Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thị xã Sơn Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 45)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Ngành nông nghiệp 699 741 778 106,01 104,99 105,50 Ngành CN-XD 2.608 2.855 2.673 109,47 93,62 101,54 Thương mại dịch vụ 2.193 2.375 2.566 108,29 108,04 108,16 Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây

3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu

Qua trên ta có thể nhận thấy Sơn Tâylà một thị xã được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung, chăn nuôi lơn thịt như sau:

Thuận lợi

Với lợi thế là thị xã của thủ đô Hà Nội nên hầu hết cơ sở vật chất đã được đầu tư khá đầy đủ tạo điều kiện cho người dân trao đổi buôn bán, học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ nhận thức và tiếp thu nắm bắt đường lối phát triển kinh tế của địa phương.

Ngoài ra đời sống của người dân nơi đây đang ngày một nâng lên, trên địa bàn nhiều chi nhánh của nhiều ngân hàng đã được xây dựng, tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư chuyển đổi phát triển các mô hình kinh tế mới đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.

Với địa hình bán sơn địa của 6 xã và quỹ đất nông nghiệp còn nhiều, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, công nghiệp, hiện đại và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.

Khó khăn

Những năm gần đây thời tiết có diễn biến thất thường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra cùng với diễn biến lên xuống thất thường của thị trường đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người dân nơi đây đặc biệt là người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Đây không chỉ là những ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn gây ra những yếu tố cản trở về mặt tâm lý, e ngại đầu tư, sợ rủi ro của người dân làm nông nghiệp nói chung người chăn nuôi lơn thịt nói riêng.

Chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và kỹ thuật nhất định, song cũng như nhiều vùng nông thôn khác, Nông nghiệp vẫn đang là nguồn thu nập chủ yếu của người dân nơi đây mặt khác năng suất của lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động trong nông nghiệp chiếm 70% trong đó số lao động qua đào tạo thấp tình trạng này đang gây khó khăn cho quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài này chúng tôi áp dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu có định hướng. Cụ thể chúng tôi chọn 3 xã: Cổ Đông, Sơn Đông và Kim Sơn vì đây là 03 xã thuộc 03 vùng chăn nuôi tập trung của Sơn Tây. Tại Xã Cổ Đông có mô hình Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông khá điển hình của Hà Nội, được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt nhiều năm nay. Sơn Đông là xã liền kề Cổ Đông và có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt và có quy mô khá đa dạng. Kim Sơn là xã bán sơn địa, có diện tích rộng và cũng có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt nhưng chưa phát triển mạnh như Cổ Đông. Có thể nói đây là 3 xã khá điển hình về chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau nên điều kiện để tham gia và phát triển chăn nuôi cũng có những sự khác biệt giữa các hộ chăn nuôi, đặc biệt là HTX chăn nuôi Cổ Đông là mô hình HTX kiểu mới, hoạt động khá hiệu quả nhiều năm nay, vì vậy chúng tôi lựa chọn Sơn Tây để nghiên cứu thực hiện đề tài này.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả sản xuất chăn nuôi, số liệu thống kê của TP Hà Nội và thị xã Sơn Tây; sổ ghi chép của các hộ chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; báo cáo của môt số công ty cung cấp giống, vật tư đầu vào cho ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã; bài báo, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp * Chọn mẫu điều tra

- Đối tượng chọn mẫu: Hộ chăn nuôi lợn thịt, HTX chăn nuôivà Doanh

nghiệp có liên quan đếnliên kết chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

- Số lượng mẫu:

+ 65 hộ chăn nuôi, trong đó chăn nuôi có quy mô >600 con/lứa 25 hộ; quy mô từ 200-600con/lứa 25 hộ và 15 hộ có quy mô từ <200 con/lứa.Nghiên cứu điều tra mẫu ở 3 xã quy mô chăn nuôi khác nhau, do là các trại và hộ chăn nuôi nên quy mô chăn nuôi của các hộ chủ yếu quy mô nhỏ (dưới 200 con) và quy mô vừa (từ 200-600 con) và quy mô lớn (trên 600con). Các quy mô sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên đồng thời có chọn lọc trong các hộ chăn nuôi (chọn mẫu ngẫu nhiên).

+ 01 HTX chăn nuôi

+ 02 Doanh nghiệpliên kết với các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.

- Cách thức tiến hành:

+ Đối với hộ chúng tôi tiến hành phỏng vấn điều tra trực tiếp chủ hộ bằng bảng câu hỏi.

+ Đối với HTX chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu, các nội dung dự kiến thu thập là vai trò của HTX trong việc giúp các thành viên phát triển chăn nuôi lợn khi tham gia HTX;

+ Với doanh nghiệp chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu công ty về những thuận lợi, khó khăn khi liên kết với hộ/trang trại chăn nuôi lợn thịt.

* Nghiên cứu điển hình kết hợp phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên

cứu để có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, tôi tiến hành nghiên cứu điển hình một số chủ hộ, HTX, Doanh nghiệp với các nội dung xoay quanh vấn đề phương thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, quản lý đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đề tài này chúng tôi áp dụng các phương pháp xử lý số liệu thông qua phần mềm EXCEL dựa trên các chỉ tiêu đã được xây dựng nhằm đánh giá được thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết ở địa bàn nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng các mô hình liên kếttrong chăn nuôi lợn thịt thông qua sử dụng hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng sẵn và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt ở Sơn Tây.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh hiệu quả chăn nuôi của các mô hình liên kết của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt theo thời gian, theo hình thức liên kết, và theo quy mô chăn nuôi lợn thịt. Trên cơ sở đó có những nhận định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

3.2.4.3. Phương pháp hạch toán chi phí

Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất được sử dụng để hạch toán kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo các mô hình liên kết để từ đó đánh giá được những lợi ích của việc tham gia mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt ở địa bàn nghiên cứu.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

* Hệ thống chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất

- Quy mô diện tích đất đai, quy mô lao động (tổng số lao động, lao động gia đình, lao động thuê ngoài, lao động kỹ thuật..), vốn đầu tư ( tổng số vốn, vốn tự có, vốn vay, vốn cố định, vốn lưu động..)

- Quy mô về một số tư liệu sản xuất khác (trang thiết bị, máy móc..) - Năng lực quản lý, nghiên cứu, liên kết hợp tác, cạnh tranh.

* Hệ thống các chỉ tiêu về chi phí, kết quả và hiệu quả sản xuất

Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong năm.

+ GO = ∑ Qi * Pi

Trong đó : GO: giá trị sản xuất

Qi : Khối lượng sản phẩm thứ i Pi : Đơn giá sản phẩm thứ i

+ IC: chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất.

+ VA là giá trị gia tăng - là giá trị sản phẩm, dịch vụ được tạo ra trong năm sau khi trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO – IC

+ MI thu nhập hỗn hợp là thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm cả phần công lao động và phần lợi nhuận.

MI = VA – (T + A+ chi phí lao động thuê ngoài) Trong đó: T là các loại thuế

A là khấu hao tài sản cố định

∑ giá trị sản xuất

+ VA/IC: Là giá tri gia tăng thô tính trên một đồng chi phí + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí. + MI/LĐ: Là thu nhập hỗn hợp tính trên một công lao động

* Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

- Tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết của 3 xã/Tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt của 3 xã.

- Thu nhập bình quân của hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết/Thu nhập bình quân của hộ chăn nuôi lợn thịt tự do.

- Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn tính trên 1 kg tăng trọng (FCR) bình quân của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết/FCR bình quân của các hộ chăn nuôi lợn thịt tự do.

- Thời gian nuôi/lứa của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết/thời gian nuôi/lứa của các hộ chăn nuôi lợn thịt tự do.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO MÔ HÌNH LIÊN KẾT Ở THỊ XÃ SƠN TÂy HÌNH LIÊN KẾT Ở THỊ XÃ SƠN TÂy

4.1.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Sơn Tây

Qua bảng 4.1 cho thấy tổng đàn lợn của Sơn Tây có xu hướng tăng qua các năm, riêng có năm 2014 lại giảm xuống so với năm 2013, nguyên nhân là do trong năm có đợt dịch tai xanh và lở mồm long móng xảy ra, thêm vào đó năm vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 giá lợn hơi giảm mạnh nên người chăn nuôi hạn chế vào đàn.

Bảng 4.1. Số lợn thịtcủa Sơn Tây qua các năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng đàn lợn thịt (con) 94.660 99.160 99.760 96.541 113.475

Trọng lượng XC BQ (kg/con) 85,5 86,4 87,6 88,3 89,7

Sản lượng thịt hơi (tấn) 8.093,4 8.567,4 8.738,9 8.524,5 10.178,7 Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây

Từ bảng 4.1 thấy rằng năng suất chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây (trọng lượng xuất chuồng bình quân) tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 85,5 kg/con đến năm 2015 đã tăng lên 89,7 kg/con. Do tổng đàn tăng và năng suất tăng nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng lên trên 2 nghìn tấn sau 5 năm.

Bảng 4.2. Số hộ chăn nuôi lợn thịt qua các năm

ĐVT: Hộ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) - TX Sơn Tây 5.697 5.736 5.794 5.811 5.812 100,5 - Cổ Đông 2.145 2.145 2.145 2.145 2.141 99,9 - Sơn Đông 463 463 463 463 460 99,8 - Kim Sơn 813 813 813 813 813 100,0

Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng hộ chăn nuôilợn thịt của Sơn Tây còn rất lớn khoảng 5,7 nghìn hộ năm 2011 và tăng lên trên 5,8 nghìn hộ năm 2015, tốc độ phát triển bình quân qua 5 năm là 100,5%. Tuy nhiên tại 3 xã thuộc địa bàn nghiên cứu khá ổn định, 2 xã Cổ đông và Sơn Đông có số hộ chăn nuôi lợn thịt

giảm vào năm 2015, nhưng lượng giảm là không đáng kể, còn Kim Sơn giữ nguyên số lượng hộ chăn nuôi lợn thịt.

Bảng 4.3. Số trại chăn nuôi lợn thịt qua các năm

ĐVT: Trại Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) - Thị xã Sơn Tây 48 54 60 82 88 116,4 - Cổ Đông 37 40 42 49 43 103,8 - Sơn Đông 6 7 7 9 11 116,4 - Kim Sơn 4 5 5 7 15 139,2

Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây

Qua bảng 4.3 cho thấy số trại chăn nuôi lợn thịt ngoài khu dân cư của Sơn Tây phát triển khá nhanh qua các năm, tốc độ phát triển bình quân qua 5 năm là 116,4%. Tốc độ phát triển số trại chăn nuôi lợn của xã Sơn Đông là tương đồng với Sơn Tây, khác với xã Sơn Đông thì Cổ Đông lạ có tốc độ phát triển bình quân là 103,8% thấp hơn so với mặt bằng chung của Sơn Tây, ngược với Cổ Đông thì Kim Sơn là xã có tốc độ phát triển bình quân cao nhất với 139,2%.

Tuy tốc độ phát triển bình quân của Sơn Tây khá cao, tuy nhiên số trại chăn nuôi lợn của Sơn tây còn rất hạn chế, chỉ mới có 88 trại/5.812 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ vấn chiếm tỷ lệ rất cao.

4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết ở thị xã Sơn Tây Sơn Tây

4.1.2.1. Thực trạng các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây

Qua nghiên cứu tại Sơn Tây thấy rằng công ty CP là đơn vị thực hiện chăn nuôi lợn thịt theo mô hình đầu tiên tại đây, từ những năm đầu của thế kỷ 21 công ty CP đã xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn chăn nuôi tại huyện Chương Mỹ của tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội, sau khi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đi vào hoạt động, công ty này đã tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi theo dạng liên kết với những hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây và các địa phương khác khu vực đồng bằng sông Hồng. Hệ thống các trại liên kết của CP ngày một được mở rộng và phát triển.

Tiếp theo CP là công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cũng được hình thành khá sớm tại Bắc Ninh, giai đoạn đầu công ty này chủ yếu tập trung phát triển thị trường về thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là các trại giống, đến năm 2008 công ty này

bắt đầu học theo mô hình của CP về phát triển chăn nuôi theo dạng liên kết, đến năm 2012 công ty này mới thâm nhập thị trường chăn nuôi tại Sơn Tây.

RTD là đơn vị mới xây dựng hệ thống trại chăn nuôi lợn thịttheo mô hình liên kết từ năm 2012 cho đến nay và đã phát triển ở nhiều địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hà Nội.

Nhìn chung ba công ty này có mô hình liên kết khá giống nhau và đều xuất phát từ mô hình của công ty CP, tuy nhiên với mỗi công ty lại có một số ràng buộc khác nhau về điều kiện vốn, quy mô chuồng trại, công suất thiết kế của chuồng nuôi, …

Bảng 4.4. Nội dung liên kết của các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt

ở thị xã Sơn Tây

Nội dung liên kết Mô hình liên kết CP Mô hình liên kết RTD Mô hình liên kết Dabaco Cung cấp thức ăn x x x Cung cấp thuốc thú y x x x

Cung cấp thuốc tiêu độc, khử trùng x x x

Cung cấp con giống x x x

Cung cấp kỹ thuật nuôi cho các hộ x x x

Yêu cầu hao hụt lợn hơi xuất chuồng (%) 5 5 5

Yêu cầu về trọng lượng xuất chuồng (kg) 105 - 110 100 - 110 105 - 110 Mức giá chi trả cho các hộ/1 kg tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 45)