Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 79)

4.2.1. Vốn và cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi lợn thịt của các hộ

Đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào yếu tố vốn cũng là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các ngành nghề. Vốn còn có vai trò quan trọng hơn đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, một ngành sản xuất đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, bởi vì bình quân chi phí xây dựng 1m2 chuồng trại nuôi lợn phải bỏ ra từ 1,5-1,7 triệu đồng, nếu những trại hiện đại thì đến 3 triệu đồng. Như vậy, với những hộ chăn nuôi lợn có quy mô từ trên 500 con/lứa thì diện tích chuồng nuôi tối thiểu phải đạt 600 m2 và tiền vốn đầu tư để xây dựng chuồng ban đầu lến đến cả tỷ đồng, còn với hộ có quy mô nuôi trên 1000 con/lứa thì mức đầu tư lên đến vài tỷ đồng. Với lượng đầu tư lớn như vậy thì đa số các hộ chăn nuôi khó có thể tích luỹ đủ và để đầu tư xây dựng chuồng thì phải dùng các nguồn vốn vay.

Bên cạnh đó với những hộ liên kết theo chiều ngang thì ngoài khoản đầu tư về chuồng trại, các hộ phải có lượng vốn khá lớn để mua thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, trả tiền công lao động, điện nước, ... Theo tính toán sơ bộ

thì với một con lợn từ khi vào đàn (cai sữa) cho đến xuất chuồng(tính trên 100kg lợn hơi xuất chuồng) cần phải chi phí: con giống 1,3 triệu đồng, tiền thức ăn chăn nuôi khoảng 2,3 triệu đồng, thuốc thú y khoảng 0,1 triệu đồng, các chi khác khoảng 0,2 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí cho một con lợn khoảng 3,9 triệu đồng, với quy mô đàn 300 con/lứa thì đòi hỏi mức vốn đầu tư lên đến cả tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ đối với những hộ chăn nuôi lợn.

Thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề bức xúc các hộ chăn nuôi lợn thịt nơi đây. Muốn xây dựng và mở rộng quy mô sản xuất vấn đề vốn luôn được đặt lên hàng đầu, có vốn mới có thể đầu tư xây dựng và cải tạo được chuồng trại, mua sắm đầu tư các đầu vào để tiến hành sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất có hiệu quả.

Theo như nhận định của nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt muốn sản xuất ổn định và phát triển trong thời kỳ thị trường bất ổn định như hiện nay trước hết các hộ chăn nuôi lợn thịt phảichăn nuôi công nghiệp và theo chuỗi hoặc theo mô hình liên kết, như vậy phải có chuồng trại đủ lớn, các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, vốn để mua vật tư đầu vào, tất cả đều phải dùng đến vốn. Nhưng hiện nay thiếu vốn nên nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt phải mua chịu (trả chậm) các đầu vào đẩy chi phí sản xuất lên cao, mặt khác do không vay được vốn, hoặc do lãi suất cao, thời gian vay ngắn gây ra tâm lý e ngại cho các hộ chăn nuôi lợn thịt trong việc vay vốn,gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các hộ chăn nuôi lợn thịt.

Quy mô vốn đầu tư lớn hay nhỏ có tác động trực tiếp đến quy mô và khả năng sản xuất của kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt. Quy mô vốn đầu quyết định đến quy mô sản xuất, về nhà xưởng trang thiết bị, nguyên liệu đầu vào cũng như những giá trị sản phẩm thu được trong quá trình sản ... vì vậy vốn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của hộ trong việc có nên hay không nên mở rộng quy mô sản xuất, đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư.

Để có được vốn thì người chăn nuôi một là phải tích luỹ và hai là phải dùng đến vốn vay, qua khảo sát tại địa bàn về vốn lưu động đầu tư cho sản xuất chăn nuôi lợn thịt thu được kết quả như sau:

Bảng 4.23. Nguồn vốn vay lưu động để chăn nuôi lợn thịt của các hộ

Chỉ tiêu Hộ tham gia liên

kết (n=35)

Hộ không tham gia liên kết (n=30)

- Vốn vay tín dụng 1 24

- Vốn vay anh em, họ hàng 11 15

- Vốn khác - 7

Qua bảng 4.23 thấy rằng, với nhóm hộ có tham gia liên kết thì việc thiếu vốn và phải huy động từ nguồn vốn tín dụng là 01 hộ nhưng nguồn vốn huy động từ anh em, họ hàng lên đến 11 hộ chiểm 31,4%. Với nhóm hộ không tham gia liên kết thì việc huy động vốn để đầu tư cho sản xuất chăn nuôi là rất lớn, số hộ phải vay vốn từ các nguồn tín dụng là 24 hộ chiếm 80%, số hộ phải vay vốn từ anh em, họ hàng là 15 hộ chiếm 50%, ngoài ra có 7 hộ phải huy động từ nguồn vốn vay khác như các đại lý bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,...

Khi tiếp vận với nguồn vốn tín dụng thì sẽ xảy ra một số vướng mắc, điều này được thể hiện qua bảng 4.24 sau đây.

Bảng 4.24. Một số thông tin của hộ khi tiếp cận vay vốn tín dụng

Chỉ tiêu

Mức độ thuận lợi khi tiếp cận vay vốn tín dụng

Tình trạng không được vay hoặc lượng vốn vay ít hơn

nhu cầu

Dễ thường Bình Khó Thường xuyên thoảng Thỉnh

Nhóm có liên kết (n=35) 25 10 0 0 35

Nhóm không kiên kết (n=30) 5 23 2 2 28

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ, (2015)

Qua bảng 4.24 thấy rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm có liên kết và không liên kết khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, với nhóm có liên kết thì số hộ tiếp cận cho là dễ dàng là 25 hộ chiếm 71,4%, không có hộ nào gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay tín dụng. Với nhóm hộ không liên kết có tới 23 hộ (chiểm 76,7%) cho là mức độ thuận lợi khi tiếp cận vốn tín dụng là bình thường, có 2 hộ gặp khó khăn khi tiếp cận với vốn tín dụng.

Để tìm hiểu về nguyên nhân các hộ có liên kết lại tiếp cận vốn dễ hơn các hộ liên kết, tôi có cuộc phỏng vấn ông Trần Văn Chiến ở xã Cổ Đông.

Hộp 4.6. Ý kiến của hộ về nguyên nhân tiếp cận vốn khó của các hộ không tham gia liên kết

Hỏi: Ông cho biết nguyên nhân dẫn đén các hộ không tham gia liên kết chăn nuôi lợn lại khó tiếp cận vốn tín dụng hơn là các hộ có tham gia liên kết?

Trả lời: “Tôi được biết với những hộ khi đã có hợp đồng tham gia liên kết với các công ty thì quá trình tiếp cận vốn tín dụng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, lý do là các đơn vị kinh doanh tín dụng thường tin tưởng vào mô hình sản xuất chăn nuôi của các công ty, họ coi như phía các công ty đã thẩm định về điều kiện sản xuất cũng như tính khả thi của kế hoạch chăn nuôi của hộ đó, do vậy đa số các hộ khi đã ký hợp đồng liên kết thì sẽ được vay vốn từ các tổ chức tín dụng nhưng lượng vay cụ thể bao nhiêu thi lại do tổ chức tín dụng đó quyết định”.

Về tình trạng khi họ đi vay vốn tín dụng mà không được vay hoặc số lượng vốn vay ít hơn nhu cầu thì không có gì khác biệt nhiều giữa hai nhóm liên kết và không liên kết, tuy nhiên tình trạng các hộ đi vay vốn không được vay hoặc lượng vốn được vay ít hơn nhu cầu vần xảy ra khiến hộ chăn nuôi rất khó khăn khi cần vốn để đầu tư cho sản xuất.

4.2.2. Chất lượng nguồn lao động và trình độ quản lí của chủ hộ chăn nuôi

Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiêu nông là lao động giản đơn nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập muốn làm giàu từ nông nghiệp không có cách nào khác sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh vì vậy đòi hỏi lao động trong các hộ đòi hỏi có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, một hình thức chăn nuôi công nghiệp với những yêu cầu cao về chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Lao động thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hạn chế sự phát triển các ngành kinh tế trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.

Trình độ quản lý của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn và quyết định tới hiệu quả sản xuất các hộ, chủ hộ có trình độ quản lý tốt, nắm băt nhu cầu thị trường và có phương hướng đầu tư hợp lý từ đó nâng cao hiệu qua sử dụng các nguồn lực.

Qua bảng 4.25 thấy rằng trong ba năm qua, các hộ đã tham gia các đợt đào tạo tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, tuy nhiên ở đây đa số lần đào tạo của các cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi lại rất thấp 1,3 lần/3 năm, số lần tham gia tập huấn còn lại của hộ là do các đơn vị khác thực hiện, điều này cho thấy việc định hướng phát triển chăn nuôi ở đây vẫn dừng lại ở mức độ quy hoạch và để người chăn nuôi tự xoay sở còn vai trò của các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương khá mờ nhạt.

Bảng 4.25. Tình hình tham gia tập huấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi lợn của

các chủ hộ điều tra

ĐVT: Lần

Chỉ tiêu Xã điều tra Tính

Cổ Đông Sơn Đông Kim Sơn Chung

Số lần tham gia từ năm 2013-2015 6,2 5,5 4,9 5,5

-Công ty liên kết chăn nuôi 3,3 3,0 2,8 3,0

-Đơn vị khuyến nông 1,1 0,9 0,8 0,9

-Trạm thú y, Trạm phát triển chăn nuôi 0,4 0,4 0,3 0,4 -Khác (công ty cung cấp thức ăn, thuốc thú y, …) 1,3 1,2 1,0 1,2

Để làm rõ hơn tầm quan trọng về trình độ kỹ thuật của chủ hộ, chúng tôi có phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Toản – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty chăn nuôi lợn gia công một thành viên Dabaco, kết quả như sau:

Hộp 4.7. Ý kiến cán bộ kỹ thuật công ty về tầm quan trọng đối với trình độ kỹ thuật của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Hỏi: Ông cho biết về tầm quan trọng đối với trình độ kỹ thuật của chủ hộ trong chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết?

Trả lời: “Đa số các hộ khi mới xây dựng trại để chăn nuôi lợn thịt thì chưa có kinh

nghiệm chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, chủ yếu vẫn mang thói quen tuỳ tiện của nền chăn nuôi nhỏ, lạc hậu là chính.Do đó trong khâu chăm sóc, nhất là khâu vệ sinh an toàn dịch bệnh chưa được chú trọng, điều này rất đáng lo ngại vì khi đàn lợn bị nhiễm dịch bệnh chúng lây sang nhau rất nhanh vì đàn lợn có quy mô khá lớn và được nuôi bằng các chuồng kín hoàn toàn, có thể dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế”.

Hỏi: Ông cho biết về phía công ty có giải pháp cho tình trạng trên như thế nào?

Trả lời: “Để có thể khắc phục vấn đề này các công ty cử cán bộ kỹ thuật về hướng

dẫn và giám sát việc thực hiện của các hộ, đây đồng thời cũng là quá trình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ. Khi các chủ hộ, người lao động của trại nắm vững và thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn thì cán bộ kỹ thuật chỉ đóng vai trò là người giám sát của công ty và thời gian tại trại của hộ sẽ giảm dần”.

(Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Toản – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty chăn nuôi lợn gia công một thành viên Dabaco)

4.2.3. Quỹ đất và khả năng mở rộng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, có thể nói không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Muốn xây dựng và mở rộng sản xuất chăn nuôi lợn thịt trước hết cần có đất, có một diện tích đất cần thiết và đủ để xây dựng hệ thống chuồng trại, kho chứa, hệ thống xử lý chất thải. Vai trò của đất đai đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt theo kiểu công nghiệp – mô hình liên kết càng được thể hiện rõ nét hơn. Để tiến hành sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa đặt hiệu quả các hộ chăn nuôi lợn thịt cần một lượng diện tích tối thiểu nhất định để có thể sản xuất ra một lượng nông sản hàng hóa đủ lớn cung cấp ra thị trường và sử dụng lượng đầu vào khá lớn có như vậy các hộ mới có thể độc lập hợp tác liên kết với các công ty.

Hộp 4.8. Ý kiến của các hộ chăn nuôi về ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Thực tế điều tra cho thấy quy mô diện tích hộ chăn nuôi lợn thịt còn nhỏ, diện tích bình quân 0,86 ha/hộ thậm chí có hộ diện tích chỉ có hơn 1000 m2, với diện tích hạn chế như vậy các hộ khó có thể mở rộng quy mô chăn nuôi, thực hiện mô hình chăn nuôi kết hợp và phát triển bền vững. Quy mô đất các hộ chăn nuôi nhỏ trở thành yếu tố cản trở khả năng mở rộng quy mô sản xuất các hộ chăn nuôi lợn thịt. Mặt khác thời gian sử dụng đất ngắn gây tâm lý không an tâm khi đầu tư cho một số trang trại. Do vậy đất đai là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn. Địa phương có quỹ đất càng lớn thì khả năng phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt càng lớn.

4.2.4. Chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương

Chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn thịt ra đời và phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì chính sách của nhà nước lại có vai trò quan trọng hơn, Hộ chăn nuôi lợn thịt nào, doanh nghiệp nào nắm được các chính sách, nắm bắt được sự nhảy cảm của thị

Hỏi: trong thời gian tới ông (bà) có muốn mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt không?

Bà Đỗ Thị Thơ ởxã Cổ Đông trả lời: Nhà tôi có 1000 m2 toàn bộ diện tích được dùng để xây chuồng trại chăn nuôi kín rồi muốn mở rộng quy mô chăn nuôi cũng chiụ vì có đất đâu mà xây dựng chuồng trại mở rộng quy để phát triển chăn nuôi.

Cùng câu hỏi ấy ông Nguyễn Văn Tuấn ở Cổ Đông cho biết: “Toàn bộ diện tích đất tôi xây nhà ở và chuồng trại chăn nuôi hết rồi, nói để làm giàu từ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi bây giờ thì không thể, nhưng muốn nuôi thêm không được vì không có chuồng trại thứ hai không có chỗ để xử lý chất thải hầm bioga không đủ phân tràn ra kinh lắm”.

trường thế giới thì có thể tồn tại và phát triển nhanh, còn nếu không sẽ bị đào thải ra khỏi sân chơi này.

Chính sách đất đai: Đây là chính sách có tác động trực tiếp đến khả năng

phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt. Trong thời gian qua nhờ có chính sách đất đai các hộ nông dân có cơ hội để chuyển đổi, đấu thầu, tích tụ mở rộng diện tích xây dựng hình thành và phát triển kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại tập trung. Mặt khác chính sách giao đât lâu dài giúp các hộ chăn nuôi lợn thịt yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên chính sách đất đai hiện nay cũng còn nhiều bất cập, điều này được thể hiện qua hộp 4.9 dưới đây.

Hộp 4.9. Ý kiến của hộ về những bất cập của chính sách đất đai hiện nay

Hỏi: Ông/bà cho biết những bất cập của chính sách đất đai hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Vương ở xã Cổ Đông trả lời: “Hiện tại chính quyền địa phương đang thực hiện dồn diền đổi thửa, đây là một chủ trương đúng, khi các hộ đã có quỹ đất đủ để xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)