Công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.3.3. Công tác quy hoạch

Quy hoạch diện tích trồng các cây trồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở huyện Quảng Uyên. Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài và quan trọng nhất, cần phải nhanh chóng thực hiện cho mục tiêu phát triển ngành trồng trọt ở địa bàn nhằm phát triển ổn định và bền vững. Lập quy hoạch diện tích gieo trồng ngành trồng trọt cần phải có các căn cứ cụ thể, những căn cứ đó phải phù hợp và gắn kết trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch của tỉnh như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020 để từ đó có hướng đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thực tế các quy hoạch này mới phác thảo các định hướng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, mới xác định diện tích (quỹ đất). thời gian tới, địa phương cần quan tâm khẩn trương trích nguồn ngân sách nhà nước để thuê các đơn vị tư vấn khảo sát diện tích chi tiết từ đó lập quy hoạch diện tích trồng cho từng loại cây trồng cho từng huyện, từng vùng cụ thể.

Thực tế cho thấy: Sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn luôn được địa phương quan tâm, quy hoạch cho phát triển ngành. Những năm qua địa phương có thực hiện những quy hoạch như:

- Năm 2011, huyện quy hoạch về phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011- 2020, trong đó có quy hoạch về phát triển lĩnh vực ngành trồng trọt.

- Huyện ủy có Nghị quyết số 05-NQ/HU, ngày 14/7/2011 về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2011-2015: Trong đó xác định hướng phát triển 04 cây trồng chính để phát triển thành hàng hóa đó là cây mía (diện tích 1000ha), cây sắn cao sản (diện tích 500ha), cây thuốc lá (diện tích 200ha), cây lạc (diện tích 300ha). Kết quả cây mía đạt nguyên liệu, năm 2015 diện tích 1.096 ha, sản lượng 62.099 tấn; Cây sắn nguyên liệu, năm 2015 diện tích 306 ha, sản lượng 4.722 tấn;

cây thuốc lá, năm 2014, diện tích đạt 133,2 ha; Cây lạc đạt thấp.

- Huyện ủy có Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 14/7/2011 về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2020. Xác định hướng phát triển 04 cây trồng chính để phát triển thành hàng hóa đó là cây mía nguyên liệu (diện tích 1200-1400ha), cây sắn nguyên liệu (diện tích 400-500ha), cây thuốc lá (diện tích 200-300ha), cây dược liệu (diện tích 300ha).

Như vậy, có thể thấy rằng công tác quy hoạch phát triển ngành trồng trọt đã được quan tâm. Tuy nhiên, việc quy hoạch đó còn chưa được cụ thể và đồng bộ nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển của ngành (chẳng hạn như quy hoạch phát triển ngành cần quan tâm đồng bộ với quy hoạch giao thông, thị trường...). 4.3.4. Nguồn lực

4.3.4.1. Vốn

Vốn là điều kiện tiền đề và hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Khả năng đáp ứng về vốn của người nông dân trên địa bàn còn thấp do đa phần người lao động là sản xuất nông nghiệp, tuy mấy năm trở lại đây đời sống người dân trên địa bàn đã có những khởi sắc nhất định song vốn tích lũy lại còn thấp chỉ đủ cho sinh hoạt gia đình, chưa có đủ vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Có thể thấy rằng vốn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất kinh doanh của người dân ở địa bàn, nhất là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt.

Qua điều tra 90 hộ, hầu hết các hộ đều cho rằng thiếu vốn, vốn có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt của các hộ nông dân ở địa bàn (những tác nhân chính trong phát triển kinh tế ngành trồng trọt), không có vốn họ không thể đâu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất, nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Có thể thấy rằng, do nguồn vốn có hạn nên bản thân các hộ hạn hẹp trong đầu tư cho sản xuất trồng trọt (số vốn đầu tư hầu như tăng rất ít), bên cạnh đó việc hỗ trợ của các cấp các ngành cho phát triển ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa đủ, đáp ứng yêu cầu phát triển. Do vậy, sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn còn chưa thực sự tốt, chưa khai thác hết tiềm năng.

4.3.4.2. Nguồn nhân lực

Nguồn nhận lực là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh nói chung, cụ thể là đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn.

Thực tế cho thấy nguồn nhân lực ở đây là các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn liên quan phát triển ngành trồng trọt, các hộ nông dân và cán bộ doanh nghiệp ngành nông nghiệp ở địa bàn. Số liệu thống kê và điều tra khảo sát về nguồn nhân lực ở địa bàn cho thấy:

Bảng 4.17. Trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn cho phát triển kinh tế ngành trồng trọt ĐVT: người Chỉ tiêu Năm So sánh 2014 2015 2016 15/14 16/15 Bq 1.Cán bộ quản lý 5 5 4 100,00 80,00 90,00 Trình độ học vấn (12/12) 5 5 4 100,00 80,00 90,00 Trình độ chuyên môn 5 5 4 100,00 80,00 90,00 Đại học 5 5 4 100,00 80,00 90,00 Cao đẳng 0 0 0 Trung cấp 0 0 0 2.Cán bộ chuyên môn 15 15 15 100,00 100,00 100,00 Trình độ học vấn (12/12) 15 15 15 100,00 100,00 100,00 Trình độ chuyên môn 15 15 15 100,00 100,00 100,00 Đại học 14 14 15 100,00 110,00 105,00 Cao đẳng 0 0 0 Trung cấp 1 1 0 100,00 - 50,00

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng 2016 - Đối với cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn (Phòng nông nghiệp, khuyến nông, bảo vệ thực vật) bao gồm 15 cán bộ và đều có trình độ đại học (trước chỉ có 1 cán bộ chuyên môn ở trình độ trung cấp, nay cũng đã đi học nâng cao trình độ). Số lượng cán bộ quản lý là 4 và đều có trình độ đại học, điều đó cho thấy trình độ cán bộ quản lý và chuyên môn ở địa bàn về cơ bản đáp ứng yêu cầu, tuy nhiên với địa bàn rộng, đi lại khó khăn như vùng miền núi này thì việc thực thi, chỉ đạo các công việc cho phát triển ngành trồng trọt đến tận người nông dân ở các địa bàn là một khó khăn lớn, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả triển khai các chương trình, dự án đầu tư, phát triển của ngành trồng trọt.

Bảng 4.18. Trình độ nhận thức của chủ hộ nông dân ĐVT: % Chỉ tiêu 1. Giới tính Nam 87,12 Nữ 12,88 2. Tuổi 47 3. Trình độ Cấp 1 34,20 Cấp 2 56,54 Cấp 3 9,26

3. Hiểu biết của chủ hộ về trồng trọt

Tốt 5,60

Trung bình 78,32

Kém 6,18

Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ nông dân

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) Số hộ CC(%) 1.Số hộ tham gia tập huấn 20 80,00 30 85,71 24 80,00

2. Số hộ không tham gia 5 20,00 5 14,29 6 20,00

3.Đánh giá của người dân về

Chương trình tập huấn 25 100,00 35 100,00 30 100,00

- Cần thiết 18 72,00 32 91,43 28 93,67

- Bình thường 7 28,00 3 8,57 2 6,33

4.Đánh giá của người dân về

nội dung tập huấn 20 100,00 30 100,00 24 100,00

- Phù hợp 15 75,00 26 80,00 20 83,33

- Bình thường 5 25,00 4 20,00 4 16,67

Tổng 25 100,00 35 100,00 30 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2016) (nhóm 1,2,3 là quy mô lớn, trung bình, nhỏ) - Đối với các chủ hộ thì trình độ văn hóa của họ hầu hết chỉ là hết cấp 1 và cấp 2, chỉ có khoảng 9% là cấp 3 là những hộ nông dân trẻ gần đây. Trình độ văn hóa của các chủ hộ còn thấp là một trong các nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến nhận thức, hiểu biết của họ về phát triển kinh tế ngành trồng trọt, cũng như việc học hỏi

ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua khảo sát cho thấy mới chỉ có khoảng 6% chủ hộ có nhận thức tốt về phát triển ngành trồng trọt, việc nhận thức hiểu biết về nội dung tập huấn còn hạn chế (nhận thức về sự cần thiết, phù hợp của nội dung, chương trình tập huấn đến phát triển ngành trồng trọt mà cụ thể là đối với phát triển trồng trọt của chính bản thân các hộ nông dân ở địa bàn).

Việc tập huấn, đào tạo về phát triển các cây trồng ở địa bàn cũng được các cấp, các ngành ở địa phương quan tâm thường xuyên. Các hộ cũng tham gia khá tốt (khoảng trên 80%), các hộ cũng đánh giá khá tốt về chương trình đào tạo và tập huấn của huyện. Tuy nhiên, do nhận thức và hiểu biết của người dân còn hạn chế, cũng như thói quen khó thay đổi nên việc áp dụng các kiến thức, kỹ thuật mới vào sản xuất cũng chưa như mong muốn.

4.3.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Các cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn, cơ sở hạ tầng và công nghệ còn kém làm cho sản xuất khó khăn, tăng chi phí và giảm hiệu quả của sản xuất kinh doanh của ngành, bên cạnh đó sản phẩm sản xuất ra khó khăn trong tiêu thụ. Cụ thể:

- Về giao thông: Trong năm gần đây địa phương cũng đã có nhiều dự án

đầu tư nâng cấp, tu bổ, sửa chữa hệ thống giao thông. Do vậy, bước đầu bộ mặt giao thông nông thôn ở địa bàn đã được cải thiện đáng kể so với trước kia, tuy nhiên cò chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển, nhất là đối với địa bàn xa trung tâm.

- Điện sản xuất: hệ thống lưới điện của địa phương không ngừng được đầu

tư, nâng cấp, cải tạo về cơ bàn đáp ứng nhu cầu sản xuất, qua đó phần nào giúp người dân có điện phục vụ cho sản xuất cũng như qua đó xem tin tức, thông tin phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt thông qua các chương trình khuyến nông, phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Về trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất: có thể thấy rằng các trang bị công nghệ phục vụ cho sản xuất của ngành trồng trọt ở địa bàn còn rất hạn chế, chủ yếu, hầu hết các hộ nông dân sản xuất với trang bị thô sơ, lạc hậu; các trang thiết bị của ngành nông nghiệp ở các đơn vị cũng còn rất hạn chế. Điều đó cho thấy việc đầu tư các trang bị công nghệ cho phát triển của ngành trồng trọt, việc tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ cho hộ nông dân cần quan tâm, trước mắt đó là các hộ nông dân làm ăn khá giỏi ở địa bàn.

4.3.5. Thị trường tiêu thụ

Có thể nói rằng thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự phát triển của sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nói riêng. Bản thân các hộ nông dân ở địa bàn lại sống chủ yếu phụ thuộc vào ngành trồng trọt, do vậy, việc tiêu thụ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ở đây.

Bảng 4.20. Khả năng tiêu thụ nông sản ở huyện Quảng Uyên

Tiêu chí Ý kiến Tỷ lệ (%)

- Dễ bán vì nhiều nhà cùng sản xuất, bán cùng nhau 20 22,23 - Dễ bán vì nhu cầu ăn uống ngày càng tăng 60 66,67 - Khó bán vì nhiều nhà sản xuất dẫn đến giá thấp 5 5,55 - Khó bán vì chất lượng nông sản ngày càng giảm 5 5,55

Tổng 90 100

Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra Qua tình tình tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ yếu như lúa, ngô, mía ở địa bàn cho thấy việc tiêu thụ khá ổn định. Tuy nhiện, các thị trường tiêu thụ còn hạn chế (chủ yếu tiêu thụ ở địa bàn, phần nhỏ tiêu thụ mới ở Trung Quốc và vùng phụ cận). Như vậy, có thể thấy rằng các cấp chính quyền, ban ngành địa phương cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cho người nông dân. Bên cạnh đó cũng thấy nổi lên vấn đề đó là gia bán sản phẩm của ngành trồng trọt của các hộ nông dân bị giảm sút. Điều đó cho thấy việc dự báo, công tác thông tin giá cả thị trường, cũng như đa dạng hóa thị trường cần quan tâm thực hiện. Việc giảm bớt các khâu trung gian trong tiêu thụ cũng cần xem xét để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân.

Khảo sát về khả năng tiêu thụ nông sản của các hộ nông dân sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt ở địa bàn cho thấy đánh giá của hộ sản xuất về khả năng tiêu thụ sản phẩm của họ. Với 66,67% ý kiến của chủ hộ cho rằng các sản phẩm nông sản của họ dễ bán vì nhu cầu ăn uống và sử dụng nông sản là thiết yếu. Cho thấy thị trường phát triển nông nghiệp ở địa bàn đang càng ngày càng phát triển và có thị trường tiêu thụ tiềm năng, vậy nên số hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp đang ngày càng tăng.

4.3.6. Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành

phương những năm qua có sự quan tâm đến rất nhiều mặt của quá trình sản xuất trồng trọt của hộ nông dân. Chính vì vậy, phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn cũng được ổn định, bước đầu phát triển, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là những lúc nông nhàn.

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp các ngành cho các hộ nông dân sản xuất ngành trồng trọt có ý nghĩa vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành trồng trọt, nhất là đối với đặc thù trình độ văn hóa, nhận thức hiểu biết của người dân (chủ yếu là người dân tộc thiểu số) còn rất hạn chế. Thực tế những năm qua sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp các ngành chủ yếu mới thông qua hỗ trợ về giống, công tác thủy lợi, tập huấn. Điều đó cho thấy sự cố gắng bước đầu của các cấp các ngành địa phương trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời gian tới các cấp các ngành nên tập trung nhiều hơn vào việc phổ biến về các tiến bộ khoa học công nghệ, công tác thông tin tuyên truyền cũng cần quan tâm thường xuyên hơn, qua đó giúp người dân nâng cao trình độ, nhận thức về phát triển kinh tế ngành trồng trọt

4.3.7. Một số yếu tố khác

Ngoài các yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế ngành trồng trọt, qua nghiên cứu còn nhận thấy nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt ở địa bàn nghiên cứu. Cụ thể như yếu tố thời tiết khí hậu còn khắc nghiệt ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, sự thiếu đa dạng đặc thù của sản phẩm ngành, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, tính liên kết của các tác nhân cũng như liên kết giữa các vùng còn rất hạn chế và thiếu tính bền vững. Những yếu tố ảnh hưởng đó gây trở ngại, khó khăn cho phát triển kinh tế ngành ở địa bàn.

Các yếu tố ảnh hưởng đó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế ngành trồng trọt đều cần được xem xét và cân nhắc, kịp thời tháo gỡ các khó khăn cho người dân để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, nhằm phát triển kinh tế ngành trồng trọt theo hướng hiệu quả, bền vững, nâng cao mức sống của người dân.

4.4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG UYÊN

4.4.1. Hoàn thiện chính sách, quy định đối với phát triển kinh tế ngành trồng trọt trọt

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế ngành trồng trọt có sự phát triển, tuy nhiện vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế. Do vậy, việc hoàn thiện các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách đào tạo, chính sách thị trường tiêu thụ, tiếp tục thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 98)