Phát triển kinh tế ngành trồng trọt có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam nói chung, cũng như các địa phương ở Việt Nam nói riêng. Những đóng góp của ngành trồng trọt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn đã khẳng định vai trò quan trọng của nó, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát triển tốt kinh tế ngành trồng trọt sẽ góp phần sử dụng đầy đủ, hợp lý nguồn lực ở nông thôn.
- Phát triển kinh tế ngành trồng trọt không đòi hỏi số vốn đầu tư quá lớn, bởi đa số nghề sử dụng các công cụ thủ công, thô sơ do thợ thủ công tự sản xuất được. Hơn nữa, đặc điểm sản xuất ngành trồng trọt là sản xuất quy mô hộ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và nguồn lực vật chất của hộ. Với mức đầu tư vốn không lớn thì đó là lợi thế để hộ có thể huy động vốn nhàn rỗi của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt, qua đó giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, từ đó ổn định dân cư, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của nông thôn, hạn chế di dân tự do vào thành phố và tránh hiện tượng “nhàn cư vi bất thiện” đảm bảo môi trường sống lành mạnh.
Thứ hai, phát triển kinh tế ngành trồng trọt làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH
Yêu cầu của CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới là tạo ra một cơ cấu kinh tế mới, hợp lý và hiện đại ở nông thôn. Do vậy, một sự tất yếu là phải chuyển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn với cơ cấu thuần nông, sản xuất tự túc, tự cấp là chủ yếu sang nền kinh tế nông nghiệp nông thôn CNH. Trong quá trình vận động và phát triển đó, kinh tế ngành trồng trọt cần sự thay đổi về cơ cấu và phong phú đa dạng về loại hình sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đưa và áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, phát triển kinh tế ngành trồng trọt thúc đẩy quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt, hiệu quả đã phá vỡ thế độc canh trong sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương hiện nay đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ và thị trường. Vì vậy, một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá với sự đa dạng của các loại sản phẩm được hình thành và phát triển. Trong mối quan hệ với các ngành khác, kinh tế ngành trồng trọt là nền tảng cho phát triển các ngành nghề khác. Sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của nhiều nghề khác như thương mại, dịch vụ, vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện nước,... Ngược lại, sự phát triển của các ngành nghề này lại có vai trò hỗ trợ trực tiếp cho kinh tế ngành trồng trọt phát triển, qua đó thúc đẩy quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, phát triển kinh tế ngành trồng trọt tốt sẽ thúc đẩy kết cấu kinh tế nông thôn phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt sẽ là cơ sở để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống. Nhờ đó, hệ thống cơ sở vật chất trong làng xóm như đường sá, điện, nước sạch, trường học, trạm xá và nhiều công trình xã
hội khác được nâng cấp. Hơn nữa, giá trị sản phẩm từ khu vực kinh tế ngành trồng trọt đã thể hiện đóng góp của kinh tế ngành trồng trọt vào ngân sách địa phương. Mặt khác, khi kinh tế ngành trồng trọt phát triển nó đòi hỏi hệ thống hạ tầng phải phát triển phù hợp với sản xuất kinh doanh của ngành trồng trọt, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại, mở rộng sản xuất và giao lưu kinh tế.
Thứ năm, phát triển kinh tế ngành trồng trọt góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động
Phát triển kinh tế ngành trồng trọt nông thôn toàn diện, tạo việc làm nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay. Với phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, thương mại dịch vụ còn hạn chế, do vậy việc khai thác có hiệu quả phát triển kinh tế ngành trồng trọt hiện nay ở Việt Nam vẫn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, trong đó có cả những người già, thương binh, người tàn tật, trẻ em và lao động lúc nông nhàn.