Nội dung phát triển kinh tế ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 44)

2.1.4.1. Phát triển các tổ chức kinh tế trong ngành trồng trọt

Trong lịch sử hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành trồng trọt thì hình thức phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay, bên cạnh hình thức này, một số hình thức khác đã ra đời và phát triển. Các hình thức chủ yếu là: tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Những hình thức này, tồn tại và có tác động hỗ trợ lẫn nhau trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường.

Phát triển kinh tế hộ

Hộ gia đình vừa là một đơn vị sản xuất, 1 đơn vị kinh tế trong ngành trồng trọt. Trong kinh tế hộ thì các thành viên trong gia đình đều có chung một cơ sở kinh tế, có chung sự sở hữu đối với tài sản dùng chung cho sinh hoạt và đối với tư liệu sản xuất (như công cụ, đất đai, nhà xưởng). Lao động làm việc trong phạm vi gia đình với mục đích không hoàn toàn để lấy tiền công mà là để đóng góp phần mình vào sản lượng chung của gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình đều có trách nhiệm đối với cơ sở kinh tế ấy và làm cho nó tăng dần lên bằng lao động của mình. Thành quả lao động chung của gia đình thể hiện qua tổng số thu nhập đều được tiêu dùng chung. Gia đình cũng là đơn vị tự tổ chức lao động. Ở

đó người chủ đồng thời là người thợ giỏi, nắm quyền quản lý, quyết định và điều hành mọi công việc, từ phân công lao động cho đến phân phối thu nhập.

Hình thức hộ gia đình đã thể hiện nhiều ưu điểm, đó là việc có thể huy động và sử dụng mọi thành viên trong gia đình tham gia vào các công vào các công việc khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh, tận dụng được thời gian lao động và mặt bằng. Việc thực hiện sản xuất kinh doanh chủ yếu được diễn ra trong gia đình bằng hình thức phụ việc, vừa học vừa làm. Với quy mô lao động nhỏ người chủ gia đình có thể xem xét và điều hành công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng, đồng thời cho phép người lao động tính toán kết quả công việc hàng ngày, do đó sẽ kích thích họ làm việc 1 cách có hiệu quả hơn. Hình thức tổ chức lao động gia đình còn thể hiện sự linh hoạt, bởi vì nó dựa trên sự phân công và hiệp tác hoàn toàn tự nguyện của các thành viên trong gia đình, nó kết hợp được sự phân công theo giới tính, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và tính chất công việc.

Phát triển hợp tác xã

Sự phát triển của hợp tác xã trải qua các giai đoạn khác nhau: Trước đây trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, hợp tác xã nông nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu ở nông thôn Việt Nam. Hợp tác xã nông nghiệp được thiết lập trên cơ sở tập thể hoá tư liệu sản xuất, xoá bỏ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của người nông dân, thiết lập phương thức sản xuất tập thể. Người nông dân ngoài xã viên hợp tác thực chất là người người làm công qua hình thức công điểm của hợp tác xã. Phương thức phân phối này mang nặng tính bình quân, bao cấp và công bằng giả tạo. Mặc dù về nguyên tắc, chế độ phân phối được quy định là theo hoạt động nhưng thực chất là chế độ phân phối trong hợp tác xã là theo công điểm và định suất dựa trên hệ thống định mức lao động không cơ sở khoa học, cơ bản mang tính chủ quan. Vì vậy, phương thức này đã triệt tiêu động lực của xã viên và không có tác dụng kích thích sản xuất. Đối với sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt trong bối cảnh hiện nay, trước sự hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hợp tác xã cũng cần có sự thay đổi, góp phân hỗ trợ thúc đẩy cho sự phát triển của ngành trồng trọt.

Phát triển các loại hình doanh nghiệp

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay doanh nghiệp là cơ sở, là một trong những động lực quyết định tốc độ và chất

lượng của phát triển. Nguyên lý này có ý nghĩa đối với phát triển doanh nghiệp gắn với kinh tế nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn cần thiết trong chiến lược phát triển.

Doanh nghiệp có vị trí quan trọng đối với việc giải quyết một số bài toán trong phát triển (nhất là kinh tế nông nghiệp, nông thôn) của các địa phương bởi lẽ:

Thứ nhất, phát triển doanh nghiệp giúp giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội;

Thứ hai, sự phát triển doanh nghiệp tạo ra sự chuyển dịch lao động từ các khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn;

Thứ ba, doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế; Thứ tư, phát triển doanh nghiệp là nhân tố quyết định đến sự ổn định và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... ở nông thôn.

Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, đây là những loại hình tổ chức kinh doanh trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Hình thức tổ chức này được phát triển góp phần hỗ trợ giúp cho hình thức tổ chức kinh tế hộ phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hình thức tổ chức này giúp giải quyết tốt về các khâu như giồng, phân bón, thuốc trừ sâu, tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp sản xuất ra, nâng cao kết quả và hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt.

Phát triển tổ hợp tác sản xuất

Hình thức hợp tác, liên kết tự nguyện một số hộ gia đình với nhau để cùng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó cũng là một trong các hình thức tổ chức trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt. Sự hợp tác là phương thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế, là cơ sở tạo ra sức sản xuất xã hội của lao động. Thực tế cũng cho thấy, trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp một số công việc cần sự hợp tác và chính vì vậy tổ hợp tác sản xuất phát triển là nhu cầu tất yếu. Sự hợp tác đó thể hiện nhiều khía cạnh như: về vốn, về kỹ thuật và đổi mới công nghệ, về khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường, … Các hộ gia đình hợp tác với nhau trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi. Sự hợp tác (hay liên

kết) kinh tế này đã tạo ra sự tương hỗ lẫn nhau trong việc thực hiện các khâu của quá trình sản xuất. Nó vừa đảm bảo được tính độc lập của các hộ gia đình trong sản xuất kinh doanh, vừa tạo điều kiện tăng thêm sức mạnh của hộ gia đình trong việc tổ chức tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trong hình thức hợp tác này, các mối liên kết rất lỏng lẻo không cố định, không có tình chất cụ thể. Đó là hình thức hợp tác mà chỉ có sự thoả thuận bằng miệng trực tiếp giữa các hộ gia đình, không cần giấy tờ văn bản hay bất kỳ một loại hợp đồng nào. 2.1.4.2. Phát triển mô hình kinh tế trong ngành trồng trọt

Mô hình là một khái niệm rộng, tùy từng trường hợp cụ thể mà có quan niệm mô hình theo cách khác nhau. Mô hình kinh tế trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt cũng rất đa dạng, phong phú. Các mô hình kinh tế này là sự phối hợp của các tổ chức kinh tế trong ngành trồng trọt với các cách thức khác nhau hình thành nên các mô hình đó. Sự phát triển, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế trong ngành trồng trọt có ý nghĩa rất quan trọng, trước hết đó là về kinh tế, sau đó là các vấn đề về xã hội, môi trường.

Hiện nay ở khu vực nông thôn đang có rất nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp, các mô hình phổ biến và cơ bản sau:

- Hợp tác xã nông nghiệp

Từ mô hình hợp tác xã kiểu cũ hình thành trên cơ sở tập thể hóa tư liệu sản xuất, tập thể hóa lao động, tập thể hóa mọi hoạt động kinh tế, biến nông dân thành người làm thuê, làm công, bình công nói chung. Từ khi có chính sách giao quyền sử dung ruộng đất lâu dài về cho hộ nông dân (Nghị quyết 10 BCT 4/1988) lấy hộ là đơn vị sản xuất trong nông nghiệp, rồi thực hiện cơ chế thị trường thì mô hình hợp tác xã kiểu cũ không còn phù hợp. Nghị quyết số 13- NQ/TW của Hội nghị TW 5 (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Quốc hội đã ban hành Luật Hợp tác xã sửa đổi năm 2003 chúng ta tiến hành chuyển hợp tác xã nông nghiệp cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, bao gồm các nội dung: Kiểm kê, xử lý tài sản, công nợ của hợp tác xã cũ, đăng ký lại danh sách xã viên, xây dựng Điều lệ hợp tác xã, tổ chức lại hệ thống dịch vụ và bộ máy quản ký hợp tác xã nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2006 tới năm 2010 số hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới của ta trên phạm vi toàn quốc có 9 nghìn hợp tác xã (khoảng 7,7 triệu xã viên).

Đại đa số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ đã chuyển đổi theo mô hình này. Theo kết quả điều tra ở các tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định thì có tới 98-100% số hộ nông dân tham gia chuyển đổi từ hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới. Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới chủ yếu là loại hình hợp tác xã dịch vụ: khâu nào hộ xã viên làm riêng lẻ không hiệu quả thì hợp tác xã làm. Hợp tác xã làm các dịch vụ các khâu như: thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, khuyến nông, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, làm đất, bảo vệ nội đồng, cung ứng vật tư … thường mỗi hợp tác xã làm dịch vụ được 4-5 khâu.

Các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thành lập hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có khác là giải thể hợp tác xã nông nghiệp cũ thành lập hợp tác xã nông nghiệp mới hoàn toàn theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Nông dân tự nguyện góp vốn đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của hợp tác xã, gắn quyền lợi và trách nhiệm của từng hộ xã viên. Người sáng lập có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ kinh doanh trở thành cán bộ quản lý hợp tác xã, năng động, sáng tạo, thích ứng được cơ chế thị trường nên làm ăn có hiệu quả. Nhưng hạn chế cơ bản là số người tham gia lao động trong hợp tác xã quá ít: Đông Nam bộ bình quân 36 người /HTX, Đồng bằng sông Cửu Long bình quân 15 người/HTX, số hộ nông dân nghèo tham gia ít, số lượng hợp tác xã trong vùng cũng thấp, chứng tỏ sức hấp dẫn theo mô hình này không cao.

Cách chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ sang hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới vẫn mang nặng tính hình thức: tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế lợi ích, không có sự thay đổi căn bản, chưa tạo được động lực phát triển mới để gắn lợi ích của các hộ xã viên và người quản lý. Hộ tham gia hợp tác xã theo cách “đánh trống ghi tên” nên họ không góp vốn hoặc có góp thì góp chiếu lệ từ 30.000-50.000 đồng một hộ và bản thân họ không có động lực kinh tế; hợp tác xã thì không có vốn để hoạt động (cán bộ quản lý ngồi chơi xơi nước), ruộng đất theo hộ vẫn manh mún, nhỏ lẻ không tập trung được, không tiến hành cơ khí hoá để nâng cao năng suất, không tiến hành thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, sinh học hoá, thị trường hóa v.v … không tạo ra được sản phẩm hàng hoá lớn để thích ứng với cơ chế thị trường và hội nhập.

- Tổ hợp tác:

Từ khi các hợp tác xã kiểu cũ giải thể, tan rã, loại hình tổ hợp tác (có nơi gọi là nhóm sở thích) trong nông nghiệp, nông thôn ra đời và ngày càng phát

triển mạnh mẽ, đa dạng, một loại hình kinh tế hợp tác đơn giản. Đó là các tổ, hội nghề nghiệp hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tự tham gia hoặc tự ra khỏi tổ, quản lý dân chủ, cùng có lợi. Mục đích là cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa lợi nhuận của mỗi thành viên. Loại hình tổ hợp tác không có điều lệ, không có tư cách pháp nhân, quan hệ ràng buộc với nhau được xây dựng trên cơ sở tình cảm, tập quán, truyền thống cộng đồng, không mang tính chất pháp lý (Đinh Văn Đãn, 2009).

Theo số liệu của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2005 cả nước có 93.648 tổ hợp tác, hàng năm tăng 4%, đến năm 2010 đạt 112 nghìn tổ hợp tác. Nhiều địa phương phát triển mạnh có hàng nghìn tới hàng chục nghìn tổ hợp tác (như Thanh Hóa 22.752 tổ, Hưng Yên 1.754 tổ, Quảng Bình 1.172 tổ, Nghệ An 2.000 tổ, Yên Bái 2.500 tổ…). Đặc biệt ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ hợp tác trở thành hình thức kinh tế tập thể chính của vùng, được coi là tổ chức có phương thức mưu sinh hiệu quả nhất, năng động nhất hiện nay.

Tổ hợp tác hình thành trên cơ sở địa phương không còn hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã kiểu mới được hình thành từ các tổ hợp tác và tổ hợp tác ra đời từ các hợp tác xã kiểu mới. Các loại hình chủ yếu là: Tổ hợp tác tưới tiêu, tổ hợp tác vay vốn, tổ hợp tác khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm, tổ hợp tác lao động, tổ hợp tác trong lĩnh vực trồng trọt, tổ hợp tác chăn nuôi, tổ hợp tác thủy sản, tổ hợp tác ngành nghề nông thôn, tổ hợp tác quản lý bảo vệ rừng…

Mô hình này là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hóa nó đã đóng góp rất quan trọng vào việc giải quyết giữa sản xuất nhỏ manh mún với sản xuất hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó là cơ sở để hình thành hợp tác xã kiểu mới, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp-hợp tác xã (hợp tác xã cổ phần), các hiệp hội trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tổ hợp tác là vệ tinh quan trọng làm cho sức sống hợp tác xã kiểu mới càng lớn mạnh.

Tổ hợp tác mang tính tự nguyện, tự chủ, tự quản, không cần phải ra đời hệ thống, ban bệ nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng, trung thực, không bị thất thoát tài sản, không tham nhũng….

Tổ hợp tác với sự thông thoáng về tổ chức, phong phú đa dạng ngành nghề, loại hình này trở thành phương thức mưu sinh bền vững cho những

người nông dân không những ở vùng đồng bằng mà còn cả ở vùng núi, vùng biển nơi có nền kinh tế phát triển còn thấp và trình độ sản xuất lạc hậu. Tuy nhiên cho tới nay Nhà nước chưa có một chế tài cụ thể cho tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn.

- Kinh tế trang trại:

Trước đổi mới, thành phần kinh tế trang trại không được chấp nhận, chỉ sau khoán 10, giao quyền sử dụng ruộng đất về cho hộ nông dân, khi kinh tế phát triển trong thời gian dài, dần dần hình thành kinh tế trang trại. Sau đổi mới với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 31 - 44)