Chủ trương chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 96 - 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.3.2. Chủ trương chính sách

Chủ trương chính sách cũng là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế của trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

Hiện nay, đời sống của người dân trên địa bàn huyện đang còn thấp, hình thức canh tác lạc hậu, vốn đầu tư để phục vụ sản xuất được xem là một vấn đề bức bách, điều này đã hạn chế đầu tư sản xuất theo chiều sâu trên địa bàn huyện. Do vậy, việc giải quyết vốn cho nông dân để khuyến khích sản xuất. Các vấn đề chính sách giá đầu vào, thu mua đầu ra, khuyến nông... cũng đang đặt ra nhiều vướng mắc cần giải quyết để hỗ trợ phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đưa ra những chủ trương, chính sách, chương trình hỗ trợ cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Cụ thể: Mô hình trồng mía đạt năng suất cao, mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương, khoai sọ; Chương trình dự án dân sinh nhân rộng mô hình ngô xuân; lúa; Kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí; Kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Chống hạn. Chương trình 135, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Hỗ trợ giống ngô, phân bón, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Các chủ trương, chính sách đó có những ảnh hưởng tốt đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương, giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất, ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.

Bảng 4.16.: Tình hình hỗ trợ của nhà nước cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt ngành trồng trọt

Thời

gian Tên chương trình, chính sách hỗ trợ

Nội dung chương trình, số lượng

Năm 2014

- Mô hình trồng mía đạt năng suất cao; Mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương, khoai sọ; Chương trình dự án dân sinh (ChildFuld) nhân rộng mô hình ngô xuân; lúa;

Kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí; Kinh phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; Kinh phí chống hạn Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

Năm 2015

- Mô hình trồng ngô, lúa, đậu tương - Nguồn kinh phí Cấp bù miễn thủy lợi phí. - Nguồn kinh phí Chống hạn.

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

- Hỗ trợ: Giống ngô, phân bón theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Xây mới, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi; Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

Năm 2016

- Mô hình trồng ngô, lúa, mía, đậu Hà Lan - Cấp bù miễn thủy lợi phí.

- Nguồn kinh phí Bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. - Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135- Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Quyết định số 102/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Xây mới, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi; Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt; hộ trợ giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật thực hiện mô hình

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng 2016) Các chương trình, chính sách thời của các cấp, các ngành đã hỗ trợ rất nhiều cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn: Năm 2016 việc hỗ trợ thông qua phát triển các mô hình với số lượng hỗ trợ: Giống mía: 100.000 (kg); giống ngô, lúa: 146 (kg); phân đạm: 2.000 (kg); phân lân: 3.000 (kg); phân kali: 2.000 (kg); phân Hudavil: 150 (kg); Chương trình hỗ trợ về thủy lợi: Xây mới, tu

sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi phục vụ trồng trọt; Chương trình bảo vệ và phát triển đất trồng lúa: Cấp 12.076 kg giống lúa 27P31 cho các hộ dân; Chương trình 135 với số lượng hỗ trợ: Giống ngô: 9.849 (kg); phân đạm: 80.245,7 (kg); phân NPK 5 10 3: 144.186,1 (kg); phân NPK 12 5 10: 4.323,4 (kg); phân Hudavil: 138.238,82 (kg); Cấp vật tư, thiết bị thủy lợi phục vụ trồng trọt. Các chương trình, chính sách đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, ổn định trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 96 - 98)