Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 68 - 69)

3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, những báo cáo, nghị quyết của của các cấp, các ngành liên quan đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt nhằm làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

Thông tin thông qua các báo cáo thống kê, niên giám thống kê của huyện Quảng Uyên qua các năm liên quan phát triển kinh tế ngành trồng trọt qua đó nhằm phân tích thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyên Quảng Uyên

3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Việc điều tra, khảo sát các đối tượng, tác nhân tham gia gắn với các nhóm ngành của ngành trồng trọt cũng được tiến hành, qua đó nhằm làm rõ thực trạng, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt của Huyện

Quảng Uyên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát, điều tra 90 hộ nông dân ở địa bàn (30 hộ trồng lúa, 30 hộ trồng ngô, 30 hộ trồng mía). Mỗi điểm nghiên cứu chọn 30 hộ để đảm bảo yêu cầu thống kê, cách lựa chọn các hộ điều tra theo hình thức ngẫu nhiên. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng phỏng vấn, điều tra các tác nhân liên quan như: các cán bộ quản lý huyện, xã; cán bộ chuyên môn của phòng nông nghiệp huyện, qua đó nhằm làm rõ thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu. 3.2.3.3. Phương pháp điều tra, đánh giá nhanh nông thôn(PRA)

Việc điều tra, đánh giá có sự tham gia của các tác nhân liên quan cũng được thực hiện, từ đó góp phần đánh giá (thông qua ý kiến của các tác nhân liên quan) thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 68 - 69)