Khái quát về phát triển kinh tế của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 72)

- Tăng tưởng kinh tế:

Nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và hoạt động điều hành của UBND huyện, trong thời gian qua kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã xuất hiện những nhân tố mới tạo đà để tiếp tục đổi mới và phát triển.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014 - 2016 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2014-2016 đạt khoảng 8%/năm; Giá trị tổng sản phẩm từ các ngành kinh tế của huyện không ngừng tăng lên. Tổng thu nhập từ các ngành kinh tế năm 2016 đạt 836.965 triệu đồng, trong đó ngành nông nghiệp đóng góp 91,34%.

Nhìn chung kinh tế của huyện thời gian qua tăng trưởng khá nhưng không ổn định, nông nghiệp một mặt chịu sự chi phối bởi các yếu tố tự nhiên: Thời tiết, dịch bệnh... mặt khác sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn hạn chế. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, còn mang tính chất hộ gia đình. Các sảm phẩm làm ra mới chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Thời gian qua cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp giảm từ 80,80% năm 2014 xuống còn 66,29% năm 2016, trong khi đó cơ cấu ngành thương mại dịch vụ tăng từ 14,07% năm 2014 lên 29,30% năm 2016.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế có bước chuyển dịch tích cực, kinh tế hợp tác xã và cá thể phát triển đã từng bước khai thác được tiềm năng, trí tuệ của nhân dân, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi. Từ thực trạng kinh tế nêu trên, để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định, tránh nguy cơ tụt hậu đòi hỏi huyện phải tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và tiếp cận khoa học công nghệ mới.

Bảng 4.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Quảng Uyên năm 2014 -2016 Đơn vị tính: % Năm

Ngành 2014 2015 2016

1. Nông lâm nghiệp 80,80 68,28 66,29

2. Công nghiệp - Xây dựng 5,12 4,69 4,41

3. Dịch vụ 14,07 27,03 29,30

Cộng(%) 100,00 100,00 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng. 2016 4.1.2. Khái quát sự phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, trồng trọt của huyện

Kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện sau khi chia tách… nên ngành nông lâm nghiệp của Quảng Uyên phát triển khá toàn diện. Năm 2016 kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 66,29% cơ cấu kinh tế toàn huyện. Cụ thể giá trị sản xuất từng ngành như sau:

Trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng thì nông nghiệp chiếm tới 89,62%, lâm nghiệp chiếm 10%, thủy sản chỉ chiếm 0,38%. Trong nông nghiệp thì trồng trọt là chủ yếu chiếm tới 67,89% (năm 2016).

Bảng 4.2. Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản của huyện Quảng Uyên

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (Tr.đ) Cơ cấu (%) 1. Nông nghiệp 506.304 87,72 472.100 89,55 497.225 89,62 - Trồng trọt 324.268 64,05 320.785 67,95 337.546 67,89 - Chăn nuôi 182.036 35,95 151.324 32,05 159.679 32,11 2. Lâm nghiệp 62.994 10,91 47.138 8,94 55.495 10,00 3. Thủy sản 2.078 3,07 2.110 1,51 2.119 0,38

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng có những nét chuyển biến rõ rệt đặc biệt là tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, do đó đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Giá trị sản xuất nông nghiệp thu được trên 01 ha đất canh tác đạt mức khá, năm 2016, đạt khoảng 22 triệu/ha, có nơi lên tới 30 triệu đồng/năm. Hệ số sử dụng đất đạt trên 1,55 lần/năm, xấp xỉ với mức bình quân của tỉnh.

Kinh tế ngành trồng trọt

Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu, tuy nhiên tỷ trọng trồng trọt có xu hướng tăng nhẹ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Năm 2014 giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 324.268 triệu đồng tăng lên 337.546 triệu đồng năm 2016 (từ 64,05% năm 2014 lên 67,89% năm 2016). Diện tích gieo trồng lúa đạt 2.789 ha, năng suất 31,52 tạ/ha, sản lượng 8.791 tấn; diện tích gieo trồng cây ngô được 4.543 ha, sản lượng 14.156 tấn; cây đỗ tương gieo trồng được 566 ha, sản lượng 411 tấn; diện tích gieo trồng cây lạc được 114 ha, sản lượng 114 tấn; cây mía nguyên liệu trồng được 456 ha, sản lượng 21.850 tấn,... năng suất và sản lượng ngành trồng trọt không ngừng tăng lên năm sau so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực đạt khoảng 24.650 tấn, bình quân lương thực đầu người 609,33 kg/người.

4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT 4.2.1. Tổ chức kinh tế 4.2.1. Tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đối với các ngành kinh tế, nhất là đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn (nơi ngành nông nghiệp là ngành đóng góp chủ yếu cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy chỉ có 2 hình thức tổ chức kinh tế, đó là hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp, hiện ở địa bàn không có các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (đây là một khó khăn, hạn chế cho phát triển kinh tế nhất là đối với các hộ nông dân).

4.2.1.1. Hộ

Trong sản xuất nông nghiệp hộ nông dân là đơn vị kinh tế quan trọng, nhất là trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Ở địa bàn nghiên cứu đây cũng là đơn vị kinh tế quan trọng, chủ yếu (loại hình trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chưa có). Điều đó cho thấy kinh tê hộ ngành trồng trọt là nhân tố rất

quan trọng ở địa bàn, đóng góp quan trọng vào phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở địa phương trong việc nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.

Thực tế qua khảo sát điều tra đối với các hộ sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy: tuy hộ nông dân có vị trí quan trọng, nhưng điều kiện và nguồn lực cho phát triển còn rất hạn chế (trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế; nguồn lực đất đai và vốn ít chưa đủ yêu cầu; trang thiết bị còn thô sơ,...), chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế hộ trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn.

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp ở địa bàn có xu hướng phát triển tương đối ổn định (số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 9044 hộ, đến năm 2016 là 9148 hộ, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 5,7%). Đối với hộ sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt (cụ thể khảo sát và thống kê đối với các hộ trồng lúa, ngô, mía – cây trồng chủ yếu ở địa bàn) cho thấy số hộ trồng lúa và ngô cũng khá ổn định, tăng nhẹ qua các năm; các hộ trồng mía mấy năm gần dây do biến động về giá thu mua mía nên cũng bị giảm sút (số hộ trồng lúa năm 2014 là 8742 hộ tăng lên 8790 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 2,7%; số hộ trồng ngô năm 2014 là 8760 hộ tăng lên 8804 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 2,5%; số hộ trồng mía năm 2014 là 2706 hộ năm 2016 còn 1999 hộ năm 2016, tốc độ giảm bình quân là 15%).

Về phát triển các cây trồng của các hộ ngành trồng trọt ở địa bàn chủ yếu theo hình thức kết hợp trồng lúa và ngô, hay có hộ trồng cả lúa, ngô và mía, 100% các hộ phát triển theo hình thức hộ kiêm không có hình thức hộ chuyên. Nhìn chung, các hộ sản xuất ngành trồng trọt ở địa bàn mang lại kết quả và hiệu quả, nâng cao thu nhập cho các hộ, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Kết quả khảo sát điều tra ở địa bàn chọn mẫu điều tra cũng cho thấy đặc điểm tương đồng như trên địa bàn huyện.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của huyện Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq *Tổng số hộ SXNN Hộ 9.044 9.102 9.148 100,64 100,51 100,57 1.Phân theo ngành Hộ - Hộ trồng lúa Hộ 8.742 8.758 8.790 100,18 100,37 100,27 - Hộ trồng ngô Hộ 8.760 8.773 8.804 100,15 100,35 100,25 - Hộ trồng mía Hộ 2.706 2.263 1.999 83,63 88,33 85,98 2.Loại hình - Hộ kiêm % 100 100 100 - Hộ chuyên % 0 0 0

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Bảng 4.4. Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq

Phân theo ngành Hộ

- Hộ trồng lúa (xã Phi Hải) Hộ 835 835 836 100,00 100,12 100,06

- Hộ trồng ngô (xã Tự Do) Hộ 657 659 662 100,30 100,46 100,38

- Hộ trồng mía (xã Hạnh Phúc) Hộ 609 585 559 96,06 95,56 95,81

Loại hình

- Hộ kiêm % 100 100 100

- Hộ chuyên %

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

4.2.1.2. Doanh nghiệp

Vai trò của doanh nghiệp có vai trò ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh nói chung, nhất là đối với sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là giúp cho các hộ nông dân trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu; cũng như giúp hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp ở địa bàn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn: Các doanh nghiệp ở địa bàn bao gồm: Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng, công ty cổ phần Khánh Hạ, công ty cổ phần thuốc lá Cao Bằng, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng, công ty cổ phần giống cây trồng Cao Bằng, công ty thương mại Quảng Hòa, công ty TNHH thương mại dịch vụ Quyết Thắng, công ty TNHH nông lâm nghiệp Hà Quảng Cao Bằng, Công ty dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Hùng Dũng.

Tổng số doanh nghiệp ở địa bàn năm 2014 là 8 doanh nghiệp, đến năm 2016 là 9 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh giống, 1 doanh nghiệp kinh doanh phân bón, và 6 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Trong 9 doanh nghiệp đó có 5 doanh nghiệp là doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp tư nhân, 2 doanh nghiệp TNHH. Như vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp ở địa bàn là khá đa dạng, về cơ bản đáp ứng bước đầu các nhu cầu các yếu tố đầu vào cho các hộ nông dân tham gia sản xuất ngành trồng trọt ở địa bàn.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn đều là loại hình doanh nghiệp nhỏ, vốn cũng như các nguồn lực còn hạn chế do vậy ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, cung ứng sản phẩm phục vụ sản xuất cho các hộ nông dân và rất cần sự hỗ trợ từ các cấp các ngành cho sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn.

Bảng 4.5. Tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

ĐVT: số DN

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq

* Tổng số doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

1.Phân theo quy mô 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Lớn - Trung bình - Vừa và nhỏ 8 9 9 112,50 100,00 106,25 2.Phân theo lĩnh vực SXKD 8 9 9 112,50 100,00 106,25 - Giống 2 2 2 100,00 100,00 100,00 - Phân bón 1 1 1 100,00 100,00 100,00 - Tổng hợp 5 6 6 120,00 100,00 110,00

3.Loại hình doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Nhà nước

- Cổ phần 5 5 5 100,00 100,00 100,00

- Tư nhân 1 2 2 200,00 100,00 150,00

- TNHH 2 2 2 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

4.2.2. Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế

Sự phát triển kinh tế các ngành, cụ thể là phát triển kinh tế ngành trồng trọt phụ thuộc một phần vào các mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế của ngành. Ở địa bàn nghiên cứu có 2 tác nhân chủ yếu tham gia vào phát triển kinh tế ngành trồng trọt đó là kinh tế hộ nông dân và doanh nghiệp (hiện địa bàn không có sự tham gia của trang trại và HTX).

Đối với kinh tế hộ nông dân cụ thể trong phát triển các cây trồng chủ yếu ở địa bàn (lúa, ngô, mía) việc tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể: các hộ hầu hết (100%) là các hộ kiêm (cụ thể: có hình thức kết hợp giữa cây lúa và cây ngô, hay kết hợp giữa cây lúa, ngô và mía). Đối với các hộ trồng mía có sự phối hợp, liên kết khá chặt chẽ với các doanh nghiệp trong các khâu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, sản xuất của các hộ khá ổn định, tuy nhiên hầu hết các hộ có quy mô, nguồn lực sản xuất còn hạn chế, chủ yếu sản xuất ra đáp ứng cho tiêu dùng tại địa bàn.

Hình 4.1. Cánh đồng lúa xã Quảng Hưng

Hình 4.3. Thu hoạch ngô ở huyện Quảng Uyên

Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp ở địa bàn cũng có sự phát triển ổn định những năm qua, với sự tham gia của 9 doanh nghiệp các lĩnh vực kinh doanh phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt. Tuy nhiên, hầu hết (100%) là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực còn rất hạn chế nên khả năng cung ứng các yếu tổ nhất là các yếu tổ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa đáp ứng yếu cầu đặt ra.

4.2.3. Phát triển các điều kiện kinh tế Thị trường cung ứng nguyên vật liệu Thị trường cung ứng nguyên vật liệu

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh nói chung, phát triển sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt nói riêng có ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả, chất lượng đầu ra của ngành.

Đối với ngành trồng trọt ở địa bàn việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng những năm qua có sự quan tâm đầu tư phát triển:

- Về khâu giống: bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh ở địa bàn, chính quyền, các cấp các ngành đã có sự quan tâm, chủ động trong việc phối hợp, hợp tác với các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao về giống để đưa giống, giống mới về địa phương giúp các hộ nông dân nguồn giống tốt, tuy nhiên tập quán truyền thống cùng với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân là các yếu tố cản trở cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học này vào thực tế sản xuất.

- Về phân bón: cùng với sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở địa bàn, cũng như các cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón tham gia thị trường ở đây nên việc cung ứng phân bón cho các

hộ nông dân ngành trồng trọt khá tốt, tuy nhiên việc quản lý chất lượng và giá bán là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành ở địa phương, nhất là các cơ quan chuyên môn.

- Về thuốc phòng trừ sâu bệnh: thị trường thuốc phòng trừ sâu bệnh cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 72)