Kiến thức khoa học kỹ thuật khó áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 85)

Các kiến thức không áp dụng được,ví dụ: Cây rau bị nấm, cán bộ nói phải dùng thuốc này, nhưng trên thực tế phải xem xét nấm gì, đang ở quá trình phát triển nào ...để sử dụng loại thuốc phù hợp. Thời gian sinh trưởng của cây rau ngắn, nếu dùng thuốc này không có hiệu quả thì phải chuyển sang loại khác ngay nếu không sẽ rất rủi ro. Trong khi đó cán bộ yêu cầu phải làm từ từ, theo đúng quy trình trồng rau an toàn... nếu làm đúng quy trình thì rau sẽ không có mà ăn, huống chi là rau sạch. Trên thị trường không bao giờ có rau sạch, mà chỉ có rau an toàn, mà ranh giới giữa rau an toàn và không an toàn là rất mong manh.

4.2.2.3. Nâng cao trình độ lao động nông nghiệp

a. Thực trạng trình độ hộ nông dân

Hộ nông dân có trình độ vốn khá thấp, số liệu điều tra hộ ở 3 xã thể hiện ở bảng sau, cho thấy

Bảng 4.15. Trình độ các chủ hộ sản xuất

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Lớp 1-5 39 44,33

Lớp 6-9 36 40,00

Lớp 10-12 15 16,67

Tổng 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Với lực lượng lao động nông nghiệp đang có xu hướng giảm như hiện nay, đồng thời các chủ hộ phần lớn là trình độ thấp, lượng lao động là chủ hộ có trình độ thuộc nhóm từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 44,33%, nhóm từ lớp 6 đến lớp 9 chiếm 40,00 % như vậy chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư chuyển gia khoa học kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn cho bà con nông dân thật sự phải có hiệu quả, đúng nhu cầu nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu trồng trọt nói riêng và tái cơ cấu nông nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)