Hỗ trợ ngành trồng trọt ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 108 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

4.4.3. Hỗ trợ ngành trồng trọt ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

phẩm

Quảng bá sản phẩm ngành trồng trọt của địa phương ra thị trường bằng các hình thức khác nhau. Có thể hỗ trợ ngành trồng trọt bằng cách tạo thuận lợi cho các hộ, doanh nghiệp tham gia các triển lãm thương mại, hội chợ để giới thiệu, quảng cáo sản phẩm ra thị trường.

Giúp các hộ, doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.

- Về mẫu mã, đối với sản phẩm nằm ở sự đặc sắc riêng có trong từng sản phẩm. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích để các cơ quan hay tổ chức chuyên nghiệp nghiên cứu về mẫu mã để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm tạo sản phẩm có nét đặc trưng riêng, có sức cạnh tranh hơn.

- Về chất lượng, hiện nay nhiều sản phẩm ngành trồng trọt chất lượng còn thấp, chưa đảm bảo chất lượng, chưa tạo được thương hiệu. Do đó, các cấp chính quyền cần quan tâm giúp đỡ các hộ, doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có chất lượng, sau đó là việc quảng bá sản phẩm đó ra thị trường.

Cần có giải pháp đẩy mạnh cung cấp thông tin thị trường

Thông tin thì trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho người nông dân, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, cũng như tiêu thụ hàng hóa mà mình sản xuất ra. Do vậy, các cấp chính quyền, cũng như các cơ quan liên quan cần quan tâm thực hiện:

- Tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường cho các hộ nông dân, doanh nghiệp ngành trồng trọt một cách có hệ thống, đa dạng nhằm cho các hộ, doanh nghiệp tiếp cận và lựa chọn có hiệu quả thông tin phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của họ.

- Nội dung thông tin thị trường chú trọng vào các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các cây trồng chủ yếu, có tiềm năng ở địa bàn, thị trường tiêu thụ sản phẩm và biến động giá cả sản phẩm.

- Các thông tin cung cấp cần dề hiểu, phù hợp với đối tượng, tác nhân tham gia sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn.

- Cần có cơ chế, chính sách để gắn trách nhiệm, quyến lợi của các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện việc cung cấp thông tin thị trường cho các hộ nông dân, doanh nghiệp.

Thành lập các tổ chức, các hiệp hội ngành

Sản xuất ngành trồng trọt cần sự hỗ trợ trợ giúp của rất nhiều tác nhân liên quan. Thực tế cho thấy việc liên kết, gắn kết hỗ trợ, trợ giúp lẫn nhau giữa các hộ nông dân, cũng như giữa các tác nhân liên quan cho hộ nông dân còn hạn chế. Do vậy, cần thiết thiết lập các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành, qua đó là cầu nối gắn kết họ với nhau để thực hiện tốt việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt:

- Cần xây dựng quy chế cụ thể cho việc thành lập các tổ chức, hiệp hội ngành giúp nó hoạt động một cách có tổ chức, hiệu quả, đúng quy định.

- Có cơ chế nhằm giúp các hộ nông dân thuận lợi tham gia vào các tổ chức, hiệp hội ngành đó, qua đó tạo sự gắn kết cũng như tiếp cận và triển khai các nội

dung cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt.

- Xây dựng chương trình, nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả cho các tổ chức, hiệp hội, giúp cho các tổ chức hiệp hội hoạt động tốt, hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 108 - 110)