Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 57 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết ở thị xã

4.1.3. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết của các hộ

hộ điều tra ở thị xã Sơn Tây

4.1.3.1. Thông tin chung về các hộ điều tra

Chủ hộ thường đóng vai trò quan trọng quyết định đến phương hướng và kết quả sản xuất kinh doanh. Các yếu tố quyết định đến năng lực và trình độ quản lý của hộ đó là: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm chăn nuôi chủ hộ, ngoài ra nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng tới kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ.

Bảng 4.7. Một số thông tin chung về các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Phân theo quy mô Tính chun g <200 con 200-600 con >600 con (n=15) (n=25) (n=25) (n=65)

1. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 50,3 48,0 48,9 48,9

2. Trình độ học vấn THC S 8 8 6 22 THP T 7 17 18 42 CĐ, ĐH 0 0 1 1

3. Nghề nghiệp chính của chủ hộ là chăn

nuôi Hộ 15 25 25 65

4. Giới tính của chủ hộ Nam 13 22 22 57

Nữ 2 3 3 8

5. Số năm kinh nghiệm của chủ hộ Năm 6,1 5,9 7,8 6,6

6. Số hộ phải đi thuê đất để chăn nuôi lợn Hộ 9 23 25 57 7. Thời gian thuê đất BQ của các hộ Năm 18,8 19,1 19,4 19,1

8. Số lao động Ngườ

i 3,3 3,2 3,6

3,4

9. Số người tham gia CN lợn thịt Ngườ

i 1,9 2,1 2,6

2,2

10. Số hộ tham gia chăn nuôi theo liên kết Hộ 0 14 21 35 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Kết quả điều tra 65 hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn ba xã của thị xã Sơn Tây cho thấy: Về giới tính có 57/65chủ hộ là nam chiếm 87,7%, ở cả 3 mức quy mô đều có chủ hộ là nữ nhưng chỉ chiếm cơ cấu nhỏ khoảng 13,6%; tuổi trung bình của các chủ hộ tương đối cao 48,9(tuổi), chủ hộ lớn tuổi nhất là ông Phùng Văn Toản 63 tuổi ở Thôn Đình xã Sơn Đông, chủ hộ nhỏ tuổi nhất là ông Nguyễn Văn Hải ở Trại Láng xã Cổ Dông 38 tuổi. Tuổi chủ hộ cao một phần

gây trở ngại lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Khi tuổi cao, sự năng động và khả năng chấp nhận rủi ro thấp, họ thường có tâm lý ổn định sản xuất. Song bên cạnh đó những người có tuổi cao giúp cho các hộ tích góp được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, cũng như một lượng vốn nhất định để đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại công nghiệp, một loại vật nuôi cần một lượng vốn rất lớn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các hộ điều tra đều là có nghề nghiệp chính là chăn nuôi, bên cạnh đó Sơn Đông, Cổ Đông và Kim Sơn đều là các xã có truyền thống chăn nuôi lợn thịt nên nhìn chung số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt theo kiểu trang trại tập trung của các hộ tương đối lớn (6,6 năm), Điển hình có hộ ông Trần Văn Chiến ở Đồng Trạng, Cổ Đông đã nuôi lợn thịt theo hình thức trang trại tập trung 15 năm nay, song có một hộ mới bắt đầu nuôi lợn thịt từ vài năm. So với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa thì nhóm hộ có quy mô lớn > 600 con có số năm kinh nghiệm chăn nuôi lớn hơn. Tuy nhiên nhóm hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ (<200 con) lại có số năm kinh nghiệm lớn hơn nhóm có quy mô chăn nuôi vừa (200-600 con), điều này chứng tỏ những hộ chăn nuôi lợn trong một thời gian mà không có điều kiện mở rộng thì sẽ cố giữ vững quy mô mà không phát triển, còn những hộ chăn nuôi về sau thuộc nhóm có quy mô vừa do trung bình độ tuổi trẻ hơn nên sẵn sang đầu tư để mở rộng quy mô. Số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn lớn sẽ tạo điều kiện nhất định về vốn và kinh nghiệm làm tiền đề để hộ đứng vững và phát triển trong thời gian tới.

Bình quân mỗi hộ có 3,4 lao động nhưng chỉ có 64,7% số lao động của hộ tham gia vào trực tiếp vào các công việc chăn nuôi lợn thịt. Số còn lại đa số là làm các công việc khác mà không phải trong lĩnh vực nông nghiệp như công nhân viên chức, công nhân cho khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu du lịch Đồng Mô Ngải Sơn, …. Trong ba nhóm trên thì nhóm có quy mô chăn nuôi lớn vẫn là nhóm có tỷ lệ lao động tham gia chăn nuôi lợn lớn nhất (2,2/3,4) nhóm có tỷ trọng thấp nhất 57,6% là nhóm có quy mô chăn nuôi nhỏ. Qua đây có thể thấy những hộ có quy mô chăn nuôi lớn tập trung nguồn nhân lực vào chăn nuôi lợn cao nhất và ngược lại nhóm có quy mô chăn nuôi lợn nhỏ nhất tập trung nguồn nhân lực cho chăn nuôi thấp nhất. Điều này cũng thể hiện rằng tỷ lệ thu nhập từ chăn nuôi lợn của các hóm hộ cũng tỷ lệ với cơ cấu lao động tham gia vào chăn nuôi lợn thịt của các hộ.

Cũng qua số liệu khảo sát cho thấy ở ba nhóm hộ điều tra có tỷ lệ tham gia vào chăn nuôi lợ thịt theo mô hình liên kết là rất khác nhau, cụ thể với nhóm có

quy mô chăn nuôi nhỏ không có hộ nào tham gia vào mô hình liên kết của bất cứ công ty nào, tiếp đến là nhóm có quy mô chăn nuôi vừa có 14/25 hộ tham gia liên kết với các công ty trong chăn nuôi lợn thịt tương ứng với 56%, cao nhất là nhóm có quy mô chăn nuôi lớn với 22/25 hộ tham gia liên kết trong chăn nuôi lợn thịt tương ứng với 88%. Như vậy ta có thấy rằng quy mô chăn nuôi của hộ ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết trong chăn nuôi lợn thịt.

4.1.3.2. Nguồn lực sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra

a. Đất đai

Kết quả điều tra khảo sát 65 hộ chăn nuôi lợn thịt cho thấy, diện tích đất không đồng đều giữa các xã và giữa các nhóm hộ của ba xã điều tra. Diện tích bình quân của 1 hộ chăn nuôi lợn thịt trên 8.601m2, trong đó những hộ có quy mô chăn nuôi lớn cao hơn so với các hộ còn lại, điều này hoàn toàn phù hợp vì khi chăn nuôi lợn luôn phải đảm bảo giữ được mật độ trong chuồng nuôi, nếu chật quá sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn, ngược lại nếu rộng quá sẽ làm lãng phí tiền đầu tư xây dựng chuồng trại cũng hư tiêu hao điện nước, công lao động, … trong quá trình nuôi. Hộ có diện tích đất sản suất lớn nhất là hộ Nguyễn Đức Như ở Kim Sơn với diện tích đất là 100.000 m2, hộ có diện tích nhỏ nhất là hộ ông Nguyễn Văn Tuấn ở Phúc Lộc, Cổ Đông với diện tích đất là 800 m2.

Bảng 4.8. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT

Phân theo quy mô

Chung (n=65) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=25) Quy mô lớn (n=25) Diện tích đất bình quân/hộ m2 5.865 7.132 11.713 8.601 Phân Theo mục đích sử dụng

- Diện tích chuồng trại cho CN % 9,7 12,4 38,4 25,6

- Diện tích đất khác % 92,3 87,6 61,6 74,4

Phân theo nguồn gốc

- Số hộ phải đi thuê đất để CN Hộ 9 23 25 57

- Thời gian thuê đất của hộ Năm 18,8 17,6 19,4 18,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)

Về cơ cấu sử dụng đất, bình quân mỗi hộ dành 2.201m2 tương đương với 25,6% diện tích đất bình quân của mỗi hộ để xây dựng chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt. Chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, công nghiệp đòi hỏi

phải có một diện tích đất đủ lớn để xây chuồng trại, do vây có hộ ông Nguyễn Đức Như có diện tích chuồng lên tới 14.500 m2.

Về nguồn gốc đất sử dụng để chăn nuôi lợn: tất cả các hộ thuộc nhóm có quy mô lớn đều phải đi thuê đất để sản xuất chăn nuôi lợn, tiếp đến là nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa có đến 23/25 hộ phải đi thuê đất và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi nhỏ chỉ có 9/15 hộ phải đi thuê đất. Qua số liệu điều tra cho thấy những hộ không phải đi thuê đất là những hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do đó họ chỉ cần quỹ đất vừa pải là đủ, bên cạnh đó gia đoạn gần đây Sơn Tây nói chung và ba xã điều tra nói riêng cơ bản đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa, do vậy một số hộ đã chuyển toàn bộ đất nông ghiệp vào một khu và xây dựng trại lợn tại khu đất đó.

Kết quả điều tra cho thấy thời gian thuê đất của các hộ là ở mức trung bình, tất cả đều ở mức nhỏ hơn 20 năm. Đây là điều khiến nhiều hộ không yên tâm khi đầu tư vào sản xuất chăn nuôi lợn, bởi theo họ với hạn điền như vậy là khá ngắn và làm tăng chi phí khấu hao chuồng trại và dẫn đến hiệu quả chăn nuôi sẽ bị giảm xuống.

b. Vốn Sản xuất của các hộ điều tra

* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn

Kết quả điều tra được tổng hợp bảng 4.8 cho thấy lượng vốn (lưu động năm 2015) đầu tưcủa hai nhóm có liên kết và không liên kết có sự chênh lệch nhau rất lớn gấp hơn 10 lần (2.925,0/263,3), điều này thể hiện áp lực về vốn rất lớn đến những hộ chăn nuôi lớn khi không tham gia liên kết với các công ty vì phải bỏ ra lượng vốn lên đến gần 3 tỷ đồng/năm, trái lại với các hộ tham gia liên kết thì áp lực này còn rất thấp, chỉ còn 263,3 triệu đồng/năm.

Nếu so sánh từng loại trong cơ cấu vốn thì thấy: trong nhóm liên kết chỉ có 1/21 hộ phải đi vay tín dụng chiếm 4,7%, còn với nhóm không kiên kết thì 100% số hộ phải đi vay (4/4 hộ); với loại vốn vay của người thân cũng gần như vậy, chỉ có 7/21 hộ liên kết có vay nhưng cả 4/4 hộ không liên kết có vay loại này; với loại vốn khác (vốn vay của các đại lý, công ty cung cấp vật tư đầu vào như TACN, thuốc thú y, …) thì chỉ có nhóm không liên kết có 3/4 hộ vay vốn từ nguồn này, đây là loại vay vì thực chất việc mua hang trả chậm của các công ty, đại lý cũng là một loại hình vay.

Bảng 4.9.Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ có quy mô lớn thuộc 3 xã điều tra

Chỉ tiêu

Phân theo liên kết

Có liên kết(n=21) Không liên kết(n=4)

Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Tổng Vốn 21 263,3 4 2.925,0 - Nguồn vốn tự có 21 215,7 4 1150,0 - Vốn vay tín dụng 1 200,0 4 875,0

- Vốn vay anh em, họ hàng 7 114,3 4 400,0

- Vốn khác 0 0 3 666,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ, (2015)

* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa

Qua bảng 4.10 thấy rằng ở quy mô này số hộ liên kết và số hộ không liên kết tương đương nhau, tuy nhiên tổng vốn đầu tư của nhóm này cũng chênh lệch rất lớn khoảng 7 lần (1.088,8/176,4). Cũng như nhóm có quy mô lớn thì nhóm có quy mô vừa cũng có tính chất giống nhau, với nhóm liên kết không có hộ nào vay tín dụng, sử dụng nguồn vốn khác và chỉ có 3 hộ có vay vốn của người thân, còn với nhóm không liên kết thì hầu hết phải sử dụng nguồn vốn tín dụng, vốn của người thân và có 3/11 hộ phải dùng vốn khác.

Bảng 4.10. Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt

của các hộ có quy mô vừa

Chỉ tiêu

Phân theo liên kết

Có liên kết(n=14) Không liên kết(n=11)

Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Tổng Vốn 176,4 1.088,8 - Nguồn vốn tự có 14 168,8 14 495,4 - Vốn vay tín dụng 0 0 11 300,0

- Vốn vay anh em, họ hàng 3 63,3 10 200,0

- Vốn khác 0 0 3 233,3

* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lợn thịt nhỏ

Với nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ thì không có hộ nào tham gia liên kết, như vậy để có thể tham gia liên kết với các công ty thì quy mô chăn nuôi của trại phải lớn hơn 200 con, kết quả về vốn đầu tư của nhóm này được thể hiện qua bảng 4.11. Ta có thể thấy đã có sự khác biệt so với hai nhóm hộ có quy mô lớn và vừa đó là có đến 6/15 hộ không sử dụng đến vốn tín dụng.

Bảng 4.11. Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt

của các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ)

Tổng Vốn 15 353,3

- Nguồn vốn tự có 15 273,3

- Vốn vay tín dụng 9 116,7

- Vốn vay anh em, họ hàng 1 50

- Vốn khác 1 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)

4.1.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiêt bị phục vụ chăn nuôi lợn thịt của các hộ

Bảng 4.12. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn thịt

của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ (n=15) QM vừa (n=25) QM lớn (n=25)

- Số hộ xây dựng chuồng kiểu kín hoàn

toàn hộ 6 24 25

- Số hộ có đầu tư xây dựng hầm Biogas hộ 15 25 25

- Vốn đầu tư xây dựng hầm Biogas bình quân/hộ

triệu đồng 44,0 53,0 640,8

- Số hộ xây dựng trại ngoài khu dân cư hộ 15 25 25

- Số hộ có đường ô tô vào trại thuận tiện hộ 14 24 25

- Số hộ có hệ thống khử trùng đảm bảo vệ

sinh an toàn dịch bệnh hộ 15 25 25

-Thời gian để trống chuồng sau mỗi lứa ngày 17,3 18,0 20,8

- Số hộ có máy phát điện hộ 9 25 25

- Số hộ có máy bơm nước hộ 15 25 25

- Số hộ có đầu tư xây dựng kho chứa hộ 15 25 25

- Bình quân diện tích kho chứa của hộ m2 28,7 49,2 84,0

- Số hộ có hệ thống làm mát hộ 15 25 25

Công cụ, tư liệu sản xuất ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi do đó ảnh hưởng khả năng phát triển của các hộ chăn nuôi lợn thịt. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.12 cho ta thấy hầu hết các hộ thuộc nhóm có quy mô chăn nuôi lớn và vừa đều đã đầu tư những trang thiết bị cơ bản như máy bơm nước, máy phát điện, kho chứa, hệ thống làm mát và hầm Biogas. Riêng đối với nhóm chăn nuôi có quy mô nhỏ mức độ đầu tư cũng hạn chế hơn, có một số hộ không đầu tư máy phát điện vì hộ sử dụng kiểu chuồng hở có bạt che, trong trường hợp mất điện những hộ này dùng biện pháp tình thế là mở bạt che khi thời tiết nóng bức và che lại khi mùa lạnh, nhưng đây là giải pháp tạm thời vì những hộ này còn hạn chế về nguồn vốn nên chưa đầu tư và về lâu dài vẫn phải đầu tư mua.

Qua bảng 4.12 ta thấy ở hai nhóm hộ có quy mô lớn và vừa hầu hết là sử dụng kiểu chuồng kín hoàn toàn, tuy nhiên ở nhóm hộ có quy mô nhỏ lại chỉ có 6/15 hộ là sử dụng kiểu chuồng kín.Về mức vốn đầu tư xây dựng hầm Biogas ở nhóm hộ có quy mô lớn là có sự khác biệt và cao hơn nhóm còn lại trên 10 lần.Tất cả các trại chăn nuôi của các hộ điều tra đều nằm ngoài khu dân cư và hầu hết có đường ô tô vào thuận tiện. Các hộ đều có hệ thống khử trùng đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Về thời gian để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi lợn có sự khác biệt không lớn giữa ba nhóm hộ điều tra, tuy nhiên ta có thể làm rõ chỉ tiêu này ở khía cạnh những hộ có tham gia liên kết và không tham gia liên kết của ba nhóm hộ tại bảng 4.13.

Bảng 4.13. Số lần khử trùng và thời gian để trống chuồng trại sau mỗi lứa nuôi

Chỉ tiêu QM nhỏ (n=15) QM vừa (n=25) QM lớn (n=25) Không LK (n=15) LK (n=14) Không LK (n=11) LK (n=21) Không LK (n=4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 57 - 72)