Những nguyên nhân dẫn đến hộ không muốn thamgia liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 69)

Lý do Số hộ (n=21) Tỷ lệ (%) - Thiếu mặt bằng 3 14,29 - Thiếu vốn 4 19,05

- Mức lợi nhuận không hấp dẫn 21 100,00

- Không muốn lệ thuộc vào công ty 14 66,67

Qua bảng 4.18 cho thấy có 4 nguyên nhân chính dẫn đến hộ không tham gia liên kết với các công ty để sản xuất chăn nuôi lợn thịt đó là thiếu mặt bằng, thiếu vốn, mức lợi nhuận không hấp dẫn và không muốn lệ thuộc vào công ty. Trong 4 nguyên nhân thì hai nguyên nhân đầu là điều kiện của hộ còn hai nguyên nhân sau là do sự chủ quan, ý thích của hộ. Trong 4 nguyên nhân thì nguyên nhân được nhiều hộ cho là nguyên không tham gia liên kết đó là mức lợi nhuận không hấp dẫn (21/21 hộ), tiếp đến là nguyên nhân không muốn lệ thuộc vào công ty khi liên kết

Liên kết ngang tại địa bàn nghiên cứu được đặc trưng bởi Hợp tác xã Dịch vụ Chăn nuôi Cổ Đông, đây là một trong những hợp tác xã chăn nuôi khá điển hình không những của Sơn Tây mà còn của khu vực phía Bắc, được hình thành phát triển đúng theo nguyên tắc hoạt động của một Hợp tác xã là: các thành viên trong Hợp tác xã tham gia một cách tự nguyện; Hợp tác xã hoạt động nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cho các thành viên; Ban quản trị Hợp tác xã chỉ đóng vai trò là người định hướng và cũng là thành viên của Hợp tác xã, được hưởng chế độ từ những lợi ích mang lại từ những hoạt động của Hợp tác xã.

Về trụ sở được đặt tại nhà Trần Văn Chiến – Chủ nhiệm Hợp tác xã, địa chỉ thôn Đồng Trạng, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Đây cũng có thể nói là một sáng kiến của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã vì theo ông Chiến thì có mấy cái lợi như sau: thứ nhất giảm chi phí xây dựng trụ sở, thuê trụ sở; thứ hai là tận dụng quỹ thời gian trong ngày để giải quyết cả công việc của Hợp tác xã và của bản than gia đình ông; thứ ba là mọi thành viên của Hợp tác xã có thể đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại để trao đổi công việc, thông tin khi cần do đó có thể giải quyết kịp thời công việc.

Về thành viên của Hợp tác xã không bị giới hạn bởi địa giới hành chính của xã Cổ Đông mà còn mở rộng các xã khác như Sơn Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, … của thị xã Sơn Tây. Hiện tại hầu hết các thành viên trong hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông đều là các hộ chăn nuôi lợn, gà và không tham gia vào các mô hình liên kết dọc của các công ty.

Về hoạt động của hợp tác xã là làm đầu mối, đại diện cho các thành viên trong hợp tác xã để ký kết các hợp đồng mua bán vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra nhằm mục tiêu tạo ưu thế trong đàm phán hợp đồng và hiệu quả cao nhất về cơ chế giá, hình thức thanh toán, hỗ trợ cho các thành viên về thủ tục khi vay vốn tín

dụng, cung cấp thông tin về thị trường đầu vào và giá bán lợn thịt cho các thành viên, làm đầu mối tiếp nhận dự án hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ và dự án trong nước, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên khi mới tham gia, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi và phòng ngừa các loại dịch bệnh.

Theo ông Trần Văn Chiến việc liên kết giữa các hộ theo hình thức Hợp tác xã có một số ưu thế sau: Thứ nhất về việc vay vốn cũng thuận tiện hơn khi là thành viên của Hợp tác xã; Thứ hai việc tập hợp nhiều hộ chăn nuôi,đại diện là Hợp tác xã ký kết hợp đồng với một công ty nào đó về việc cung cấp vật tư đầu vào sẽ có thể mua với giá thành tốt nhất mà không cần phải thông qua các tác nhân trung gian, do đó sẽ làm hạ giá thành sản xuất cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh hơn nhưng hộ chăn nuôi không tham gia vào Hợp tác xã; Thứ ba là việc cùng thống nhất về con giống, vật tư đầu vào, kỹ thuật chăn nuôi, thời điểm và thời gian chăn nuôi sẽ tạo ra được số lượng lớn sản phẩm hàng hoá đồng bộ về chất lượng, giá thành khi đó có thể ký kết hợp đồng có giá trị lớn, thậm chí xuất khẩu và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.

Bên cạnh đó Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông đã cùng với một số công ty xây dựng thành công chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc GreenFood Hà Nội: chuỗi liên kết có 6 đơn vị tham gia, gồm Công ty Cỏ phần sản xuất và thương mại Hoàn Dương với nhà máy thức ăn Thái Way, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất giống gia cầm Thuỵ Phương, Công ty Cổ phần chăn nuôi Tiên Phương, Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông - Sơn Tây; Công ty thực phẩm giết mổ, chế biến Vinh Anh; Công ty thực phẩm giết mổ chế biến gia cầm Lan Vinh. Sáu đơn vị này góp vốn thành lập Công ty Cổ phần cộng đồng GreenFood Hà Nội. Đây là mô hình chuỗi khép kín cung cấp đầy đủ cho các trại chăn nuôi từ thức ăn có chất lượng, giá hợp lý, cung cấp con giống, các cơ sở giết mổ công nghiệp và hệ thống cửa hàng tiện ích. Hiện có 50 trại chăn nuôi lợn với tổng đàn 1.500 lợn nái và 15.000 lợn thịt/lứa. Sản phẩm của chuỗi được phân phối tại 8 cửa hàng, 5 siêu thị, 12 trường học và bệnh viện, 25 bếp ăn tập thể trên địa bàn Thủ đô.

Có thể nói rằng việc cùng tham gia và xây dựng thành công chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc GreenFood Hà Nội là việc làm mang lại hiệu qủa rất lớn cho các thành viên trong hợp tác xã và cũng được chính quyền của thị xã Sơn Tây cũng như thành phố Hà Nội đánh giá rất cao và làm mô hình điểm cho các hợp tác xã đến tham quan và học tập.

4.1.4. Kết quả và hiệu quả khi tham gia mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra thịt của các hộ điều tra

a. Kết quả chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình liên kết của các hộ điều tra

Qua bảng 4.19 cho thấy, các chỉ tiêu của nhóm không liên kết đều cao hơn các nhóm còn lại. về thời gian nuôi của các nhóm hộ là khá tương đồng chỉ dao động từ 138 đến 140 ngày, với chỉ tiêu FCR đã có sự khác biệt khá xa giữa công ty CP và những hộ không tham gia liên kết lệch nhau 0,13 kg thức ăn/kg tăng trọng, tuy nhiên đây mới chỉ thể hiện về mặt số lượng vì các hộ chăn nuôi có thể dùng các loại thức ăn khác nhau và giá của các loại thức ăn này cũng khác nhau.

Bảng 4.19. Kết quả chăn nuôi thịttheo các mô hình liên kết của các hộ

Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (n=30) Dabaco (n=12) CP (n=18) RTD (n=5)

- Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 140,0 138,4 139,5 138,0

- Lượng tiêu tốn thức

ăn/1kg tăng trọng (FCR) kg 2,39 2,30 2,26 2,37

- Chi phí thuốc thú y

BQ/con lợn XC 1.000 đ 92,1 76,5 75,2 77,0

- Chi phí khác (điện, nước, nhân công, khấu hao chuồng trại, tiền thuê đất, lãi suất vốn vay)

1.000 đ 191,3 77,5 76,8 82,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Với chỉ tiêu thuốc thú y thì việc các hộ không liên kết phải mua các loại thuốc trên thị trường thông qua hệ thống phân phối và mua với số lượng nhỏ nên tổng chi phí tính trên đầu lợn cao hơn khá nhiều so với nhóm hộ còn lại (từ 15-17 nghìn đồng/con). Riêng đối với chỉ tiêu về chi phí khác thì có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm hộ không liên kết và nhóm hộ liên kết, nguyên nhân chính là do phần chi phí vốn các hộ này cao hơn rất nhiều do phải đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, bên cạnh đó chi phí nhân công tính trên đầu lợn cũng cao hơn vì cùng số ngày lao động nhưng quy mô của nhóm tham gia liên kết cao hơn nhiều lần.

Với ba nhóm tham gia liên kết thì nhóm tham gia liên kết với công ty CP có các chỉ tiêu ưu việt hơn, tuy nhiên mức độ khác biệt là không lớn nhưng đây mới là những chỉ tiêu thể hiện về mặt kết quả.

b. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình liên kết của các hộ điều tra

Hiệu quả chăn nuôi của nhóm hộ tham gia liên kết là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá về chất lượng của các hộ chăn nuôi, nếu hiệu qủa cao tức là hộ có lãi nhiều và ngược lại hiệu quả thấp thì hộ có được mức lợi nhuận thấp và cũng có nghĩa là khi không hiệu quả thì hộ không có lợi nhuận.

Để có thể làm rõ được hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra ta đi tìm hiểu theo từng góc độ khác nhau, trước hết ta đi tìm hiểu với nhóm hộ có tham gia liên kết với các công ty trong việc sản xuất chăn nuôi lợn thịt.

Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi thịt theo các mô hình liên kết của các hộ

điều tra năm 2015

(Tính bình quân 100kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (n=30) Dabaco (n=12) CP (n=18)

RTD (n=5)

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 900,7 334,2 314,4 299,0

Công lao động (L) công 1,42 0,45 0,24 0,72

MI/IC Lần 0,22 2,17 2,06 1,88

MI/L Lần 633,8 742,2 1.308,3 415,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.20 cho thấy cùng là liên kết với các công ty trong chăn nuôi lợn thịt nhưng lại có sự khác biệt khá rõ trong mức lãi gộp của hộ đối với từng công ty. Trong ba công ty thì thấp nhất là công ty RTD với mức lãi gộp bình quân 299 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng, sau đó đến công ty CP với mức lãi gộp là 314,4 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng và cao nhất là công ty Dabaco với mức lãi gộp 334,2 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do: thứ nhất ba công ty này sử dụng ba loại thức ăn chăn nuôi khác nhau và có kỹ thuật chăn sóc khác nhau nên tỷ lệ FCR của ba công ty này là khác nhau, do đó hiệu quả cũng khác nhau, và đây là cơ sở để tính toán tiền chi trả cho các hộ liên kết; thứ hai ba công ty có điều kiện và cách tính (chấm các chỉ tiêu) tiền chi trả cho hộ liên kết khác nhau (tỷ lệ phân bổ lợi nhuận) nên mức tiền nhận được của sẽ là không giống nhau.

Tuy nhiên năm 2015 là năm khá đặc biệt khi giá lợn luôn ở mức cao nên những người chăn nuôi không tham gia liên kết lại có mức thu nhập hỗn hợp lên đến 900 nghìn đồng, cao gấp 3 lần so với những hộ liên kết với RTD.

Nếu xét trên góc độ hiệu quả đầu tư thì các hộ không tham gia liên kết lại thấp nhất 0,22 lần và công ty Dababco cũng có ưu thế nhất 2,17 lần tiếp đến là công ty CP 2,06 lần và công ty RTD 1,88 lần. Như vậy đứng trên góc độ hiệu quả đồng vốn đầu tư thì ngay cả năm được giá và người chăn nuôi lợn tự do thì cũng kém thế hơn rất nhiều so với các hộ liên kết.

Nếu xét trên góc độ thu nhập hỗn hợp tính trên công lao động thì công ty CP có ưu thế vượt trội hẳn hai mô hình còn lại, nguyên nhân là do tất cả các hộ liên kết với CP đều có quy mô chăn nuôi từ 1.000 con/lứa trở lên kết hợp với việc sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, quy trình chăn nuôi tiên tiến nên đã làm giảm số công lao động/con lợn xuất chuồng.

Để làm rõ thêm vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số hộ chăn nuôi về cách tính tiền chi trả cho hộ chăn nuôi khi liên kết với công ty.

Hộp 4.3. Ý kiến của hộ về cách tính khoản tiền chi trả cho hộ chăn nuôicủa phía công ty liên kết

Hỏi:Ông/bà cho biết cách tính tiền mà phía công ty liên kết chi trả cho hộ sau mỗi lứa nuôi?

Trả lời: Ông Nguyễn Văn Đình ở thôn Tân Phúc xã Sơn Đông cho biết “Công ty đưa ra thang điểm cho các chỉ tiêu như: FCR, tỷ lệ hao hụt, thời gian nuôi, trọng lượng của con lợn thịt khi xuất chuồng, … sau đó cộng dồn điểm của tất cả các chỉ tiêu lại, nếu điểm ở mức nào thì hộ sẽ được nhận tiền ở mức đó”.

Hỏi: Ông biết có sự khác biệt nào trong cách tính giữa các công ty khi liên kết không?

Trả lời: Ông Nguyễn Văn Đình cho biết – về cơ bản các công ty có cách tính giống nhau và đa số học theo của công ty CP, tuy nhiênmột số chỉ tiêu có sự khác nhau tuỳ theo công ty quy định.

Hỏi:Theo ông thì công ty nào có cách tính có lợi cho người chăn nuôi nhất hay nói cách khác là người chăn nuôi có được lợi nhuận cao nhất?

Trả lời: Ông Đình cho biết –Theo tôi được biết trong mấy công ty có liên kết chăn nuôi quanh khu vực gần đây thì Dabaco có sự mềm dẻo, linh hoạt hơn trong cách tính, chẳng hạn như việc Dabaco có tính đến những yếu tố bất khả kháng để cùng chia sẻ với người chăn nuôi khi nó xảy ra, thậm chí nếu giá điện, giá xăng dầu, … có điều chỉnh tăng thì phía Dabaco cũng sẽ tính toán phần này để bù lại một phần cho người chăn nuôi khi gặp bất lợi, đây là sự linh hoạt mà tôi thấy các công ty khác chưa làm được.

Nhiều hộ chăn nuôi liên kết với Dabaco, thậm chí là cả người chăn nuôi không liên kết với Dabaco như ông Trần Văn Chiến – chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và Dịch vụ Cổ Đông cũng có quan như ông Nguyễn Văn Đình. Chính vì lý do trên nên trong qúa trình khảo sát tôi có đưa câu hỏi nếu ông bà muốn chuyển công ty liên kết thì sẽ chuyển sang công ty nào trong bảng hỏi, kết quả thu được như sau.

Bảng 4.21. Lựa chọn công ty để liên kết của một số hộ điều tra

Chỉ tiêu Dabaco CP RTD

Nhóm hộ chưa liên kết muốn liên kết với 9 0 0

Nhóm hộ đã liên kết muốn liên kết với 3 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng 4.21 có thể thấy rằng trong số 35 hộ đã tham gia liên kết thì chỉ có 3/17 hộ (những hộ không liên kết với CP) có ý định thay đổi và cả 3 hộ này đều muốn chuyển sang liên kết với Dabaco. Với nhóm hộ chưa liên kết thì có đến 9/30 hộ có định sẽ tham gia liên kết và tất cả cũng muốn liên kết với công ty Dabaco. Như vậy có thể thấy rằng công ty Dabaco hiện đang có hướng đi và cách làm thu hút được các hộ chăn nuôi lợn thịt tham gia.

Với nhóm hộ chưa liên kết với các công ty thì năm 2015 được coi là năm được giá và thắng lợi của những hộ này, với mức lãi gộp 900 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng, đây có thể nói là niềm mơ ước của người chăn nuôi, vì theo ước tính sơ bộ thì sau khi trừ các khoản chi phí mỗi con lợn lãi được trên 700 nghìn đồng, so với các hộ liên kết với các hộ liên kết thì cao gấp 2 lần, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều điều để bàn. Về vấn đề này chúng tôi có trao đổi với một số hộ và kết quả thu được như sau:

Hộp 4.4. Ý kiến của hộ về hiệu quả chăn nuôi lợn

Hỏi: Ông/bà cho biết hiệu quả chăn nuôi lợn thịt năm 2015 như thế nào?

Ông Vương Văn Thanh ở Kim Sơn trả lời “có thể nói rằng năm 2015 là năm được giá của người nuôi lợn, bình quân mỗi con lợn nhà tôi lãi được trên 700 nghìn đồng”.

Cùng câu hỏi đó bà Dương Thị Nhàn ở Cổ Đông trả lời “Ít có năm mà giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)