Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 61)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản huyện tân yên

3.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tân Yên là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội, giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư; Tân Yên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản nổi tiếng như vải sớm Phúc Hòa, mì gạo Châu Sơn, lạc giống Tân Yên, Lợn sạch Tân Yên… Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

3.1.3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất

Đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thiếu, không thay thế được trong sản xuất trồng trọt, là điều kiện tồn tại và phát triển của sản xuất trồng trọt vì Tân Yên vẫn là huyện mang nặng nền sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên qua 3 năm 2014- 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

DT (ha) CC (%) DT(ha) CC (%) DT (ha) CC (%)

Tổng DT đất TN 20763,36 100,00 20834,38 100,00 20.834,14 100,00 I. Đất NN 12928,33 62,30 16142,01 77,48 16.078,84 77,17 1. Đất sản xuất NN 10633,07 51,21 13490,46 64,75 13.429,35 64,46 2. Đất lâm nghiệp 1178,68 5,68 1070,11 5,14 1.064,26 5,11 3. Đất nuôi trồng TS 1072,06 5,16 1543,87 7,41 1.547,69 7,43 4. Đất NN khác 44,52 0,20 37,57 0,18 37,54 0,18 II. Đất Phi NN 7503,62 36,10 4609,75 22,13 4.672,68 22,43 1. Đất ở 3352,09 16,14 1705,39 8,19 1.728,43 8,30 2. Đất chuyên dùng 3253,45 15,70 2400,74 11,52 2.440,29 11,71

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 61,75 0,30 37,55 0,18 37,65 0,18

4. Đất nghĩa trang 230,9 1,10 152,04 0,73 152,25 0,73

5. Đất sông suối 600,18 2,90 306,74 1,47 306,76 1,47

6. Đất phi NN khác 326,59 1,57 7,3 0,04 7,30 0,04

III. Đất chưa sử dụng 331,41 1,60 82,62 0,40 82,62 0,4

Nhìn vào bảng 3.1 cho thấy Tân Yên là huyện miền núi thấp có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.843,14 ha. Trong 3 năm vừa qua đất nông nghiệp có những biến đổi trong cơ cấu đất phù hợp với đường lối, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu như năm 2014 diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,3% diện tích đất tự nhiên thì tới năm 2015 diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,4% diện tích đất tự nhiên tăng 3.213,68 ha, đến năm 2016 diện tích đất nông nghiệp có biến động không nhiều và chiếm 77,17% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp có sự biến đổi mạnh, năm 2015 giảm 108,75ha so với năm 2014; năm 2016 giảm 5,85ha so với năm 2015. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 là 471,81ha; năm 2016 tăng 3,82 ha so với năm 2015.Nguyên nhân của sự biến động mạnh là toàn huyện có phong trào đào ao nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất trồng cây ăn quả lâu năm theo chủ trương, định hướng của huyện đã đem lại hiệu quả kinh tế cao vì vậy được người dân đồng tình ủng hổ triển khai phát với diện tích lớn.

3.1.3.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động nông thôn đang là vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Đứng trước khủng hoảng của nền kinh tế và đặc biệt là trước những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết như thiên tai, bão, lũ lụt…, nông thôn có nhưng nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động còn hạn chế. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho nông thôn hiện nay là giải quyết việc làm cho người thiếu việc làm, không có việc làm, đồng thời nâng cao trình độ cho người lao động.

Nhìn bảng 3.2 cho thấy huyện Tân Yên có mật độ dân số khá đông với 806,3 người/km2 vào năm 2016. Tổng số nhân khẩu trong huyện vào năm 2016 là 167.889 người so với năm 2015 nhân khẩu tăng 1.528 người, năm 2015 là 166.361 người, so với năm 2014 nhân khẩu tăng 3.310 người, năm 2014 là 164.579. Vậy bình quân nhân khẩu trong 3 năm 2014- 2016 là tăng 101,03%. Cơ cấu nguồn lao động huyện đang có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2014- 2016. Cơ cấu lao động ở lĩnh vực nông nghiệp chuyển biến không nhiều, tỷ lệ lao động nông nghiệp được giữ ở mức ổn định, cơ cấu lao động ở lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh, trong 3 năm bình quân tăng 110,85%. Cơ cấu lao động ngành thương mại- dịch vụ cũng tăng nhanh, trong 3 năm 2014- 2016, bình quân tăng 102,25% biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14. 16/15. BQ

I Tổng số nhân khẩu Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,98 101,03

1 Phân theo giới tính Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,98 101,03

- Nam Người 81.170 49,30 81.918 49,20 82.848 49,30 100,92 101,14 101,03

- Nữ Người 83.409 50,70 84.443 50,80 85.141 50,70 101,24 100,83 101,03

2 Phân theo khu vực Người 164.579 100,00 166.361 100,00 167.898 100,00 101,08 100,92 101,00

- Thành thị Người 8.971 5,50 9.155 5,50 9.361 5,60 102,05 102,25 102,15

- Nông thôn Người 155.608 94,50 157.206 94,50 158.628 94,40 101,02 100,90 100,96

II Tổng số lao động Người 93.387 100,00 94.866 100,00 96.731 100,00 101,58 101,96 101,77

1 LĐ Nông nghiệp Người 74.697 79,98 75.241 79,31 74.768 77,29 100,72 99,37 100,00

2 LĐCN- TT công nghiệp Người 10.682 11,44 11.224 11,83 13.092 13,54 105,07 116,64 110,85

3 Lao động TM- Dịch vụ Người 8.008 8,58 8.401 8,86 8.871 9,17 104,90 105,6 105,25 III Tổng số hộ Hộ 42.784 100,00 42.766 100,00 44.092 100,00 100,04 103,10 101,57 1 Hộ Nông nghiệp Hộ 32.901 76,96 32.861 76,84 33.690 76,40 99,88 102,52 101,20 2 Hộ phi NN Hộ 9.847 23,04 9.905 23,16 10.402 23,60 100,5 105,01 103,05 IV Một số chỉ tiêu bình quân 1 BQ Lao động/hộ LĐ/hộ 2,18 2,21 2,19 101,37 99,09 100,23 2 BQLĐ NN/hộ NN LĐ/hộ 2,27 2,28 2,21 100,44 96,92 98,68 3 BQ khẩu NN/hộ NN Khẩu/hộ 4,72 4,78 4,70 101,27 98,32 99,79

3.1.3.3. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội huyện Tân Yên 2014- 2016

Trong những năm vừa qua huyện Tân Yên luôn đạt tốc độ phát triển kinh tế cao, nguồn lực phát triển dồi dào, đáp ứng sự phát triển bền vững trong thời gian dài.

Bảng 3.3. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Tân Yên 3 năm 2014-2016

Ngành kinh tế

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh %

GTSX (trđ) CC (%) GTSX (trđ CC (%) GTSX (trđ CC (%) 15/14 16/15 BQ Tổng số 4.289.077 100,0 4.828.973 100,0 5.168.229 100,0 112,6 107,0 109,8 I- Nông, lâm, thủy sản 2.934.972 68,4 3.145.256 65,1 3.362.480 65,1 107,2 106,9 107,0 1- Nông nghiệp 2.713.587 63,3 2.839.323 58,8 3.014.486 58,3 104,6 106,2 105,4 2- Lâm nghiệp 5.992 0,1 18.382 0,4 19.218 0,4 306,8 104,5 205,7 3- Thủy sản 215.213 5,0 287.551 6,0 328.776 6,4 133,6 114,3 124,0 II- Công nghiệp, TT công nghiệp 1.349.000 31,5 1.678.242 34,8 1.800.052 34,8 124,4 107,3 115,8 III- Thượng mại, dịch vụ 5.285 0,1 5.475 0,1 5.697 0,1 103,6 104,1 103,8 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Yên (2016) Qua bảng 3.3, cho chúng ta thấy huyện Tân Yên là một huyện nông nghiệp, trong đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm ở mức cao điển hình giá trị sản xuất năm 2014 là 2.934.792 triệu đồng chiếm 68,42%; năm 2016 là 3.362.480 triệu đồng chiếm 65,1%, các năm trung bình tăng 107%, ngành nông nghiệp các năm trung bình tăng 105,4%; ngành lâm nghiệp tăng mạnh năm 2014 là 5.922 triệu đồng năm 2016 là 19.218 triệu đồng, bình quân tăng 205,7%, ngành thủy sản năm 2014 là 215.213 triệu đồng chiếm 5,02% năm 2016 là 328.776 triệu đồng chiếm 6,4%. Ngành công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp tăng bình các năm là 115,8%, ngành thương mại, dịch vụ tăng chậm chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn khó khăn, trung bình tốc độ tăng của ngành thương mại, dịch vụ tà 103,8%.

Như vậy, huyện Tân Yên đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với tốc độ phát triển kinh tế cao cùng với sự tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực công nghiệp.

3.1.3.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên cho việc thực hiện tái cơ cấu

a. Những thuận lợi

Có vị trí nằm cách không xa thành phố Bắc Giang và tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, trên địa bàn huyện có 5 tuyến tỉnh lộ chạy qua và tuyến giao thông đường thuỷ trên các sông lớn như sông Thương, hệ thống nông giang sông chạy qua là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều cơ hội cho huyện trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa, kinh tế chính trị và thu hút đầu tư.

Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào tạo lợi thế để đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, và cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Quỹ đất còn khá lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là phát triển cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đô thị, cơ sở hạ tầng.

Nguồn lao động trong độ tuổi dồi dào, nhân dân có truyền thống cần cù, sáng tạo là lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về đường bộ, đường sông tạo được mối liên kết với các huyện, tỉnh khác; hạ tầng về thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông,… có tốc độ phát triển khá, kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Nhiệm vụ quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đặc thù của huyện đa dạng về văn hoá, tôn giáo được thực hiện tốt, bảo đảm môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

b. Những khó khăn, thách thức

Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội của huyện còn chưa tương xứng với tiểm năng, khiến cho xuất phát điểm của huyện khá thấp trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khó tạo nên sự phát triển mang tính đột phá tới đây.

Hiện tại cảnh quan môi trường đã, đang bị xâm hại do tập quán sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cũng cần được quan tâm đầu tư đảm bảo môi trường luôn trong sạch, bền vững.

Kinh tế phát triển chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm, nguồn lao động của huyện khá đông đảo nhưng chất lượng lao động thấp, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, người lao động còn chậm thích nghi với cơ chế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngành, các lĩnh vực, chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Điểm hạn chế này có thể khiến Tân Yên mất đi lợi thế trong thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư lớn.

Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, thiết bị hiện đại vào sản xuất công nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự hình thành được những sản phẩm mũi nhọn, có tính đột phá, cũng như những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế để tạo nguồn thu cho ngân sách; chưa gắn chặt sản xuất với xuất khẩu; hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, giá trị thấp, kiểu dáng quy cách, chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đầu tư kết cấu hạ tầng còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh qui mô lớn và đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Nguồn vốn trên địa bàn huyện rất hạn hẹp. Kinh tế chưa phát triển mạnh, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn còn ít, sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn như: đồng ruộng sản xuất còn manh mún, ô thửa sản xuất nhỏ do dó việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đem lại hiệu quả thấp, cơ giới hóa trong nông nghiệp còn hạn chế, máy móc với công xuất nhỏ, lạc hậu. sản phẩm sản xuất ra có giá trị chưa cao, người dân không mặn mà trong sản xuất. Địa hình huyện Tân Yên không đồng đều gây khó khăn không ít trong việc canh tác sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tài cơ cấu ngành trồng trọt huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 61)