3.1.2.1. Dân số - lao động, việc làm
Theo thống kê đến năm 2016 dân số của huyện có 40.756 người với 9699 hộ gia đình, trong đó hộ nông nghiệp là 9148 hộ (chiếm 94,32%) và hộ phi nông nghiệp là 551 hộ chi chiếm 6,02%. Dân số của huyện gồm các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Mông...
Về lao động việc làm cho thây trong tổng số lao động ở địa bàn thì lao động nông nghiệp năm 2016 lên tới 24843 lao động (chiếm tới 92,53%). Trong
các hộ sản xuất nông nghiệp thì bình quân lao động nông nghiệp/hộ là 2,77 lao động, bình quân nhân khẩu nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 3,99 nhân khẩu.
Như vậy, có thể thấy rằng các hộ ở địa bàn chủ yếu vẫn là hộ nông nghiệp, lực lượng lao động khá dồi dào, tuy nhiên dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ văn hóa, nhận thức còn hạn chế,chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Uyên còn tương đối thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi (năm 2016), tuy nhiên số lao động này lại tập trung chủ yếu ở thị trấn Quảng Uyên và các trung tâm cụm xã.
Về thu nhập: Được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự ủng hộ của nhân dân kinh tế của huyện đã dần đi vào hoạt động có hiệu quả với những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng lên đáng kể, từ mức thu nhập bình quân đầu người năm 2003 là 5,3 triệu đồng/người/năm tăng lên khoang 13 triệu đồng/người/năm năm 2016.
Các chương trình dự án về phát triển miền núi như Chương trình 661, 135, 134,... đã thực sự phát huy tác dụng trong công tác xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh qua các năm với mức bình quân giảm trên 3%/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao, đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 20%, tập trung chủ yếu ở địa bàn đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như điện, nước, muối iốt... cũng được tăng cường góp phần cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân đẩy lùi tệ nạn xã hội đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện huyện Quảng Uyên qua 3 năm 2014 – 2016 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%)
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) 15/14 16/15 Bình quân
1 Tổng số nhân khẩu người 40.476 100 40.579 100 40756 100 100,25 100,44 100,35
- Nhân khẩu NN người 36485 90,14 36429 89,77 36507 89,57 99,85 100,21 100,03
- Nhân khẩu phi NN người 3991 9,86 4150 10,23 4249 10,43 103,98 102,39 103,18
2. Tổng số hộ hộ 9622 9640 9699 100,19 100,61 100,40 - Hộ NN hộ 9044 93,99 9102 94,42 9.148 94,32 100,64 100,51 100,57 - Hộ phi NN hộ 578 6,39 538 5,91 551 6,02 93,08 102,42 97,75 3. Lao động Lđ Phân bổ lao động Lđ 26.764 26.781 26.849 100,06 100,25 100,16 - Lao động NN Lđ 24819 92,73 24789 92,56 24843 92,53 99,88 100,22 100,05 - Lao động CN-XD -DV Lđ 1945 7,27 1992 7,44 2006 7,47 102,42 100,70 101,56 4 Một số chỉ tiêu
- BQ nhân khẩu NN/Hộ NN người/hộ 4,03 4,00 3,99
- BQ lao động /hộ LĐ/hộ 2,78 2,78 2,77
- BQ LĐ NN/Hộ NN LĐ/hộ 2,74 2,72 2,72
Nguồn: Chi cục thống kê, Phòng TC-KH, Phòng Nội vụ, Phòng LĐTBXH huyện Quảng Uyên, 2016)
3.1.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp trong việc ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, trong thời gian qua huyện đã có nhiều chủ trương về đầu tư các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ban hành một số cơ chế chính sách mới phù hợp với điều kiện của huyện sau khi chia tách… nên ngành nông lâm nghiệp của Quảng Uyên phát triển khá toàn diện. Năm 2016 kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 66,29% cơ cấu kinh tế toàn huyện
Ngành sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ngày càng có những nét chuyển biến rõ rệt đặc biệt là tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống, phân bón, thủy lợi, do đó đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản) thì ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu. Cụ thể như sau:
Đối với ngành Trồng trọt: Trong nông nghiệp thì trồng trọt vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng ngành trồng trọt năm 2014 chiếm 56,18%, năm 2016 chiếm 60,84%. Điều đó cho thấy ngành trồng trọt giữ vị trí rất quan trọng ở địa bàn, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội ở địa phương những năm qua, cũng như trong thời gian tới.
Đối với dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp đã có nhiều cố gắng nâng cao năng lực hoạt động đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đã có tiến bộ về dịch vụ giống cây trồng (giống ngô, đậu tương, mía, lúa), vật nuôi, dịch vụ điện, dịch vụ thủy nông và dịch vụ bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp, xây dựng trong giai đoạn 2014-2016 đạt mức tăng trưởng bình quân 4%/năm (năm 2014 tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong nền kinh tế chiếm 5,12%, năm 2016 là 4,41%)
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Quảng Uyên qua các năm (2014 – 2016) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng giá trị sản xuất 714.313,5 100,00 772.134,3 100,00 836.965,7 100,00 108,09 108,40 108,245
1. Nông lâm thuỷ sản 577.186,5 80,80 527.213,3 68,28 554.842,2 66,29 91,34 105,24 98,2912
- Trồng trọt 324.268,0 56,18 320.785,0 60,85 337.546,6 60,84 98,93 105,23 102,076 - Chăn nuôi 182.036,0 31,54 151.324,0 28,70 159.679,5 28,78 83,13 105,52 94,3251 - Lâm nghiệp 62.994,0 10,91 47.138,0 8,94 55.495,4 10,00 74,83 117,73 96,2795 - Thuỷ sản 2.078,5 0,36 2.110,3 0,40 2.119,5 0,38 101,53 100,44 100,983 Dịch vụ, các hoạt động khác 5.810,0 1,01 5.856,0 1,11 1,2 0,00 100,79 0,02 50,4064 2. Công nghiệp, TTCN, XDCB 36.599,0 5,12 36.199,0 4,69 36.889,0 4,41 98,91 101,91 100,407 3. Thương mại-Dịch vụ 100.528,0 14,07 208.722,0 27,03 245.234,5 29,30 207,63 117,49 162,56
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quảng Uyên, Cao Bằng, 2016)
Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, chỉ có 01 nhà máy thủy điện công suất 358 Kw, với sản lượng điện hàng năm đạt 1,8 triệu Kwh; có một Trạm cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thị trấn Quảng Uyên; các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, rèn, đan lát, làm hương thắp, giấy bản... quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, tổ sản xuất và hợp tác xã, chưa có điều kiện, khả năng đầu tư lớn, sản phẩm là ra chỉ mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Năm 2014 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 100.528 triệu đồng, đến năm 2016 đạt 245.234 triệu đồng chiếm gần 30% giá trị kinh tế của huyện. Trong thời gian qua, các hoạt động dịch vụ ở Quảng Uyên đã từng bước phát triển và thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách. 3.1.2.3. Hạ tầng
Điện: Hiện nay đường điện lưới quốc gia đã dẫn đến trung tâm các xã, đáp ứng được 92,9% số hộ dân được sử dụng điện. Tuy nhiên lưới điện của nhiều xã không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi là cột tre và cột gỗ, dây điện trọng tải yếu nên khả năng cung cấp điện đến các hộ gia đình nhất là điện cho sản xuất rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu câu đời sống và sinh hoạt của nhân dân.
Giao thông
Đến nay diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông toàn huyện là khoảng 800 ha, chiếm hơn 2% diện tích tự nhiên của huyện. Hiện nay 16/16 xã trên địa bàn huyện có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 5 xã có đường nhựa. Ngoài ra còn hệ thống các đường liên xã, liên thôn, bản rất dày đặc. Nhìn chung mạng lưới giao thông phân bố tương đối đều, tuy nhiên các tuyến đường hầu hết còn ở cấp thấp; nhỏ hẹp, nhiều tuyến chưa vào cấp vì thế gây khó khăn cho việc đi lại của người dân trong mùa mưa, cũng như ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của người dân địa bàn.
Thuỷ lợi
Trên địa bàn huyện không có các công trình thủy lợi lớn, nhưng trong những năm gần đây hệ thống thuỷ lợi của huyện đã được quan tâm và đầu tư của chính quyền, đã hình thành mạng lưới thuỷ lợi nội đồng trải khắp trên địa bàn huyện phần nào đáp ứng được việc tưới, tiêu và sinh hoạt của nhân dân. Trong giai đoạn qua toàn huyện đã xây dựng được 23 công trình thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho 520 ha
ruộng 1 vụ. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi (trừ các công trình được đầu tư những năm gần đây) phần lớn là các công trình tạm, theo thời gian do tác động của thiên nhiên cũng như các hoạt động của con người, các công trình nay đã bị xuống cấp hoặc hư hỏng nhiều. Mặc dù được đầu tư bảo dưỡng, nâng cấp và nạo vét thường xuyên nhưng do địa hình phức tạp, nguồn kinh phí có hạn nên kết quả rất hạn chế. Đồng thời các mương này chủ yếu là mương đất nên việc quản lý và phân phối nước gặp nhiều khó khăn, hiện tượng rò rỉ nước là phổ biến gây thiếu nước ở cuối nguồn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện có một số sông, suối nhỏ đây cũng là điều kiện thuận lợi để UBND huyện có phương hướng đầu tư xây dựng thành hồ thủy lợi để trữ nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
Y tế - văn hoá - Giáo dục:
Y tế: Công tác y tế trên địa bàn huyện được triển khai cả về chiều sâu và chiều rộng: các chương trình y tế Quốc gia; công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân hàng năm được tổ chức tốt. Toàn huyện hiện có 19 cơ sở khám chữa bệnh với 132 giường bệnh và Trung tâm Y tế dự phòng để thực hiện nhiệm vụ phòng chống các loại dịch bệnh. Các xã đều có trạm y tế. Trang thiết bị đang từng bước được tăng cường đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
Văn hoá - xã hội: Thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII về xây dựng nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền của huyện dần đi vào nếp sống và sôi động. Các giá trị văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được khôi phục và phát huy. Các lễ hội được tổ chức đều hướng vào việc khôi phục các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc, bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử làng, bản…
Giáo dục - Đào tạo: Duy trì phát triển mạng lưới trường, lớp học đáp ứng
nhu cầu học tập của nhân dân. Thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, đổi mới quản lý, xã hội hoá giáo dục, dân chủ hoá trong nhà trường, từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tăng qua từng năm. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đẩy mạnh, hiện nay huyện đã đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở. Các tổ chức khuyến học và trung tâm học tập cộng đồng được hình thành đã có tác dụng tích cực đến cộng đồng dân cư.