Chế độ thủy văn và tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện tân yên

3.1.2. Chế độ thủy văn và tài nguyên

3.1.2.1. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu thời tiết: Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, 02 mùa rõ rệt: Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, nóng và mưa nhiều, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa trong năm; Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô, hanh, mưa ít. Nhiệt độ bình quân cả năm 23,70C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,90C. Nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 3 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.5000C. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Lượng mưa bình quân hằng năm 1.476 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10, lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng. Các tháng 11 đến tháng 4 lượng mưa ít, chiếm 15% lượng mưa cả năm (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Lượng bốc hơi bình quân 1.034 mm/năm, bằng 70% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng trong vụ đông xuân. Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 81%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77%. Gió: Gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp 100 - 120C ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Bão có 2 - 3 cơn trong một năm, bão thường đi kèm các cơn mưa lớn từ 200 - 300 mm gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

3.1.2.2. Thuỷ văn, nguồn nước:

Lưu vực sông Thương tiếp giáp phía Đông- Nam của huyện có trữ lượng nước dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất và sinh hoạt của các xã Hợp Đức, Liên Chung, Quế Nham. Hệ thống kênh đào tự chảy thuộc Thuỷ nông Sông Cầu quản lý, công trình này nằm trên địa bàn huyện gồm có: Kênh Chính dài 26,2 km, khả năng tưới 2.860 ha, Kênh 5 dài 17,7 km, khả năng tưới 1.950 ha. Hồ, Tân Yên có 78 hồ lớn nhỏ nằm rải rác trong huyện, trữ lượng nước

thiết kế khoảng 39 triệu m3. Ngoài ra còn có 02 hồ nằm trên địa bàn huyện Yên

Thế là hồ Đá Ong với dung tích chứa 6,38 m3 nước và hồ Cầu Rễ có sức chứa

tương tự cũng là nguồn cung cấp nước cho huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

3.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Trên địa bàn huyện Tân Yên có 17 loại đất chính, chủ yếu

có 3 nhóm là: đất đồi và ruộng bậc thang nằm chủ yếu ở phía Đông Bắc, chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ bạc màu chủ yếu ở phía Tây- Nam chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ địa hình thấp trũng chủ yếu

nằm ở phía Đông- Nam chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên. Tài nguyên

khoáng sản: Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện khoáng sản rõ nhất là

quặng barits với trữ lượng nhỏ thuộc khu vực Lang Cao, xã Cao Xá. Ngoài ra còn có các loại khoáng sản sét phục vụ sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng (Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)