Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết
các lợi ích này nhằm có cách nhìn tổng thể và có các khuyến nghị cho người chăn nuôi có nên tham gia vào các mô hình liên kết không và nếu tham gia thì nên tham gia vào mô hình liên kết nào để nâng cao hiệu quả và thu thập trong chăn nuôi.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết liên kết
2.1.4.1. Các yếu tố thuộc về các đơn vị chăn nuôi
Thứ nhất: Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt và không thể thay thế. Muốn xây dựng và mở rộng sản xuất trước hết cần có đất, có một diện tích đất cần thiết và đủ lớn để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải. Vai trò của đất đai đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết lại càng được thể hiện rõ nét hơn khi cần một lượng lớn diện tích để làm chuồng trại, hầm Biogas và tách biệt với khu dân cư sinh sống. Chính vì vậy đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.
Thứ hai: Vốn là yêu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ đơn vị kinh tế nào và đơn vị chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết cũng vậy. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh. Có vốn các đơn vị kinh tế mới có thể mua sắm các các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Có vốn các đơn vị kinh tế mới có điều kiện đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị phù hợp để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Người có vốn nhiều sẽ đầu tư một cách tổng thể hơn và nhanh chóng đạt được hiệu quả trong sản xuất, có khả năng đứng vững trước những biến động thị trường. Những vấn đề liên quan đến vốn như quy mô đầu tư, cơ cấu sử dụng, cơ cấu nguồn vốn, khả năng huy động vốn…. Là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, và nó còn có ý nghĩa to lớn hơn khi chăn nuôi lợn thịt theo quy trình khép kín là một ngành chăn nuôi đòi hỏi một lượng vốn rất lớn.
Ngoài ra, khả năng huy động vốn cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Việc huy động vốn phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của đơn vị kinh tế, các chính sách hỗ trợ vay vốn của nhà nước cũng như của các tổ chức tín dụng.
Thứ ba:Nguồn nhân lực của hộ là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới phương hướng, hiệu quả và quy mô sản xuất của hộ. Đặc biệt là tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm, năng lực quản lý, trình độ của chủ đơn vị kinh tế, quyết định đến việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, khả năng chấp nhận rủi ro, mức độ mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, khả năng phát triển đơn vị kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.
Chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết là ngành chăn nuôi đòi hỏi lao động cho ngành này phải là lao động có trình độ kỹ thuật nhất định, nhất là ở các khâu chăm sóc.
2.1.4.2. Các yếu tố khách quan
Là những yếu tố trên bình diện xã hội rộng hơn, nó tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ trong toàn ngành, thậm chí trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân và do đó tác động đến quyết định của các đơn vị chăn nuôi khi sử dụng nguồn lực của mình.
Thứ nhất: Chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về
đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn thịt ra đời và phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì chính sách của nhà nước lại có vai trò quan trọng hơn hộ nào, trang trại nào, doanh nghiệp nào nắm bắt được các chính sách, sự nhảy cảm của thị trường thế giới thì có thể tồn tại và phát triển nhanh, còn nếu không sẽ bị đào thải ra khỏi sân chơi này.
Thứ hai: Yếu tố thị trường: Chăn nuôi lợn thịt là đơn vị sản xuất hàng hóa,
trong quá trình sản xuất kinh doanh các đơn vị kinh tế mua đầu vào từ thị trường tư liệu sản xuất và bán sản phẩm của mình ra thị trường sản phẩm nông nghiệp do vậy, thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt.
Đối với thị trường đầu vào khi đó chủ đơn vị chăn nuôi lợn thịt với tư cách là người mua, có nhu cầu về các loại tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất kinh doanh đơn vị của mình. Tại thị trường này có nhiều yếu tố tác động đến giá cả như: Quy mô thị trường, chất lượng, tính đa dạng, phong phú của hàng hóa và dịch vụ, mức độ cạnh tranh của các chủ thể tham gia thị trường, các kênh tiêu thụ
… trong thị trường này trước đây nhà nước can thiệp nhiều nhằm hỗ trợ các đơn vị kinh tế nhưng từ khi gia nhập kinh tế thế giới sự hỗ trợ của nhà nước vào thị trường này ngày càng phải cắt bỏ vì vậy các đơn vị chăn nuôi lợn thịt nên cân nhắc lựa chọn những đầu vào nào? Sự kết hợp các yếu tố này ra sao? Vì nó có vai trò quyết định đến hiệu quả của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt và nó phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kiến thức, sự am hiểu của người mua tức là chủ các hộ chăn nuôi lợn thịt.
Đối với thị trường đầu ra trong thị trường này chủ các đơn vị chăn nuôi lợn thịt đóng vai trò là người bán, người cung ứng khi đó họ chịu tác động ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đầu ra như quy mô sản phẩm, xu hướng nhu cầu, giá cả, mức độ canh tranh, độ co giãn của cầu, các chính sách của nhà nước và áp lực từ sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Khi nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường tức là “sản xuất những
gì khách hàng cần”.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, cơ chế cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp hay hộ sản xuất kinh doanh muốn tồn tại không những chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn phải chứng tỏ “mình không phải là duy nhất nhưng mình phải là
số một” tức là mình không phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm (cùng chất
lượng) này cho thị trường mà phải là người có khả năng cạnh tranh cao và chiếm lĩnh thị trường tốt nhất.
Thứ ba: Các yếu tố về khoa học công nghệ. Nhóm các yếu tố về khoa học,
kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt. Khác với ngành chăn nuôi khác, ngành chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân tham gia vào mô hình và áp dụng một lượng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để tăng năng suất lao động, tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hóa với chất lượng cao, giá thành hạ. Nhờ có tiến bộ kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất đã tạo ra những thay đổi lớn theo hướng hiệu quả hơn về trình độ sản xuất, tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh các cơ sở chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.
Con giống là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi. Do đó, nó đòi hỏi phải chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích phát triển sản xuất. Việc chọn lọc con giống trong chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết
ngoài yêu cầu về tăng trọng còn đòi hỏi các chỉ tiêu kỹ thuật khác như tỷ lệ nạc, FCR thấp, ít bệnh dịch... Với giống nhập nội, ưu thế của nó là khả năng thích nghi môi trường tốt nhưng tỉ lệ nạc thấp, FCR cao, tăng trọng chậm, ...
Thức ăn là nền tảng cho việc phát triển chăn nuôi. Với lợn thịt thức ăn là yếu tố cơ bản tạo nên sự tăng trọng. Nếu cho lợn ăn không cân đối dinh dưỡng sẽ làm cho con lợn kém phát triển, khả năng chống chịu bệnh giảm và dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày càng sâu như hiện nay của nước ta có thể nói KHKT& CN là một con giao hai lưỡi nếu đơn vị kinh tế nào nắm bắt và áp dụng nhanh chóng thành công các khoa học công nghệ mới thì Hộ Chăn nuôi lợn thịt đó sẽ thành công và ngày càng phát triển nhanh chóng (ví dụ như hộ gia đình ông Chiến ở Cổ Đông, ông Như ở Kim Sơn). Nhưng ngược lại KHKT& CN cũng chính là yếu tố đã làm cho nhiều đơn vị chăn nuôi lợn thịt bị loại ra khỏi cuộc chiến của thị trường vì không nắm bắt và áp dụng được những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.
Thứ tư: Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của chăn nuôi
lợn thịt trên cả 3 phương diện: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn.
Thứ năm: nhóm các yếu tố tự nhiên. Lợn thịt là động vật rất mẫn cảm với
môi trường, nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng tới khả năng thích nghi và khả năng tăng trọng của lợn thịt. Đối với thịt lợn khí hậu và thời tiêt còn ảnh hưởng tới việc tiêu thụ và bảo quản thịt, vào mùa hè thịt được tiêu thụ ít hơn và khó bảo quản hơn mùa đông.