Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành trồng trọt

2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt

Các kết quả nghiên cứu về tái cơ cấu ngành trồng trọt cho thấy, quá trình tái cơ cấu ngành trồng trọt chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nội tại như: đất đai, tài nguyên, lao động, nguồn lực khác và các tác nhân bên ngoài như: chính sách Nhà nước, thị trường các vật tư đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra… Thực tế trong những năm vừa qua sự ảnh hưởng của các nhân tố này được thể hiện như sau:

2.1.6.1. Cơ chế chính sách

Các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước: Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước là hết sực quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại kìm hãm sự phát triển của ngành đó.

Những mô hình trồng cây công nghệ cao đã phát triển khá nhanh trong nhiều năm qua, tuy nhiên vẫn cần sự can thiệp giúp đỡ của Nhà nước để phát triển toàn diện hơn. Chính phủ cũng như các bộ ngành, các tỉnh cũng đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế, sức sản xuất của người nông dân. Mới đây Chính phủ đã ban hành nghị định 42/2012/NĐ-CP về chính sách bảo tồn và phát triển đất trồng lúa nước.

Hai nhóm chính sách, một là, chính sách thông qua giá như chính sách giá sản phẩm, chính sách đầu vào, thuế có tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh tế. Hai là, các chính sách không thông qua giá như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, khuyến nông, cung cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển. có tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, tái cơ cấu ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Tân Yên còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách phát triển kinh tế của huyện như: chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sách phát triển các mặt hàng mũi nhọn trong trồng trọt...

2.1.6.2. Nguồn lực sản xuất

a. Đất đai

Sản xuất kinh doanh trong trồng trọt thì tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai. Thời tiết khí hậu có tác động trực tiếp và gián tiếp đến cây trồng. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) như các yếu tố đất đai, thời tiết khí hậu. Đất đai là những đặc

tính về lý tính và hóa tính của đất đai qui định độ phì nhiêu tốt hay xấu, địa hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất có thuận lợi hay khó khăn cho giao thông đi lại vận chuyển vật tư sản phẩm phục vụ cho sản xuất ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy đất đai tốt có thể tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí trong quá trình sản xuất từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh tế và ngược lại nếu đất sản xuất không thuận lợi sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Đất đai là khâu then chốt cho việc mở rộng quy mô sản xuất trong trồng trọt theo hướng tập trung, nâng cao giá trị sản xuất.

b. Vốn sản xuất

Theo Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000) nhóm các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới tái cơ cấu gồm: Trong thời đại công nghệ hiện đại hóa, cơ giới hóa trồng trọt phát triển thì các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên con người có thể hạn chế, khắc phục được một phần đáng kể các yếu tố không thuận lợi. Vì thế nhóm nhân tố kinh tế xã hội (vốn, lao động.) có ảnh hướng lớn nhất tới tái cơ cấu ngành trồng trọt. Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất. Vốn được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất, mua cây giống, đầu tư sản xuất, thuê lao động, mở rộng quy mô, đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

c. Lao động

Lao động là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất trồng trọt. Tuy không đòi hỏi quá nhiều về trình độ nhưng chất lượng lao động ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả kĩ thuật trong trồng trọt. Kiến thức và kĩ năng của người sử dụng nguồn lực, chẳng hạn sự tiếp thu kĩ thuật của người nông dân và năng suất cây trồng có quan hệ chặt chẽ đến kiến thức và kỹ thuật canh tác. Trình độ và kinh nghiệm cũng có thể coi là các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành trồng trọt. Trình độ của người nông dân cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tái cơ cấu cây trồng của các nông hộ trong giai đoạn đầu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa, khi kỹ thuật áp dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc đa dạng hóa sản xuất là một xu thế cần thiết cho sự phát triển Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000).

2.1.6.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt. Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó

cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống kinh tế- xã hộị phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thực phẩm. Cơ cấu thị trường bao gồm thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với thị trường trồng trọt, phần lớn có tính cạnh tranh hoàn hảo hơn so với các ngành khác. Vì vậy, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đó các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân phải có quyền ngang nhau trong việc tạo vốn, sử dụng thông tin, mua bán sản phẩm. Một khó khăn khiến người nông dân ngần ngại tái cơ cấu trồng trọt là vì thiếu thị trường tiêu thụ nông sản. Do đó để tìm kiếm mở rộng thị trường, Chính phủ cần có chính sách để tạo môi trường lành mạnh, sòng phẳng trong phát triển thị trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới điện và thông tin Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến (2000).

2.1.6.4. Khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất

Theo Hoàng Thọ Xuân (2013) các nhóm nhân tốt thuộc về kỹ thuật và hệ thống tổ chức sản xuất như:

Bản chất của kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất: Điều này có

nghĩa là đổi mới công nghệ có thể hướng tới việc tiết kiệm nguồn lực. Sự phát triển công nghệ đòi hỏi phải đảm bảo sử dụng đầu vào tiết kiệm. Vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn lực phụ thuộc lớn vào công nghệ được áp dụng trong sản xuất. Với cùng chủng loại và số lượng đầu vào nhưng sự thay đổi cách thức và kỹ năng sử dụng sẽ dẫn đến thay đổi lớn trong hiệu quả kinh tế.

Giống cây trồng: Đối tượng sản xuất của trồng trọt là cây trồng nên nó

tuân theo các quy luật sinh học. Vì thế việc lựa chọn giống cây trồng là hết sức quan trọng, phải lựa chọn những giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, phải thay đổi các giống mới.

Cách thức tổ chức sản xuất: Việc lựa chọn một hình thức sản xuất hợp lý

sẽ tạo điều kiện cho phát triển nông hộ. Các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau.

Để thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt, một trong những yêu cầu là phải đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó sự hiện đại hóa và tiến bộ đưa vào sản xuất cần phải tăng cường đẩy mạnh, Do vậy, mức độ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào trồng trọt sẽ có những ảnh hưởng nhất định.

2.1.6.5. Hợp tác công- tư

Theo Hoàng Thọ Xuân (2013) nông nghiệp nước ta đang vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu với quy mô lớn hơn để có thể hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế. Nền sản xuất nông nghiệp đó nói chung và sản xuất trồng trọt nói riêng đòi hỏi sự tham gia tích cực, đồng bộ của cả hai khu vực Nhà nước và Tư nhân, chứ không chỉ các hộ nông dân sản xuất nhỏ. Vì vậy hợp tác công- tư giữa khu vực Nhà nước và Tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Các khâu, bước, quy trình cần có sự tham gia của cả hai khu vực ngày là: nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực hạ tầng, các dịch vụ tưới tiêu phù hợp với điều kiện hiện tại và trong những năm tới, như: sản xuất và cung ứng máy móc, thiết bị nông nghiệp, giống mới, công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến...

Để hợp tác trong ngành trồng trọt hình thành, phát triển nhanh và có hiệu quả thì Nhà nước phải nắm vai trò chủ động và quan tâm đến doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu trong sản xuất kinh doanh nông sản. Hợp tác công tư trong lĩnh vực trồng trọt sẽ tạo ra các hình thức liên kết đa chiều giữa Nhà nước với Tư nhân và sẽ huy động rộng rãi các nguồn lực của Nhà nước và khu vực Tư nhân để đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực trồng trọt từ dó sẽ ảnh hưởng nhanh và mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt nhưng năm tới trên các mặt sau: Thúc đẩy hình thành các mô hình sản xuất khép kín từ cung ứng đầu vào tới sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Nông dân được cung ứng vốn, vật tư đầu vào và ổn định đầu ra, quy trình sản xuất được cải tiến và hoàn thiện hơn, trong đó doanh nghiệp chủ động toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dựa trên sự hợp tác với Nhà nước. Thúc đẩy hình thành mạng lưới sản xuất nông nghiệp theo quy mô vùng, liên vùng cả nước, khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ và phương thức sản xuất tùy tiện của nông dân sản xuất nhỏ lẻ với chi phí lớn, chất lượng sản phẩm thấp. Tạo điều kiện đẩy nhanh sản xuất ngành trồng trọt theo tiêu chuẩn “VIETGAP” để xuất khẩu nông sản bền vững (Hoàng Thọ Xuân (2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)