Tăng cường liên kết trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 112 - 114)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

4.4.8. Tăng cường liên kết trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt

Liên kết trong sản xuất và kinh doanh luôn là hướng được khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ngành trồng trọt của huyện vẫn còn đang phát triển với quy mô nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, sự hợp tác, liên kết trong ngành càng cần thiết hơn bao giờ hết. Liên kết nhằm mục tiêu

phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang.

Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu dùng). Điển hình là mô hình chuỗi sản xuất, thương mại, chế biến và phân phối sản phẩm khép kín. Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ. Liên kết theo chiều ngang, là liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau (ví dụ: liên kết các hộ nông dân với nhau, các hợp tác xã) sẽ tạo điều kiện hỗ trợ nhau, nhất là các hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác kiểu mới hình thành và phát triển sẽ hỗ trợ tốt cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên

Để phát huy những lợi thế trong liên kết sản xuất nông ngiệp, tới cần đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất phát triển và tăng cường liên kết phải xuất phát từ quan điểm phát triển chuỗi nông sản, nhất là chuỗi giá trị nông sản. Cần phải thống nhất và chú ý đồng bộ tất cả các khâu từ sản xuất đến người tiêu dùng.

Phối hợp, liên kết trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các tác nhân sản xuất kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Thực tế cho thấy việc liên kết trong sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt còn chưa tốt. Do vậy, việc thực hiện tăng cường liên kết cần quan tâm:

- Có cơ chế chính sách thúc đẩy liên kết giữa các loại hình kinh tế nông thôn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn và Thông tư số 15/2014/TT-BNN, ngày 29/4/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cần thực hiện chính sách liên kết một cách có hiệu quả, thiết thực. Chính sách liên kết đó cần thực hiện một cách nghiêm túc, chú ý đến việc khuyến khích, hỗ trợ các tác nhân tham gia liên kết.

- Nhà nước cần chủ động, là nhân tố trung tâm trong việc thực hiện liên kết, qua đó thúc đẩy các tác nhân tham gia liên kết có hiệu quả, bền chặt. Cụ thể là Nhà nước định hướng trong việc thực hiện các nội dung của phát triển kinh tế

ngành, là cầu nối giữa các tác nhân trong việc hỗ trợ, trợ giúp Nhà nông.

- Nghiên cứu, khảo sát về nhu cầu liên kết của các tác nhân về các nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện quảng uyên, tỉnh cao bằng (Trang 112 - 114)