Kết quả phát triển kinh tế ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 92)

Có thể thấy rằng, những năm qua huyện Quảng Uyên đã có sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện phát triển kinh tế ngành trồng trọt như: phát triển các hình thức tổ chức kinh tế ngành, phát triển các nguồn lực, quan tâm đến sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh liên kết, phát triển thị trường. Do vậy, tuy còn những tồn tại hạn chế nhất định nhưng kết quả thu được cũng đáng để ghi nhận của địa phương trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt: thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định chính trị xã hội của địa phương.

Bảng 4.13. Tình hình phát triển về giá trị các sản phẩm trồng trọt ở địa bàn huyện ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq - Lúa gạo 63.748,3 64.958,8 64.931,9 101,90 99,96 100,93 - Ngô 106.160,75 109.487,95 108.432,11 103,13 99,04 101,08 - Mía 49.828,88 51.779,91 55.780,60 103,92 107,73 105,82 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) Bảng 4.14. Tình hình phát triển về giá trị các sản phẩm trồng trọt

ở địa bàn nghiên cứu

ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq - Lúa gạo 8.791,5 8.402,5 9.016,6 95,58 107,31 101,44 - Ngô 10.492,86 11.667,50 11.272,26 111,19 96,61 103,90 - Mía 14.637,06 16.943,70 18.764,13 115,76 110,74 113,25 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) Qua nghiên cứu về phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn (tập trung vào các sản phẩm chính của ngành trồng trọt ở địa bàn là lúa, ngô, mía) cho thấy: Nhìn chung, giá trị sản xuất các cây trổng chủ yếu của ngành chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Xét về giá trị sản xuất của các cây trồng đó qua các năm cho thấy đều có sự tăng trưởng khá ổn định: cây lúa từ 63.748 triệu đồng năm 2014 lên 64.931 triệu đồng năm 2016, cây ngô từ 106.160 triệu đồng năm 2014 lên

108.432 triệu đồng năm 2016, cây mía từ 49.828 triệu đồng năm 2014 lên 55.780 triệu đòng năm 2016; tốc độ tăng trưởng bình quân tương ứng của các cây trồng đó là 0,93%, 1,08% và 5,82%. Kết quả đó góp phần giúp đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao thu nhập và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở địa bàn, ổn định đời sống nhân dân và an ninh xã hội. Đối với địa bàn khảo sát điều tra cũng cho thấy sự phát triển của các cây trồng chủ yếu đó có sự phát triển kinh tế khá tốt. Điều đó cho thấy việc quy hoạch phát triển, xác định vùng sản xuất các cây trồng đó là đúng, cần quan tâm hơn nữa cho đẩy mạnh phát triển.

Có thể thấy rằng: việc phát triển trong sản xuất, kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn thể hiện: việc đầu tư giống cây trồng đã có sự quan tâm thông qua các chương trình, dự án, chính sách, một số giống mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh và bước đầu có kết quả khả quan. Việc chuyển giao các tiến bộ về khoa học cũng được quan tâm thông qua việc triển khai các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, kết quả thu được còn hạn chế do sự nhận thức, hiểu biết của người dân chưa thực sự tốt. Việc phát triển thị trường, dự báo thị trường giá cả cũng cần quan tâm hơn nữa vì trong thời gian qua thực hiện chưa được tốt.

Xét về kết quả và hiệu quả các cây trồng chủ yếu ở địa bàn về các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng cho thấy:

- Đối với cây lúa: giá trị sản xuất/ha năm 2014 đạt 27,36 triệu đồng tăng lên 28,86 triệu đồng năm 2016, chi phí trung gian khá ổn định xung quanh 11,5 triệu đồng, do vậy giá trị gia tăng tăng từ 15,84 triệu đồng năm 2014 lên 17,07 triệu đồng năm 2016. Các chỉ số về kết quả và hiệu quả phát triển kinh tế đối với cây lúa cho thấy, các hộ nông dân cũng như chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng đối với cây trồng này.

- Đối với cây ngô: giá trị sản xuất/ha năm 2014 đạt 25,80 triệu đồng giảm còn 23,86 triệu đồng năm 2016, chi phí trung gian khá ổn định xung quanh 10,2 triệu đồng, do vậy giá trị gia tăng giảm từ 15,64 triệu đồng năm 2014 lên 13,63 triệu đồng năm 2016. Các chỉ số về kết quả và hiệu quả phát triển kinh tế đối với cây ngô cho thấy, các hộ nông dân cũng như chính quyền trước mắt cần quan tâm đến việc ổn định diện tích cây ngô hơn là tăng quy mô, bên cạnh đó cần quan tâm hơn đến các khâu trong sản xuất để nâng cao kết quả, nhất là hiệu quả sản xuất cây trồng này ở địa bàn.

- Đối với cây mía: đây là cây trồng khá mới ở địa bàn, kết quả và hiệu quả kinh tế cho thấy đây là cây trồng thích hợp cho hiệu quả cao, cần quan tâm đầu tư

phát triển. Về giá trị sản xuất/ha năm 2014 đạt 45,46 triệu đồng tăng lên 57,99 triệu đồng năm 2016, chi phí trung gian ở mức 20 triệu đồng, giá trị gia tăng tăng từ 25,34 triệu đồng năm 2014 lên 37,44 triệu đồng năm 2016.

Bảng 4.15. Kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh một số sản phẩm chính ngành trồng trọt bình quân/ha ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq Lúa gạo - Giá trị sản xuất 27,36 27,44 28,86 100,29 105,17 102,73 - Chi phí trung gian 11,52 11,49 11,79 99,74 102,61 101,18 - Giá trị gia tăng 15,84 15,95 17,07 100,69 107,02 103,86 Ngô

- Giá trị sản xuất 25,80 25,01 23,86 96,94 95,40 96,17 - Chi phí trung gian 10,16 10,17 10,23 100,10 100,59 100,34 - Giá trị gia tăng 15,64 14,84 13,63 94,88 91,85 93,37 Mía

- Giá trị sản xuất 45,46 52,09 57,99 114,58 111,33 112,96 - Chi phí trung gian 20,12 20,75 20,55 103,13 99,04 101,08 - Giá trị gia tăng 25,34 31,34 37,44 123,68 119,46 121,57 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng 2016 4.2.8. Đánh giá chung

4.2.8.1 Những mặt đạt được

Những năm qua, mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, nguồn vốn còn hạn hẹp, song nét nổi bật là huyện đã chuyển nền nông nghiệp từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá có giá trị cao, đạt thành tựu tương đối khá đó là:

- Nhìn nhung phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn có sự phát triển ổn định, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt đã có sự quan tâm, tham gia tích cực của các cơ quan, các cấp các ngành trong việc hỗ trợ người dân.

- Việc tăng cường đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng đã được quan tâm, thực hiện.

4.2.8.2 Những mặt còn tồn tại hạn chế

- Kết quả phát triển kinh tế ngành trồng trọt tuy ổn định, nhưng mức độ phát triển còn thấp.

- Việc quy hoạch cho phát triển kinh tế ngành chưa được quan tâm thực hiện một cách căn bản theo chiều sâu, chưa thực sự hợp lý.

- Nguồn lực như vốn, kỹ thuật… đầu tư cho phát triển còn nhiều hạn chế, hiệu quả đầu tư chưa cao.

- Các doanh nghiệp tham gia phát triển còn ít, hạn chế

- Việc quan tâm, thực hiện dự báo, phân tích, phát triển thị trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT

4.3.1. Chính sách đất đai

Là chính sách cơ bản đối với ngành nông nghiệp nói chung, ngành trồng trọt nói riêng, trong những năm vừa qua đã đổi mới theo hướng giao đất không thu tiền sử dụng cho hộ nông dân theo quỹ đất ở từng địa phương và đảm bảo các quyền cho hộ nhận đất gồm: sử dụng có thời hạn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê và góp vốn vào các hoạt động cùng sản xuất kinh doanh nông nghiệp, được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất…đã ảnh hưởng mạnh và tích cực tới động lực của người nông dân trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân, đồng thời tạo điều kiện để nông dân lựa chọn hướng sản xuất phù hợp trên số diện tích được giao và tạo ra chuyển dịch cơ cấu ngành theo lợi thế từng vùng và theo tín hiệu thị trường. Bên cạnh đó, chính sách đất đai thời gian qua đã tạo ra tính manh mún, chia cắt ruộng đất của các hộ nông dân do chia đất theo nguyên tắc bình quân về quy mô diện tích mà không theo khả năng sản xuất nông nghiệp của từng hộ. Đồng thời việc chia đất cho hộ với nhiều quyền như nói trên đã đưa tới tâm lý của hộ nông dân là được nhà nước chia tài sản, chứ không phải giao tư liệu để sản xuất nông nghiệp, dẫn tới việc sử dụng đất không tập trung và không theo định hướng chung của từng cách đồng, từng vùng nông nghiệp theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, nên đã không tạo ra động lực để cơ giới hóa, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp và sản xuất hàng hóa. Kết quả là, các vùng sản xuất đã hình thành, nhưng tính hàng hóa thấp, phân tán, chất lượng không đồng đều, chủng loại và kiểu dáng... sức cạnh tranh

của sản phẩm thấp; Mặt khác, chính sách giao đất không thu tiền sử dụng trong nhiều năm qua đã không thúc đẩy người nông dân sử dụng hiệu quả đất được giao và không hình thành thị trường chính thức về đất nông nghiệp, từ đó thúc đẩy một bộ phận nông dân không đủ điều kiện phát triển sản xuất chuyển giao (bán lại) đất cho những người nông dân khác có khả năng sản xuất hàng hóa cao hơn và đi làm nghề khác, hậu quả người nông dân bị lệ thuộc vào đất đai, khó thoát nghèo và là rào cản của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

4.3.2. Chủ trương chính sách

Chủ trương chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

Hiện nay, đời sống của người dân trên địa bàn huyện đang còn thấp, hình thức canh tác lạc hậu, vốn đầu tư để phục vụ sản xuất được xem là một vấn đề bức bách, điều này đã hạn chế đầu tư sản xuất theo chiều sâu trên địa bàn huyện. Do vậy, việc giải quyết vốn cho nông dân để khuyến khích sản xuất. Các vấn đề chính sách giá đầu vào, thu mua đầu ra, khuyến nông... cũng đang đặt ra nhiều vướng mắc cần giải quyết để hỗ trợ phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đưa ra những chủ trương, chính sách, chương trình hỗ trợ cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Cụ thể: Mô hình trồng mía đạt năng suất cao, mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương, khoai sọ; Chương trình dự án dân sinh nhân rộng mô hình ngô xuân; lúa; Kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí; Kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Chống hạn. Chương trình 135, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Hỗ trợ giống ngô, phân bón, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Các chủ trương, chính sách đó có những ảnh hưởng tốt đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương, giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.

Bảng 4.16.: Tình hình hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt

Thời

gian Tên chương trình, chính sách hỗ trợ

Nội dung chương trình, số lượng

Năm 2014

- Mô hình trồng mía đạt năng suất cao; Mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương, khoai sọ; Chương trình dự án dân sinh (ChildFuld) nhân rộng mô hình ngô xuân; lúa;

Kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí; Kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Kinh phí chống hạn Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

Năm 2015

- Mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương - Nguồn kinh phí Cấp bù miễn thủy lợi phí. - Nguồn kinh phí Chống hạn.

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Hỗ trợ: Giống ngô, phân bón theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Xây mới, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi; Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

Năm 2016

- Mô hình trồng ngô, lúa, mía, đậu Hà Lan - Cấp bù miễn thủy lợi phí.

- Nguồn kinh phí Bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. - Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Xây mới, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi; Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng 2016) Các chương trình, chính sách thời của các cấp, các ngành đã hỗ trợ rất nhiều cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn: Năm 2016 việc hỗ trợ thông qua phát triển các mô hình với số lượng hỗ trợ: Giống mía: 100.000 (kg); giống ngô, lúa: 146 (kg); phân đạm: 2.000 (kg); phân lân: 3.000 (kg); phân kali: 2.000 (kg); phân Hudavil: 150 (kg); Chương trình hỗ trợ về thủy lợi: Xây mới, tu

sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ trồng trọt; Chương trình bảo vệ và phát triển đất trồng lúa: Cấp 12.076 kg giống lúa 27P31 cho các hộ dân; Chương trình 135 với số lượng hỗ trợ: Giống ngô: 9.849 (kg); phân đạm: 80.245,7 (kg); phân NPK 5 10 3: 144.186,1 (kg); phân NPK 12 5 10: 4.323,4 (kg); phân Hudavil: 138.238,82 (kg); Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt. Các chương trình, chính sách đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, ổn định trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn huyện.

4.3.3. Công tác quy hoạch

Quy hoạch diện tích trồng các cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên. Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất, cần phải nhanh chóng thực hiện cho mục tiêu phát triển ngành trồng trọt ở địa bàn nhằm phát triển ổn định và bền vững. Lập quy hoạch diện tích gieo trồng ngành trồng trọt cần phải có các căn cứ cụ thể, những căn cứ đó phải phù hợp và gắn kết trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020 để từ đó có hướng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực tế các quy hoạch này mới phác thảo các định hướng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, mới xác định diện tích (quỹ đất). thời gian tới, địa phương cần quan tâm khẩn trương trích nguồn ngân sách nhà nước để thuê các đơn vị tư vấn khảo sát diện tích chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 92)