẩm đang là yếu tố có tác động chưa tích cực đến tái cơ cấu ngành trồng trọt ở huyện Tân Yên. d. Đánh giá của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)