Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.2.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhìn chung, việc tiêu thụ các sản phẩm cây trồng chủ yếu của ngành trồng trọt ở địa bàn là khá tốt. Tuy nhiên, về sự ổn định và đa dạng của thị trường cũng như biến động giá cả hàng hóa cần quan tâm giải quyết:

- Đối với lúa gạo: qua tình hình tiêu thụ cho thấy lúa gạo chủ yếu được tiêu thụ ở địa bàn và một phần nhỏ được xuất bán qua thị trường Trung Quốc (Tiêu thụ tại địa bàn khá ổn định ở mức xung quanh 9,200 tấn/năm, xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc mấy năm qua giảm từ 379 tấn năm 2014 xuống còn 165 tấn năm 2016). Xét về giá trị tiêu thụ thì giá trị bán ở địa bàn đạt 63,792 triệu đồng, giá trị xuất khẩu đạt 1.139 triệu đồng. Kết quả khả quan thu được đó một phần do giá lúa gạo khá ổn định và có tăng chút ít trong những năm qua.

Bảng 4.11. Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

ĐVT: tấn Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1. Lúa gạo 9.487,76 9.891,69 9.441,89 104,26 95,45 99,86 - Tại địa bàn 9.108,36 9.680,09 9.276,19 106,28 95,83 101,05 - Ngoài tỉnh - - - - Xuất khẩu 379,40 211,60 165,70 55,77 78,31 67,04 2. Ngô 17.553,00 18.835,00 19.481,20 107,30 103,43 105,37 - Tại địa bàn 15.786,10 17.592,10 18.430,40 111,44 104,77 108,10 - Ngoài tỉnh 781,30 765,40 607,30 97,96 79,34 88,65 - Xuất khẩu 985,60 477,50 443,50 48,45 92,88 70,66 3. Mía 62.286,10 56.282,50 55.780,60 90,36 99,11 94,73 - Tại địa bàn 62151,7 56282,5 55780,6 90,56 99,11 94,83 - Ngoài tỉnh - Xuất khẩu 134,4 0 0

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) - Đối với cây ngô: qua tình hình tiêu thụ cho thấy lúa ngô chủ yếu được tiêu thụ ở địa bàn và bên cạnh đó còn được tiêu thụ ra các tỉnh và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (Tiêu thụ tại địa bàn khá ổn định và có xu hướng tăng từ 15.786 tấn năm 2014 lên 18.430 tấn năm 2016, thị trường ngoài tỉnh có xụ hướng giảm nhẹ từ 781 tấn năm 2014 xuống 607 tấn năm 2016, thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc giảm khá mạnh từ 985 tấn năm 2015 xuống 443 tấn năm 2016).

Biến động giá ngô những năm qua có xu thế giảm do vậy ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm tiêu thụ ở thị trường. Điều này đặt ra việc các cấp chính quyền ban ngành cần quan tâm hơn bữa đến việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường bên ngoài, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

- Đối với cây mía: là cây trồng khá mới ở địa bàn so với các cây trồng khác, tuy nhiên phát triển cây mía ở địa bàn là khá khả quan. Việc tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra nên khá thuận lợi, tuy nhiên xét về việc tiêu thụ sản phẩm mía thì thấy rằng hầu như chỉ được tiêu thụ ở địa bàn và còn phụ thuộc vào biến động giá thị trường. Điều này cũng đặt ra việc các cấp chính quyền ban ngành cần quan tâm hơn bữa đến việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, việc dự báo biến động giá thị trường đối với sản phẩm này thời gian tới.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2014 2015 2016 (Đvt đồng/kg) Biến động giá các sản phẩm theo các năm

Lúa Ngô Mía

Đồ thị 4.1. Biến động giá một số sản phẩm nông nghiệp ở địa bàn qua các năm (Nguồn: Khảo sát giá cả của Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) (Nguồn: Khảo sát giá cả của Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Về giá cả nông sản chủ yếu ngành trồng trọt: Giá thu mua các loại nông sản chủ yếu như lúa, ngô, mía được hình thành trên cơ sở số lượng hàng và giá bán thị trường, sau khi tính toán các chi phí trong quá trình thu mua và chế biến. Đối với hàng hóa tiêu thụ qua kênh doanh nghiệp, các doanh nghiệp thu mua phát giá mua vào cho hệ thống đại lý và các đại lý này tiến hành thu gom để giao hàng cho doanh nghiệp. Qua phân tích cho thấy: giá cả thị trường các nông sản chủ yếu của địa phương những năm qua tương đối ổn định (lúa, mía), tuy nhiên giá ngô thời gian qua diễn biến giảm gây thiệt hại cho các hộ nông dân. Điều đó phần nào đặt ra vai trò của các cơ quan chuyên môn hữu quan trong việc nghiên cứu thị trường, dự báo giá cả cho người nông dân, tránh và giảm thiệt hại cho họ.

Bảng 4.12. Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chính ngành trồng trọt trên địa bàn huyện (theo giá trị) ĐVT: Tr.đ Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1. Lúa gạo 63.748,26 64.958,73 64.931,88 101,90 99,96 100,93 - Tại địa bàn 61.199,07 63.569,15 63.792,36 103,87 100,35 102,11 - Ngoài tỉnh - Xuất khẩu 2.549,19 1.389,58 1.139,52 54,51 82,00 68,26 2. Ngô 106.160,75 109.487,95 108.432,11 103,13 99,04 101,08 - Tại địa bàn 95.474,44 102.262,89 102.583,50 107,11 100,31 103,71 - Ngoài tỉnh 4.725,40 4.449,29 3.380,10 94,16 75,97 85,06 - Xuất khẩu 5.960,91 2.775,77 2.468,51 46,57 88,93 67,75 3 Mía 49.828,88 51.779,90 55.780,60 103,92 107,73 105,82 - Tại địa bàn 49.721,36 51.779,90 55.780,60 104,14 107,73 105,93 - Ngoài tỉnh - Xuất khẩu 107,52

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 89 - 92)