Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.4. Giải pháp phát triển kinh tế ngành trồng trọt trên địa bàn huyện
4.4.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế ngành trồng trọt
Về quy hoạch đất đai huyện Quảng Uyên đã có quy hoạch đất đai để mở rộng mặt bằng sản xuất tạo điều kiện cho kinh tế ngành trồng trọt phát triển. Trong quy hoạch đất phát triển ngành trồng trọt cần được quan tâm:
Một là, lựa chọn vị trí quy hoạch phù hợp cho phát triển ngành trồng trọt,
Quy hoạch về phát triển lĩnh vực trồng trọt trong ngành nông nghiệp:
+ Quy hoạch phát triển cây mía tại 13 huyện (diện tích 1200-1300 ha, năng suất 60-65 tấn/ha, sản lượng 72000-84.000 tấn);
+ Quy hoạch phát triển cây ngô, cây lúa 17/17 xã, thị trấn; trong đó xác định tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất; sử dụng các loại giống lúa lai, ngô lai cho năng suất, chất lượng cao.
Quy hoạch về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn theo hướng: xác định hướng phát triển 04 cây trồng chính để phát triển thành hàng hóa đó là cây mía nguyên liệu (diện tích 1200-1300ha), cây sắn nguyên liệu (diện tích 400- 500ha), cây thuốc lá (diện tích 200-300ha), cây dược liệu (diện tích 300ha).
Hai là, nội dung quy hoạch cần thể hiện chi tiết, cụ thể gắn với quy hoạch
tổng thể, gắn với các nội dung quy hoạch liên quan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ngành trồng trọt.
Ba là, cần có quy trình tổ chức thực hiện quy hoạch cho phát triển kinh tế
ngành trồng trọt.
Bốn là, cần có cơ chế trong việc thực hiện, triển khai quy hoạch đất đai ngành trồng trọt, cơ chế đền bù đất đai hợp lý.
Việc quy hoạch đất đai nhìn chung cần quan tâm trước mắt và lâu dài đến phát triển ngành trồng trọt, đảm bảo tính ổn định, lâu dài hiệu quả, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các tác nhân trong phát triển ngành trồng trọt cũng như các tác nhân khác liên quan.