Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 104 - 107)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

4.4.1. Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế ngành

bàn cũng được ổn định, bước đầu phát triển, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là những lúc nông nhàn.

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp các ngành cho các hộ nông dân sản xuất ngành trồng trọt có ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trồng trọt, nhất là đối với đặc thù trình độ văn hóa, nhận thức hiểu biết của người dân (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) còn rất hạn chế. Thực tế những năm qua sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp các ngành chủ yếu mới thông qua hỗ trợ về giống, công tác thủy lợi, tập huấn. Điều đó cho thấy sự cố gắng bước đầu của các cấp các ngành địa phương trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian tới các cấp các ngành nên tập trung nhiều hơn vào việc phổ biến về các tiến bộ khoa học công nghệ, công tác thông tin tuyên truyền cũng cần quan tâm thường xuyên hơn, qua đó giúp người dân nâng cao trình độ, nhận thức về phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.3.7. Một số yếu tố khác

Ngoài các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt, qua nghiên cứu còn nhận thấy nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như yếu tố thời tiết khí hậu còn khắc nghiệt ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, sự thiếu đa dạng đặc thù của sản phẩm ngành, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, tính liên kết của các tác nhân cũng như liên kết giữa các vùng còn rất hạn chế và thiếu tính bền vững. Những yếu tố ảnh hưởng đó gây trở ngại, khó khăn cho phát triển kinh tế ngành ở địa bàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt đều cần được xem xét và cân nhắc, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho người dân để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế ngành trồng trọt theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao mức sống của người dân.

4.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN

4.4.1. Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt trọt

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế ngành trồng trọt có sự phát triển, tuy nhiện vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách đào tạo, chính sách thị trường tiêu thụ, tiếp tục thực hiện các

dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia,...…cần được quan tâm, đề ra giải pháp khắc phục giải quyết, tháo gỡ (Ngô Doãn Vịnh, 2003 và Lý Duy Thu, 2009):

Về chính sách đất đai

Đất đai là nguồn lực rất quan trọng trong sản xuất ngành trồng trọt. Thực trạng cho thấy nguồn lực đất đai trong sản xuất ngành trồng trọt còn nhiều tồn tại hạn chế cần tháo gỡ, trước mắt là các chính sách về đất đai. Do vậy:

Trong những năm trước mắt, chính sách đất đai sẽ được sửa theo hướng: "nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật các quyền về sử dụng đất đai; khuyến khích nông dân "dồn điền, đổi thửa" trên cơ sở tự nguyện; nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, liên doanh, liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật" (Bộ NN&PTNT, 2007).

Yêu cầu của đổi mới chính sách đất đai là vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, thúc đẩy quá trình vận động và sinh lợi của đất đai, vừa đảm bảo kỷ cương pháp luật. Để thực hiện được điều này, trong thời gian tới, chính sách đất đai cần sửa đổi theo hướng:

Một là, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho hộ nông dân.

Hai là, nhà nước sớm ổn định quy hoạch tổng thể để tạo điều kiện cho địa

phương quy hoạch cụ thể. Xác định cơ cấu, định hướng sử dụng đất để cụ thể cho từng xã, phường tạo cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư..

Ba là, nhà nước cần chủ động tổ chức thị trường bất động sản (trong đó chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai), nhà nước cho phép các đối tượng sử dụng đất được chủ động sử dụng đất đai theo cơ chế thị trường theo đúng pháp luật.

- Bốn là, Đẩy mạnh thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất để

sản xuất quy mô lớn, hiện đại.

Về chính sách tài chính, tín dụng

Ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần có chính sách và giải pháp nhằm giúp kinh tế ngành trồng trọt thuận lợi trong vay vốn, kể cả vốn trung và dài hạn, vốn ưu đãi. Cần có chính sách để hộ nông dân vay có tín chấp của các UBND địa phương. Phát triển hình thức quỹ tín dụng nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân trồng trọt vay vốn. Cụ thể là:

- Đẩy nhanh việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các hộ, doanh nghiệp có thể vay vốn khi gặp khó khăn. Cần quy định về trách nhiệm của Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với cơ quan tín dụng và các cơ sở sản xuất kinh doanh, làm rõ cơ chế vận hành của quỹ.

- Có chính sách nhằm phát triển tín dụng theo mức lãi suất được hình thành trên thị trường, tăng tín dụng dài hạn, phục vụ đầu tư phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt, cho phép dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp ngân hàng hoặc dùng hàng hóa để thế chấp.

- Có chính sách để các hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trồng trọt được bình đẳng, ưu tiên trong vay vốn của ngân hàng nhằm thực hiện các dự án sản xuất có hiệu quả.

- Tập trung hỗ trợ kinh phí để xây dựng nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn như kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, đường nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước cần có các chính sách để khuyến khích sản xuất, khuyến khích đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt.

- Chính sách tín dụng: cho vay vốn với mức vốn lớn, thì hạn cho vay lâu năm (trên 5-10 năm), lãi suất ưu đãi...

Về chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

- Cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng hỗ trợ các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ nhiều sản phẩm đối với các cơ sở, doanh nghiệp đó thông qua sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu.

- Chính sách lưu thông hàng hoá để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngành trồng trọt cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng: Xác định vai trò của nhà nước trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Nhà nước cần có sự định hướng hình thành và xây dựng mạng lưới các kênh đảm bảo cả đầu vào và đầu ra cho sự phát triển của ngành.

- Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức thương mại nhà nước đối với tiêu thụ sản phẩm.

- Để tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ngành trồng trọt, các chính sách phát triển thị trường cần tập trung vào một số vấn đề sau: (1) Hỗ trợ về thông

tin thị trường. (2) Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu thị trường để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. (3) Các cấp chính quyền ở tỉnh và Bộ Thương mại cần có trách nhiệm rõ ràng trong việc hỗ trợ phát triển thị trường sản phẩm.

- Hoàn thiện chính sách xuất khẩu cho các mặt hàng ngành trồng trọt. Về chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động

Để đảm bảo lao động đủ chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngành trồng trọt cần ban hành một số chính sách nhằm:

- Tăng cường mở các lớp dạy nghề nông nghiệp ở cấp xã nhằm giúp cho tấy cả các hộ nông dân đều được tiếp cận, tham gia các khóa tập huấn, đào tạo nghề nông nghiệp.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt; Bố trí kinh phí thực hiện các mô hình và nhân rộng về cây, con có giá trị kinh tế cao trong sản xuất; Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón cho nông dân phát triển kinh tế.

- Phối hợp với các Trường, Viện, trung tâm trong việc mở các lớp tập huấn, trong việc mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, thực hiện các mô hình trình diễn, kết hợp việc tổ chức tham quan mô hình.. nhân rộng sản xuất, có chính sách phù hợp đối với việc phối hợp, liên kết này.

- Lồng ghép chương trình đầu tư với chương trình tập huấn, đào tạo nghề cho các hộ nông dân.

- Khuyến khích thành lập các trung tâm dạy nghề cho các hộ nông dân. Xây dựng khung khổ pháp lý khuyến khích các tổ chức hay cá nhân có khả năng dạy nghề mở các hình thức đào tạo linh hoạt.

- Đối với cán bộ: Cử đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, đãi ngộ cán bộ chuyên môn ngành trồng trọt đi học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 104 - 107)