Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 80 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.2.2. Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế

Sự phát triển kinh tế các ngành, cụ thể là phát triển kinh tế ngành trồng trọt phụ thuộc một phần vào các mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế của ngành. Ở địa bàn nghiên cứu có 2 tác nhân chủ yếu tham gia vào phát triển kinh tế ngành trồng trọt đó là kinh tế hộ nông dân và doanh nghiệp (hiện địa bàn không có sự tham gia của trang trại và HTX).

Đối với kinh tế hộ nông dân cụ thể trong phát triển các cây trồng chủ yếu ở địa bàn (lúa, ngô, mía) việc tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể: các hộ hầu hết (100%) là các hộ kiêm (cụ thể: có hình thức kết hợp giữa cây lúa và cây ngô, hay kết hợp giữa cây lúa, ngô và mía). Đối với các hộ trồng mía có sự phối hợp, liên kết khá chặt chẽ với các doanh nghiệp trong các khâu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, sản xuất của các hộ khá ổn định, tuy nhiên hầu hết các hộ có quy mô, nguồn lực sản xuất còn hạn chế, chủ yếu sản xuất ra đáp ứng cho tiêu dùng tại địa bàn.

Hình 4.1. Cánh đồng lúa xã Quảng Hưng

Hình 4.3. Thu hoạch ngô ở huyện Quảng Uyên

Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp ở địa bàn cũng có sự phát triển ổn định những năm qua, với sự tham gia của 9 doanh nghiệp các lĩnh vực kinh doanh phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt. Tuy nhiên, hầu hết (100%) là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực còn rất hạn chế nên khả năng cung ứng các yếu tổ nhất là các yếu tổ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa đáp ứng yếu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 80 - 81)