Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 57)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Uyên là huyện miền núi, nằm ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên 38.587,84 ha, gồm 16 xã và 01 thị trấn, nằm trong toạ độ địa lý từ 105016’ đến 105038’ kinh độ đông; 22038’ đến 23005’ vĩ độ bắc, vị trí các phía tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp huyện Hạ Lang; Phía Tây giáp huyện Hoà An; Phía Nam giáp huyện Phục Hoà; Phía Bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh.

Thị trấn Quảng Uyên là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, cách thị xã Cao Bằng khoảng 37 km theo trục đường quốc lộ 3 Cao Bằng - Quảng Uyên - Phục Hoà.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Quảng Uyên có địa hình khá phức tạp, phổ biến là đồi, núi đá, xen kẽ giữa đồi núi là các thung lũng nhỏ hẹp, có độ cao thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển trên 500m. Địa hình của huyện chia thành 3 dạng rõ rệt: Địa hình núi đá vôi, chia cắt mạnh; Địa hình đồi, núi thấp, bậc thềm; Địa hình thung lũng dốc tụ.

Địa hình Quảng Uyên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất, cụ thể là các quá trình rửa trôi và tích luỹ. Quá trình rửa trôi diễn ra mạnh vào mùa mưa ở vùng núi đá chia cắt, dốc nhiều và ở vùng đồi núi thấp và bậc thềm tạo thành những thung lũng tương đối bằng phẳng, thích nghi với các loại cây lương thực và cây ngắn ngày vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có gió lốc, mưa đá và lũ quét cục bộ, từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm, nhiệt độ trung bình từ 25-270C; mùa đông lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 15,00C - 20,00C. Do địa hình chia cắt mạnh nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm, lượng mưa thấp nhất vào tháng 1, đôi khi có mưa đá. Gió mùa Đông bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 9. Độ ẩm trung bình khoảng 81%, lượng nước bốc hơi trung bình 856 mm, đôi khi có sương muối xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Mạng lưới sông suối của huyện phân bố khá đồng đều, có 1 con sông chính là sông Vi Vọng, có lưu lượng nước tương đối lớn. Ngoài ra còn có hệ thống các suối nhỏ và khe, rạch cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lưu lượng nước phân bố không đều và thường bị cạn kiệt nước về mùa khô nên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sử dụng nước của nhân dân.

3.1.1.4. Đất đai và các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất, tình hình sử dụng đất đai:

Theo bản đồ thổ nhưỡng của huyện Quảng Uyên tỷ lệ 1/25.000 huyện Quảng Uyên có các loại đất chính sau: Đất phù sa (Fl): 216,88 ha; Đất Xam (X): 7.653,34 ha; Đất đỏ (F): 291,90 ha; Đất nâu (R): 4.781,15 ha.; Đất tích vôi (V): 3.025,59 ha; Đất xói mòn trơ sỏi đá: 12.128,70 ha. Còn lại là đất có mặt nước, sông suối và núi đá.

Nhìn chung thổ nhưỡng Quảng Uyên cho phép phát triển đa dạng các loại cây trồng, phù hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên theo kết quả phân tích cho thấy phần lớn đất của huyện Quảng Uyên là đất xói mòn trơ sỏi đá chứng tỏ đất đã bị thoái hoá nghiêm trọng, nên việc phục hồi nâng cao chất lượng đất là một nhiệm vụ quan trọng trong việc sử dụng đất.

Về tình hình sử dụng đất đai của huyện cho thấy:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 38.573,1 ha. Trong đó đất nông nghiệp năm 2014 là 34.949 ha (năm 2014) đến năm 2016 là 35697 ha (năm 2016) chiếm 92,54%. Các loại đất khác như đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng chi chiếm 4,38 và 3,07%. Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp ở địa bàn là chủ yếu và có vai trò ý nghĩa rất quan trọng.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Quảng Uyên năm 2014-2016

(ĐVT: ha)

Loại đất

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % 15/14 16/15 Bình quân *Tổng diện tích 38.585,3 100 38.573,4 100 38.573,1 100 100 100 100 1.Đất nông nghiệp 34.949,3 90,58 35.697,4 92,54 35.697,0 92,54 102,14 100,00 101,07

- Đất sản xuất nông nghiệp 7.263,4 20,78 7.523,6 21,08 7.523,2 21,08 103,58 99,99 101,79

- Đất trồng cây hàng năm 7.133,7 98,21 7.432,2 98,79 7.431,9 98,79 104,18 100,00 102,09

- Đất trồng lúa 3.387,4 47,48 3.441,5 46,31 3.441,2 46,30 101,60 99,99 100,79

- Đất trồng cây lâu năm 129,7 1,79 91,4 1,21 91,7 1,22 70,47 100,33 85,40

- Đất lâm nghiệp có rừng 27.641,4 79,09 28.127,3 78,79 28.127,3 78,79 101,76 100,00 100,88

- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 44,5 0,13 46,5 0,13 46,5 0,13 104,49 100,00 102,25

2.Đất phi nông nghiệp 1.887,6 4,89 1.690,9 4,38 1.691,1 4,38 89,58 100,01 94,80

- Đất ở 442,4 23,44 361,4 21,37 361,8 21,39 81,69 100,11 90,90

- Đất chuyên dùng 1.033,2 54,74 943,0 55,77 942,9 55,76 91,27 99,99 95,63

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2,4 0,13 1,9 0,11 1,9 0,11 79,17 100,00 89,58

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 74,5 3,95 74,7 4,42 74,7 4,42 100,27 100,00 100,13

- Đất sông suối và mặt nước 335,1 17,75 309,9 18,33 309,8 18,32 92,48 99,97 96,22

3.Đất chưa sử dụng 1.748,4 4,53 1.185,1 3,07 1.185,0 3,07 67,78 99,99 83,89

- Đất bằng chưa sử dụng 257,6 14,73 948,3 80,02 948,2 80,02 368,13 99,99 234,06

- Đất đồi núi chưa sử dụng 340,2 19,46 142,5 12,02 142,5 12,03 41,89 100,00 70,94

- Núi đá không có rừng cây 1.150,6 65,81 94,3 7,96 94,3 7,96 8,20 100,00 54,10

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp chiếm 21,08%, đất trồng cây lâu năm chiếm 78,79% và đất mặt nước NTTS chiếm 0,13%). Trong đất sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là đất trồng cây hàng năm chiếm tới 98,79%. Như vậy, có thể phần nào khẳng định ngành trồng trọt, cụ thể là đối với cây hàng năm có vai trò quan trọng ở địa phương, cần quan tâm cho sự phát triển.

Tài nguyên nước: Nước mặt

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều nên nguồn nước mặt ở Quảng Uyên khá phong phú nhưng do cấu tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất khó vì vậy cần có giải pháp hợp lý về công tác thủy lợi, kết hợp với nâng cao mật độ che phủ của rừng để đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tài nguyên nước ngầm ở Quảng Uyên chưa được khảo sát đánh giá đầy đủ, song qua tình hình khai thác phục vụ sinh hoạt của nhân dân cho thấy, trữ lượng nước ngầm ở các vùng thấp, ven sông suối là khá dồi dào.

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn nước phục vụ cho trồng trọt là tương đối tốt, tuy nhiên cần cần quan tâm đến việc khai thác nguồn ngầm và việc giữ nước trong mùa khô.

Tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng: Rừng ở Quảng Uyên hiện nay chủ yếu là rừng phòng hộ; rừng sản xuất mới bước đầu được quy hoạch phát triển nên chiếm tỷ lệ rất thấp. Trong tổng số 27639,80 ha rừng hiện có, rừng sản xuất có 2253,73 ha, chiếm 5,84%, còn lại là rừng phòng hộ. Khả năng khai thác tài nguyên rừng rất hạn chế, sự đóng góp của rừng vào nền kinh tế chung là không đáng kể.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1. Dân số - lao động, việc làm 3.1.2.1. Dân số - lao động, việc làm

Theo thống kê đến năm 2016 dân số của huyện có 40.756 người với 9699 hộ gia đình, trong đó hộ nông nghiệp là 9148 hộ (chiếm 94,32%) và hộ phi nông nghiệp là 551 hộ chi chiếm 6,02%. Dân số của huyện gồm các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Mông...

Về lao động việc làm cho thây trong tổng số lao động ở địa bàn thì lao động nông nghiệp năm 2016 lên tới 24843 lao động (chiếm tới 92,53%). Trong

các hộ sản xuất nông nghiệp thì bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 2,77 lao động, bình quân nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 3,99 nhân khẩu.

Như vậy, có thể thấy rằng các hộ ở địa bàn chủ yếu vẫn là hộ nông nghiệp, lực lượng lao động khá dồi dào, tuy nhiên dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế,chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Uyên còn tương đối thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi (năm 2016), tuy nhiên số lao động này lại tập trung chủ yếu ở thị trấn Quảng Uyên và các trung tâm cụm xã.

Về thu nhập: Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự ủng hộ của nhân dân kinh tế của huyện đã dần đi vào hoạt động có hiệu quả với những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên đáng kể, từ mức thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 5,3 triệu đồng/người/năm tăng lên khoang 13 triệu đồng/người/năm năm 2016.

Các chương trình dự án về phát triển miền núi như Chương trình 661, 135, 134,... đã thực sự phát huy tác dụng trong công tác xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh qua các năm với mức bình quân giảm trên 3%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 20%, tập trung chủ yếu ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như điện, nước, muối iốt... cũng được tăng cường góp phần cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân đẩy lùi tệ nạn xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện huyện Quảng Uyên qua 3 năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) 15/14 16/15 Bình quân

1 Tổng số nhân khẩu người 40.476 100 40.579 100 40756 100 100,25 100,44 100,35

- Nhân khẩu NN người 36485 90,14 36429 89,77 36507 89,57 99,85 100,21 100,03

- Nhân khẩu phi NN người 3991 9,86 4150 10,23 4249 10,43 103,98 102,39 103,18

2. Tổng số hộ hộ 9622 9640 9699 100,19 100,61 100,40 - Hộ NN hộ 9044 93,99 9102 94,42 9.148 94,32 100,64 100,51 100,57 - Hộ phi NN hộ 578 6,39 538 5,91 551 6,02 93,08 102,42 97,75 3. Lao động Lđ Phân bổ lao động Lđ 26.764 26.781 26.849 100,06 100,25 100,16 - Lao động NN Lđ 24819 92,73 24789 92,56 24843 92,53 99,88 100,22 100,05 - Lao động CN-XD -DV Lđ 1945 7,27 1992 7,44 2006 7,47 102,42 100,70 101,56 4 Một số chỉ tiêu

- BQ nhân khẩu NN/Hộ NN người/hộ 4,03 4,00 3,99

- BQ lao động /hộ LĐ/hộ 2,78 2,78 2,77

- BQ LĐ NN/Hộ NN LĐ/hộ 2,74 2,72 2,72

Nguồn: Chi cục thống kê, Phòng TC-KH, Phòng Nội vụ, Phòng LĐTBXH huyện Quảng Uyên, 2016)

3.1.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện sau khi chia tách… nên ngành nông lâm nghiệp của Quảng Uyên phát triển khá toàn diện. Năm 2016 kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 66,29% cơ cấu kinh tế toàn huyện

Ngành sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng có những nét chuyển biến rõ rệt đặc biệt là tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, do đó đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản) thì ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu. Cụ thể như sau:

Đối với ngành Trồng trọt: Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2014 chiếm 56,18%, năm 2016 chiếm 60,84%. Điều đó cho thấy ngành trồng trọt giữ vị trí rất quan trọng ở địa bàn, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương những năm qua, cũng như trong thời gian tới.

Đối với dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp đã có nhiều cố gắng nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đã có tiến bộ về dịch vụ giống cây trồng (giống ngô, đậu tương, mía, lúa), vật nuôi, dịch vụ điện, dịch vụ thủy nông và dịch vụ bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn 2014-2016 đạt mức tăng trưởng bình quân 4%/năm (năm 2014 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế chiếm 5,12%, năm 2016 là 4,41%)

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Quảng Uyên qua các năm (2014 – 2016) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng giá trị sản xuất 714.313,5 100,00 772.134,3 100,00 836.965,7 100,00 108,09 108,40 108,245

1. Nông lâm thuỷ sản 577.186,5 80,80 527.213,3 68,28 554.842,2 66,29 91,34 105,24 98,2912

- Trồng trọt 324.268,0 56,18 320.785,0 60,85 337.546,6 60,84 98,93 105,23 102,076 - Chăn nuôi 182.036,0 31,54 151.324,0 28,70 159.679,5 28,78 83,13 105,52 94,3251 - Lâm nghiệp 62.994,0 10,91 47.138,0 8,94 55.495,4 10,00 74,83 117,73 96,2795 - Thuỷ sản 2.078,5 0,36 2.110,3 0,40 2.119,5 0,38 101,53 100,44 100,983 Dịch vụ, các hoạt động khác 5.810,0 1,01 5.856,0 1,11 1,2 0,00 100,79 0,02 50,4064 2. Công nghiệp, TTCN, XDCB 36.599,0 5,12 36.199,0 4,69 36.889,0 4,41 98,91 101,91 100,407 3. Thương mại-Dịch vụ 100.528,0 14,07 208.722,0 27,03 245.234,5 29,30 207,63 117,49 162,56

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chỉ có 01 nhà máy thủy điện công suất 358 Kw, với sản lượng điện hàng năm đạt 1,8 triệu Kwh; có một Trạm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Quảng Uyên; các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, rèn, đan lát, làm hương thắp, giấy bản... quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, tổ sản xuất và hợp tác xã, chưa có điều kiện, khả năng đầu tư lớn, sản phẩm là ra chỉ mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Khu vực kinh tế dịch vụ

Năm 2014 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 100.528 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 245.234 triệu đồng chiếm gần 30% giá trị kinh tế của huyện. Trong thời gian qua, các hoạt động dịch vụ ở Quảng Uyên đã từng bước phát triển và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. 3.1.2.3. Hạ tầng

Điện: Hiện nay đường điện lưới quốc gia đã dẫn đến trung tâm các xã, đáp ứng được 92,9% số hộ dân được sử dụng điện. Tuy nhiên lưới điện của nhiều xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 57)