Thực trạng phát triển kinh tế ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 74)

4.2.1. Tổ chức kinh tế

Các tổ chức kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đối với các ngành kinh tế, nhất là đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn (nơi ngành nông nghiệp là ngành đóng góp chủ yếu cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy chỉ có 2 hình thức tổ chức kinh tế, đó là hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp, hiện ở địa bàn không có các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (đây là một khó khăn, hạn chế cho phát triển kinh tế nhất là đối với các hộ nông dân).

4.2.1.1. Hộ

Trong sản xuất nông nghiệp hộ nông dân là đơn vị kinh tế quan trọng, nhất là trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Ở địa bàn nghiên cứu đây cũng là đơn vị kinh tế quan trọng, chủ yếu (loại hình trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp chưa có). Điều đó cho thấy kinh tê hộ ngành trồng trọt là nhân tố rất

quan trọng ở địa bàn, đóng góp quan trọng vào phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, cũng như phát triển kinh tế - xã hội nói chung ở địa phương trong việc nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm.

Thực tế qua khảo sát điều tra đối với các hộ sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy: tuy hộ nông dân có vị trí quan trọng, nhưng điều kiện và nguồn lực cho phát triển còn rất hạn chế (trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế; nguồn lực đất đai và vốn ít chưa đủ yêu cầu; trang thiết bị còn thô sơ,...), chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế hộ trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn.

Đối với các hộ sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp ở địa bàn có xu hướng phát triển tương đối ổn định (số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2014 là 9044 hộ, đến năm 2016 là 9148 hộ, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 5,7%). Đối với hộ sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt (cụ thể khảo sát và thống kê đối với các hộ trồng lúa, ngô, mía – cây trồng chủ yếu ở địa bàn) cho thấy số hộ trồng lúa và ngô cũng khá ổn định, tăng nhẹ qua các năm; các hộ trồng mía mấy năm gần dây do biến động về giá thu mua mía nên cũng bị giảm sút (số hộ trồng lúa năm 2014 là 8742 hộ tăng lên 8790 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 2,7%; số hộ trồng ngô năm 2014 là 8760 hộ tăng lên 8804 hộ năm 2016, tốc độ tăng bình quân là 2,5%; số hộ trồng mía năm 2014 là 2706 hộ năm 2016 còn 1999 hộ năm 2016, tốc độ giảm bình quân là 15%).

Về phát triển các cây trồng của các hộ ngành trồng trọt ở địa bàn chủ yếu theo hình thức kết hợp trồng lúa và ngô, hay có hộ trồng cả lúa, ngô và mía, 100% các hộ phát triển theo hình thức hộ kiêm không có hình thức hộ chuyên. Nhìn chung, các hộ sản xuất ngành trồng trọt ở địa bàn mang lại kết quả và hiệu quả, nâng cao thu nhập cho các hộ, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Kết quả khảo sát điều tra ở địa bàn chọn mẫu điều tra cũng cho thấy đặc điểm tương đồng như trên địa bàn huyện.

Bảng 4.3. Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của huyện Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq *Tổng số hộ SXNN Hộ 9.044 9.102 9.148 100,64 100,51 100,57 1.Phân theo ngành Hộ - Hộ trồng lúa Hộ 8.742 8.758 8.790 100,18 100,37 100,27 - Hộ trồng ngô Hộ 8.760 8.773 8.804 100,15 100,35 100,25 - Hộ trồng mía Hộ 2.706 2.263 1.999 83,63 88,33 85,98 2.Loại hình - Hộ kiêm % 100 100 100 - Hộ chuyên % 0 0 0

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

Bảng 4.4. Tình hình phát triển loại hình hộ trồng trọt của địa bàn nghiên cứu

Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq

Phân theo ngành Hộ

- Hộ trồng lúa (xã Phi Hải) Hộ 835 835 836 100,00 100,12 100,06

- Hộ trồng ngô (xã Tự Do) Hộ 657 659 662 100,30 100,46 100,38

- Hộ trồng mía (xã Hạnh Phúc) Hộ 609 585 559 96,06 95,56 95,81

Loại hình

- Hộ kiêm % 100 100 100

- Hộ chuyên %

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

4.2.1.2. Doanh nghiệp

Vai trò của doanh nghiệp có vai trò ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh nói chung, nhất là đối với sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là giúp cho các hộ nông dân trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, thuốc trừ sâu; cũng như giúp hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thực tế cho thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp ở địa bàn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn: Các doanh nghiệp ở địa bàn bao gồm: Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng, công ty cổ phần Khánh Hạ, công ty cổ phần thuốc lá Cao Bằng, công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Cao Bằng, công ty cổ phần giống cây trồng Cao Bằng, công ty thương mại Quảng Hòa, công ty TNHH thương mại dịch vụ Quyết Thắng, công ty TNHH nông lâm nghiệp Hà Quảng Cao Bằng, Công ty dịch vụ thương mại xuất nhập khẩu Hùng Dũng.

Tổng số doanh nghiệp ở địa bàn năm 2014 là 8 doanh nghiệp, đến năm 2016 là 9 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh giống, 1 doanh nghiệp kinh doanh phân bón, và 6 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp. Trong 9 doanh nghiệp đó có 5 doanh nghiệp là doanh nghiệp cổ phần, 2 doanh nghiệp tư nhân, 2 doanh nghiệp TNHH. Như vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp ở địa bàn là khá đa dạng, về cơ bản đáp ứng bước đầu các nhu cầu các yếu tố đầu vào cho các hộ nông dân tham gia sản xuất ngành trồng trọt ở địa bàn.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn đều là loại hình doanh nghiệp nhỏ, vốn cũng như các nguồn lực còn hạn chế do vậy ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, cung ứng sản phẩm phục vụ sản xuất cho các hộ nông dân và rất cần sự hỗ trợ từ các cấp các ngành cho sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn.

Bảng 4.5. Tình hình phát triển loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

ĐVT: số DN

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq

* Tổng số doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

1.Phân theo quy mô 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Lớn - Trung bình - Vừa và nhỏ 8 9 9 112,50 100,00 106,25 2.Phân theo lĩnh vực SXKD 8 9 9 112,50 100,00 106,25 - Giống 2 2 2 100,00 100,00 100,00 - Phân bón 1 1 1 100,00 100,00 100,00 - Tổng hợp 5 6 6 120,00 100,00 110,00

3.Loại hình doanh nghiệp 8 9 9 112,50 100,00 106,25

- Nhà nước

- Cổ phần 5 5 5 100,00 100,00 100,00

- Tư nhân 1 2 2 200,00 100,00 150,00

- TNHH 2 2 2 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)

4.2.2. Mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế

Sự phát triển kinh tế các ngành, cụ thể là phát triển kinh tế ngành trồng trọt phụ thuộc một phần vào các mô hình sản xuất của các tổ chức kinh tế của ngành. Ở địa bàn nghiên cứu có 2 tác nhân chủ yếu tham gia vào phát triển kinh tế ngành trồng trọt đó là kinh tế hộ nông dân và doanh nghiệp (hiện địa bàn không có sự tham gia của trang trại và HTX).

Đối với kinh tế hộ nông dân cụ thể trong phát triển các cây trồng chủ yếu ở địa bàn (lúa, ngô, mía) việc tổ chức sản xuất kinh doanh cụ thể: các hộ hầu hết (100%) là các hộ kiêm (cụ thể: có hình thức kết hợp giữa cây lúa và cây ngô, hay kết hợp giữa cây lúa, ngô và mía). Đối với các hộ trồng mía có sự phối hợp, liên kết khá chặt chẽ với các doanh nghiệp trong các khâu sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, sản xuất của các hộ khá ổn định, tuy nhiên hầu hết các hộ có quy mô, nguồn lực sản xuất còn hạn chế, chủ yếu sản xuất ra đáp ứng cho tiêu dùng tại địa bàn.

Hình 4.1. Cánh đồng lúa xã Quảng Hưng

Hình 4.3. Thu hoạch ngô ở huyện Quảng Uyên

Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp ở địa bàn cũng có sự phát triển ổn định những năm qua, với sự tham gia của 9 doanh nghiệp các lĩnh vực kinh doanh phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt. Tuy nhiên, hầu hết (100%) là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nguồn lực còn rất hạn chế nên khả năng cung ứng các yếu tổ nhất là các yếu tổ đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa đáp ứng yếu cầu đặt ra.

4.2.3. Phát triển các điều kiện kinh tế Thị trường cung ứng nguyên vật liệu Thị trường cung ứng nguyên vật liệu

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh nói chung, phát triển sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt nói riêng có ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả, chất lượng đầu ra của ngành.

Đối với ngành trồng trọt ở địa bàn việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng những năm qua có sự quan tâm đầu tư phát triển:

- Về khâu giống: bên cạnh các doanh nghiệp kinh doanh ở địa bàn, chính quyền, các cấp các ngành đã có sự quan tâm, chủ động trong việc phối hợp, hợp tác với các cơ quan, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao về giống để đưa giống, giống mới về địa phương giúp các hộ nông dân nguồn giống tốt, tuy nhiên tập quán truyền thống cùng với trình độ nhận thức còn hạn chế của người dân là các yếu tố cản trở cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học này vào thực tế sản xuất.

- Về phân bón: cùng với sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh phân bón ở địa bàn, cũng như các cửa hàng đại lý của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón tham gia thị trường ở đây nên việc cung ứng phân bón cho các

hộ nông dân ngành trồng trọt khá tốt, tuy nhiên việc quản lý chất lượng và giá bán là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành ở địa phương, nhất là các cơ quan chuyên môn.

- Về thuốc phòng trừ sâu bệnh: thị trường thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng khá phong phú, về cơ bản giúp cho các hộ nông dân ngành trồng trọt phòng trừ khá hiệu quả sâu bệnh đối với các cây trồng. Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng thuốc và giá bán cũng là vấn đề cần quan tâm hơn nữa từ các cơ quan chuyên môn.

Phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng trong mọi quá trình sản xuất sản phẩm, vì vậy việc đầu tư và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt (giống, chăm sóc, bảo quản chế biến,…) giúp nâng cao kết quả hiệu quả sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Thực tế cho thấy phát triển khoa học kỹ thuật trong các khâu nội dung của phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn còn rất nhiều hạn chế (hầu như mới bước đầu mới chủ yếu là về giống, cũng như một số nội dung về chăm sóc cây trồng). Những năm qua, với khó khăn nhất định từ địa phương nên Phòng nông nghiệp mới chủ yếu thực hiên việc chuyển giao, đưa một số giống cây trồng về địa phương cho bà con nông dân, bên cạnh đó là việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao, phổ biến khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc các cây trồng, nhưng kết quả và hiệu quả chưa thực sự cao, trình độ nhận thức của các hộ nông dân còn thấp nên cũng là cản trở khó khăn cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân ngành trồng trọt ở địa bàn.

Vốn và phát triển thị trường vốn

Vốn, đầu tư vốn cho sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển sản xuất. Có vốn thì quy mô sản xuất được mở rộng, khả năng đưa công nghệ vào quá trình sản xuất tăng lên.

Xét về mặt tổng thể thì quy mô vốn cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, kể cả các hộ sản xuất khá giỏi cũng như doanh nghiệp đầu tư ở địa bàn. Nguồn vốn sản xuất còn hạn chế là một trở ngại lớn khiến cho các hộ sản xuất cũng như doanh nghiệp chưa thể tiến hành mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn, chưa đầu tư

nhiều cho các hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Bảng 4.6. Tình hình đầu tư vốn cho phát triển trồng trọt

ĐVT: Tr.đ

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq - Vốn đầu tư bình quân/hộ 39,84 41,64 41,96 104,52 100,77 102,64 - Vốn đầu tư bình

quân/DN 21.009,00 21.163,80 21.358,50 100,74 100,92 100,83 - Vốn Nhà nước hỗ trợ 3.580,94 5.301,92 6.888,20 148,06 129,92 138,99

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016) Thực tế phát triển kinh tế ngành trồng trọt của các tác nhân cho thấy: - Đối với hộ nông dân (là đối tượng chủ yếu, trực tiếp sản xuất) đã có sự đầu tư phát triển khá ổn định (có tăng, nhưng mức độ tăng còn ít), mức đầu tư vốn bình quân của hộ năm 2014 đạt 39,84 triệu đồng tăng lên 41,96 triệu đồng năm 2016. Điều này cho thấy, kinh tế hộ nông dân ở địa bàn còn nhiều khó khăn, do vậy hộ chưa đủ khả năng để đầu tư và đầu tư mở rộng thêm cho sản xuất của mình.

- Đối với doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp ở địa bàn, đến nay mới có 9 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh nông nghiệp và tất cả đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh cung ứng giống, 1 doanh nghiệp lĩnh vực phân bón và 6 doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp), các doanh nghiệp đó có nguồn vốn rất hạn chế, do vậy mức đầu tư bình quân trên doanh nghiệp mới chỉ đạt 21.358 triệu đồng, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ngành trồng trọt cho địa bàn.

- Chính vì hộ nông dân và doanh nghiệp hoạt động đầu tư còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, do vậy để duy trì thúc đây sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn Nhà nước những năm qua đã có đầu tư hỗ trợ, mức đầu tư qua các năm qua đêu tăng (năm 2014 là 3.580 triệu đồng tăng lên 6.888 triệu đồng năm 2016). Điều đó thể hiện sự quan tâm rất lớn của chính quyền các cấp cho sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn (tuy điều kiện địa phương còn nhiều khó khăn cần đầu tư phát triển mọi mặt).

- Nguồn nhân lực

Qua điều tra về tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ nông dân ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy:

- Về nhân khẩu: Có sự giảm dần nhân khẩu theo quy mô hộ sản xuất. Các hộ sản xuất quy mô lớn phần lớn đều có điều kiện về lực lượng nhân khẩu, lao động trong gia đình, cùng trợ giúp nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Về lao động: Số lượng lao động của hộ nông dân ngành trồng trọt tăng dần theo quy mô sản xuất của hộ. Do đặc tính của ngành cần nhiều lao động. Bên cạnh đó các hộ ngoài trồng trọt còn sản xuất thêm các sản phẩm, ngành nghề khác, do vậy lực lượng lao động của các hộ nông dân có đặc điểm tăng theo quy mô của các hộ, bên cạnh đó đối với các hộ sản xuất theo quy mô lớn hơn họ thuê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 74)