Tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 79)

ĐVT: số DN

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq

* Tổng số doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

1.Phân theo quy mô 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Lớn - Trung bình - Vừa và nhỏ 8 9 9 112,50 100,00 106,25 2.Phân theo lĩnh vực SXKD 8 9 9 112,50 100,00 106,25 - Giống 2 2 2 100,00 100,00 100,00 - Phân bón 1 1 1 100,00 100,00 100,00 - Tổng hợp 5 6 6 120,00 100,00 110,00

3.Loại hình doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Nhà nước

- Cổ phần 5 5 5 100,00 100,00 100,00

- Tư nhân 1 2 2 200,00 100,00 150,00

- TNHH 2 2 2 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

4.2.2. Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế

Sự phát triển kinh tế các ngành, cụ thể là phát triển kinh tế ngành trồng trọt phụ thuộc một phần vào các mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế của ngành. Ở địa bàn nghiên cứu có 2 tác nhân chủ yếu tham gia vào phát triển kinh tế ngành trồng trọt đó là kinh tế hộ nông dân và doanh nghiệp (hiện địa bàn không có sự tham gia của trang trại và HTX).

Đối với kinh tế hộ nông dân cụ thể trong phát triển các cây trồng chủ yếu ở địa bàn (lúa, ngô, mía) việc tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể: các hộ hầu hết (100%) là các hộ kiêm (cụ thể: có hình thức kết hợp giữa cây lúa và cây ngô, hay kết hợp giữa cây lúa, ngô và mía). Đối với các hộ trồng mía có sự phối hợp, liên kết khá chặt chẽ với các doanh nghiệp trong các khâu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, sản xuất của các hộ khá ổn định, tuy nhiên hầu hết các hộ có quy mô, nguồn lực sản xuất còn hạn chế, chủ yếu sản xuất ra đáp ứng cho tiêu dùng tại địa bàn.

Hình 4.1. Cánh đồng lúa xã Quảng Hưng

Hình 4.3. Thu hoạch ngô ở huyện Quảng Uyên

Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp ở địa bàn cũng có sự phát triển ổn định những năm qua, với sự tham gia của 9 doanh nghiệp các lĩnh vực kinh doanh phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt. Tuy nhiên, hầu hết (100%) là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực còn rất hạn chế nên khả năng cung ứng các yếu tổ nhất là các yếu tổ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa đáp ứng yếu cầu đặt ra.

4.2.3. Phát triển các điều kiện kinh tế Thị trường cung ứng nguyên vật liệu Thị trường cung ứng nguyên vật liệu

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh nói chung, phát triển sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt nói riêng có ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả, chất lượng đầu ra của ngành.

Đối với ngành trồng trọt ở địa bàn việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng những năm qua có sự quan tâm đầu tư phát triển:

- Về khâu giống: bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh ở địa bàn, chính quyền, các cấp các ngành đã có sự quan tâm, chủ động trong việc phối hợp, hợp tác với các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao về giống để đưa giống, giống mới về địa phương giúp các hộ nông dân nguồn giống tốt, tuy nhiên tập quán truyền thống cùng với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân là các yếu tố cản trở cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học này vào thực tế sản xuất.

- Về phân bón: cùng với sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở địa bàn, cũng như các cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón tham gia thị trường ở đây nên việc cung ứng phân bón cho các

hộ nông dân ngành trồng trọt khá tốt, tuy nhiên việc quản lý chất lượng và giá bán là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành ở địa phương, nhất là các cơ quan chuyên môn.

- Về thuốc phòng trừ sâu bệnh: thị trường thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng khá phong phú, về cơ bản giúp cho các hộ nông dân ngành trồng trọt phòng trừ khá hiệu quả sâu bệnh đối với các cây trồng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng thuốc và giá bán cũng là vấn đề cần quan tâm hơn nữa từ các cơ quan chuyên môn.

Phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng trong mọi quá trình sản xuất sản phẩm, vì vậy việc đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt (giống, chăm sóc, bảo quản chế biến,…) giúp nâng cao kết quả hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thực tế cho thấy phát triển khoa học kỹ thuật trong các khâu nội dung của phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn còn rất nhiều hạn chế (hầu như mới bước đầu mới chủ yếu là về giống, cũng như một số nội dung về chăm sóc cây trồng). Những năm qua, với khó khăn nhất định từ địa phương nên Phòng nông nghiệp mới chủ yếu thực hiên việc chuyển giao, đưa một số giống cây trồng về địa phương cho bà con nông dân, bên cạnh đó là việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao, phổ biến khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc các cây trồng, nhưng kết quả và hiệu quả chưa thực sự cao, trình độ nhận thức của các hộ nông dân còn thấp nên cũng là cản trở khó khăn cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân ngành trồng trọt ở địa bàn.

Vốn và phát triển thị trường vốn

Vốn, đầu tư vốn cho sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển sản xuất. Có vốn thì quy mô sản xuất được mở rộng, khả năng đưa công nghệ vào quá trình sản xuất tăng lên.

Xét về mặt tổng thể thì quy mô vốn cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, kể cả các hộ sản xuất khá giỏi cũng như doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn. Nguồn vốn sản xuất còn hạn chế là một trở ngại lớn khiến cho các hộ sản xuất cũng như doanh nghiệp chưa thể tiến hành mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, chưa đầu tư

nhiều cho các hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Bảng 4.6. Tình hình đầu tư vốn cho phát triển trồng trọt

ĐVT: Tr.đ

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq - Vốn đầu tư bình quân/hộ 39,84 41,64 41,96 104,52 100,77 102,64 - Vốn đầu tư bình

quân/DN 21.009,00 21.163,80 21.358,50 100,74 100,92 100,83 - Vốn Nhà nước hỗ trợ 3.580,94 5.301,92 6.888,20 148,06 129,92 138,99

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) Thực tế phát triển kinh tế ngành trồng trọt của các tác nhân cho thấy: - Đối với hộ nông dân (là đối tượng chủ yếu, trực tiếp sản xuất) đã có sự đầu tư phát triển khá ổn định (có tăng, nhưng mức độ tăng còn ít), mức đầu tư vốn bình quân của hộ năm 2014 đạt 39,84 triệu đồng tăng lên 41,96 triệu đồng năm 2016. Điều này cho thấy, kinh tế hộ nông dân ở địa bàn còn nhiều khó khăn, do vậy hộ chưa đủ khả năng để đầu tư và đầu tư mở rộng thêm cho sản xuất của mình.

- Đối với doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa bàn, đến nay mới có 9 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp và tất cả đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh cung ứng giống, 1 doanh nghiệp lĩnh vực phân bón và 6 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp), các doanh nghiệp đó có nguồn vốn rất hạn chế, do vậy mức đầu tư bình quân trên doanh nghiệp mới chỉ đạt 21.358 triệu đồng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ngành trồng trọt cho địa bàn.

- Chính vì hộ nông dân và doanh nghiệp hoạt động đầu tư còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, do vậy để duy trì thúc đây sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn Nhà nước những năm qua đã có đầu tư hỗ trợ, mức đầu tư qua các năm qua đêu tăng (năm 2014 là 3.580 triệu đồng tăng lên 6.888 triệu đồng năm 2016). Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của chính quyền các cấp cho sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn (tuy điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn cần đầu tư phát triển mọi mặt).

- Nguồn nhân lực

Qua điều tra về tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ nông dân ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy:

- Về nhân khẩu: Có sự giảm dần nhân khẩu theo quy mô hộ sản xuất. Các hộ sản xuất quy mô lớn phần lớn đều có điều kiện về lực lượng nhân khẩu, lao động trong gia đình, cùng trợ giúp nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Về lao động: Số lượng lao động của hộ nông dân ngành trồng trọt tăng dần theo quy mô sản xuất của hộ. Do đặc tính của ngành cần nhiều lao động. Bên cạnh đó các hộ ngoài trồng trọt còn sản xuất thêm các sản phẩm, ngành nghề khác, do vậy lực lượng lao động của các hộ nông dân có đặc điểm tăng theo quy mô của các hộ, bên cạnh đó đối với các hộ sản xuất theo quy mô lớn hơn họ thuê thêm lao động để phục vụ cho những lúc mùa vụ. Bên cạnh những lao động của gia đình còn các lao động nông nhàn ở địa phương (việc thuê mướn, phụ giúp, đổi công khá thuận lợi. Điều đó cho thấy nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất, phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn là khá dồi dào. Đối với các doanh nghiệp ở địa bàn thì 100% là các doanh nghiệp quy mô nhỏ, lực lượng lao động còn hạn chế.

Bảng 4.7. Tình hình lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh trồng trọt ở địa bàn kinh doanh trồng trọt ở địa bàn (tính bình quân) Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1. Lao động/ hộ - BQ LĐ NN/Hộ NN LĐ/hộ 3,23 3,27 3,25 101,2 98,7 99,8 - Lao động bình quân/DN Lđ 59,78 60,40 63,60 101,0 105,3 104,1 2. Phân theo loại lao

động Hộ Lđ - Lao động chính Lđ 2,20 2,12 2,15 96,6 101,4 97,0 - Lao động phụ Lđ 1,03 1,17 1,10 113,5 94,0 103,2 Doanh nghiệp - Lao động trực tiếp Lđ 48,44 47,23 52,24 97,5 110,6 103,3 - Lao động gián tiếp Lđ 11,34 13,17 11,36 116,1 86,3 101,2 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Bảng 4.8. Lao động của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Người

Diễn giải Chung

các hộ

Quy mô sản xuất của các hộ Lớn Trung bình Nhỏ

1.Nhân khẩu BQ/hộ 5,75 6,00 5,67 5,59

2.Tổng lao động BQ/hộ 10,62 19,25 9,79 2,82

- Lao động gia đình 3,41 4,33 3,08 2,82

- Lao động thuê BQ/hộ 7,21 14,92 6,71 -

+ Lao động thuê thường xuyên 2,90 5,67 3,04 -

+ Lao động thuê thời vụ 11,52 24,17 10,38 -

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) 4.2.4. Phát triển sản xuất kinh doanh

Có thể thấy rằng, bên cạnh những khó khăn còn rất lớn với sự chăm chỉ của các hộ nông dân cùng với đó là sự vào cuộc của các cấp các ngành ở địa phương trong việc hỗ trợ, trợ giúp, chỉ đạo thực hiện nên sản xuất ngành nông nghiệp nói chung, phát triển kinh tế ngành trồng trọt nói riêng ở địa bàn thu được kết quả ban đầu đáng khích lệ:

Bảng 4.9. Tình hình phát triển các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn huyện

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1. Lúa

- Diện tích Ha 2.330,00 2.367,00 2.247,00 101,59 94,93 98,26 - Năng suất Tạ/ha 40,72 41,79 42,02 102,63 100,55 101,59 - Sản lượng Tấn 9.487,76 9.891,69 9.441,89 104,26 95,45 99,86 2. Ngô

- Diện tích ha 4.115,60 4.378,20 4.545,30 106,38 103,82 105,10 - Năng suất Tạ/ha 42,65 43,02 42,86 100,87 99,63 100,25 - Sản lượng Tấn 17.553,0 18.835,0 19.481,2 107,30 103,43 105,37 3. Mía

- Diện tích ha 1.096,2 972,4 961,9 88,71 98,92 93,81 - Năng suất Tạ/ha 568,2 578,8 579,9 101,87 100,19 101,03 - Sản lượng Tấn 62.286,1 56.282,5 55.780,6 90,36 99,11 94,73

Bảng 4.10. Tình hình phát triển các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu ở địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1. Lúa

- Diện tích Ha 275,58 274,69 273,72 99,68 99,65 99,66 - Năng suất Tạ/ha 47,48 46,58 47,90 98,10 102,83 100,47 - Sản lượng Tấn 1.308,45 1.279,51 1.311,12 97,79 102,47 100,13 2. Ngô

- Diện tích Ha 370,87 423,09 452,62 114,08 106,98 110,53 - Năng suất Tạ/ha 46,78 47,44 46,55 101,41 98,12 99,77 - Sản lượng Tấn 1.734,93 2.007,14 2.106,95 115,69 104,97 110,33 3. Mía

- Diện tích Ha 332,60 328,70 329,60 98,83 100,27 99,55 - Năng suất Tạ/ha 550,10 560,30 569,30 101,85 101,61 101,73 - Sản lượng Tấn 18.296,33 18.417,06 18.764,13 100,66 101,88 101,27 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) Nhìn chung các cây trồng chủ yếu ở địa bàn (lúa, ngô, mía) có sự phát triển khá ổn định (diện tích cây ngô tăng bình quân các năm ở mức 5,1%; cây lúa và cây mía giảm nhẹ do một số hộ dịch chuyển sang trồng những cây trồng khác). Với kinh nghiệm cộng thêm đó là việc học hỏi kiến thức chăm sóc mới nên năng suất các cây trồng thời gian qua đều có xu hướng tăng (tuy nhiên mức độ tăng chưa cao). Qua diễn biến về các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng của các cây trồng chủ yếu đó cho thấy cây ngô là cây trồng khá tốt ở địa bàn cần quan tâm phát triển, các cây trồng như lúa, mía cũng cần quan tâm hơn nữa như khâu giống, kỹ thuật, nâng cao chất lượng và giá bán sản phẩm.

Bên cạnh những thành công bước đầu, qua khảo sát điều tra còn nổi lên những khó khăn, tồn tại hạn chế cần khắc phục: đó là hạ tầng nông thôn còn khó khăn, các công trình thủy lợi mới chỉ đáp ứng nước tưới tiêu cho khoảng 40% diện tích đất canh tác (khi hạn hán vẫn không có nước tưới), sự hỗ trợ của các cấp các ngành còn chưa đáp ứng yêu cầu, phương thức sản xuất của các hộ nông dân chủ yếu vẫn là thủ công thô sơ, khó đưa máy móc vào sản xuất (đất xen đá), trình độ nhận thức hiểu biết của người dân còn hạn chế, không chịu thay đổi theo quy trình kỹ thuật mới, nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên khó khăn cho đầu tư phát triển.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ nông dân về phát triển ngành trồng trọt

Hộ gia đình nông dân chúng tôi ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất như quy mô đất đai thì nhỏ, phân tán; nguồn vốn hạn hẹp; trình độ nhận thức, ứng dụng khoa học vào sản xuất chậm, nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên; khi tiêu thụ sản phẩm cũng khó khăn.

Ý kiến một số hộ nông dân.

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ chuyên môn về phát triển ngành trồng trọt

Nhìn chung phát triển ngành trồng trọt ở địa phương những năm qua khá ổn định, có sự phát triển. Tuy nhiên, với hạ tầng nông thôn còn yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, khó khăn trong việc cơ giới hóa máy móc vào sản xuất, trình độ nhận thức người nông dân còn hạn chế không chịu thay đổi trong việc ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất,…nên sản xuất còn chưa thực sự tốt.

Ý kiến của cán bộ phòng nông nghiệp

4.2.5. Liên kết trong sản xuất kinh doanh

Có thể thấy rằng các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng, chủ yếu bao gồm các hình thức với các nội dung cơ bản sau:

 Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng chính thống)

Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm nông sản về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 79)