Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên
4.2.4. Chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương
Chính sách của Nhà Nước và của địa phương như chính sách về đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế xã hội, cơ chế liên kết hộ sản xuất và các cơ sở chế biến… là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi lợn thịt ra đời và phát triển. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì chính sách của nhà nước lại có vai trò quan trọng hơn, Hộ chăn nuôi lợn thịt nào, doanh nghiệp nào nắm được các chính sách, nắm bắt được sự nhảy cảm của thị
Hỏi: trong thời gian tới ông (bà) có muốn mở rộng quy mô chăn nuôi lợn thịt không?
Bà Đỗ Thị Thơ ởxã Cổ Đông trả lời: Nhà tôi có 1000 m2 toàn bộ diện tích được dùng để xây chuồng trại chăn nuôi kín rồi muốn mở rộng quy mô chăn nuôi cũng chiụ vì có đất đâu mà xây dựng chuồng trại mở rộng quy để phát triển chăn nuôi.
Cùng câu hỏi ấy ông Nguyễn Văn Tuấn ở Cổ Đông cho biết: “Toàn bộ diện tích đất tôi xây nhà ở và chuồng trại chăn nuôi hết rồi, nói để làm giàu từ chăn nuôi với quy mô chăn nuôi bây giờ thì không thể, nhưng muốn nuôi thêm không được vì không có chuồng trại thứ hai không có chỗ để xử lý chất thải hầm bioga không đủ phân tràn ra kinh lắm”.
trường thế giới thì có thể tồn tại và phát triển nhanh, còn nếu không sẽ bị đào thải ra khỏi sân chơi này.
Chính sách đất đai: Đây là chính sách có tác động trực tiếp đến khả năng
phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt. Trong thời gian qua nhờ có chính sách đất đai các hộ nông dân có cơ hội để chuyển đổi, đấu thầu, tích tụ mở rộng diện tích xây dựng hình thành và phát triển kinh tế hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại tập trung. Mặt khác chính sách giao đât lâu dài giúp các hộ chăn nuôi lợn thịt yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy nhiên chính sách đất đai hiện nay cũng còn nhiều bất cập, điều này được thể hiện qua hộp 4.9 dưới đây.
Hộp 4.9. Ý kiến của hộ về những bất cập của chính sách đất đai hiện nay
Hỏi: Ông/bà cho biết những bất cập của chính sách đất đai hiện nay?
Ông Nguyễn Văn Vương ở xã Cổ Đông trả lời: “Hiện tại chính quyền địa phương đang thực hiện dồn diền đổi thửa, đây là một chủ trương đúng, khi các hộ đã có quỹ đất đủ để xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp lại gặp phải khó khăn trong việc chuyển từ đất trồng trọt kém hiệu quả sang đất để chăn nuôi, như vậy là rất lãng phí nguồn lực này. Hơn nữa, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ còn rất nhiều thủ tục rườn rà, phức tạp phải qua nhiều cấp, nhiều cơ quan do đó phải mất nhiều thời gian mới có thể thực hiện được”.
(Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Vương ở xã Cổ Đông)
Chính sách vốn tín dụng: Để tiến hành sản xuất kinh doanh theo mô hình Hộ chăn nuôi lợn thịt cần một lượng vốn rất lớn trong khi đó nguồn vốn tích lũy của các hộ chăn nuôi lợn thịt theo kiểu trang tại tập trung không đáng kể vì vậy để có thể đầu tư phát triển sản xuất các hộ chăn nuôi lợn thịt cần đến nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Trong nhiều năm qua nhiều chính sách hỗ trợ về vốn cho sản xuất của hộ chăn nuôi bò sữa thông qua một số dự án của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách và Xã hội đã được triển khai với lãi suất ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, từng bước giúp hộ khắc phục những khó khăn về vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên có một số bất cập, điều này được thể hiện qua hộp 4.10 sau đây.
Hộp 4.10. Ý kiến của hộ về những bất cập của chính sách vốn tín dụng
Hỏi: Ông/bà cho biết những bất cập của chính sách vốn tín dụng hiện nay?
Ông Trần Văn Sơn ở xã Kim Sơn trả lời: “Tôi nghe nói hiện nay có một số chính sách của nhà nước về tín dụng cho sản xuất chăn nuôi, nhưng tôi cũng nắm rõ về những chính sách này, hơn thế nữa khi tiếp cận vay vốn tín dụng từ những chính sách này đòi hỏi rất nhiều thủ tục phức tạp và mất rất nhiều thời gian nên các hộ chăn nuôi như chúng tôi gần như ít khi tiếp cận được với những ưu đãi, hỗ trợ của các chính sách này ”.
Cùng câu hỏi đó, ông Trần Văn Chiến ở xã Cổ Đông trả lời: “Các chính sách của Trung ương như Nghị định 210, Quyết định 50 của Thủ tướng khi triển khai gặp rất nhiều vướng mắc, ở địa bàn mấy xã gần đây tôi chưa thấy hộ chăn nuôi lợn thịt nào được những hỗ trợ từ những chính sách này. Còn đối với một chính sách của Hà Nội thì người chăn nuôi cũng được hỗ trợ một chút, tuy nhiên mức hỗ trợ là không đáng kể, đa số nhngx hỗ trợ này có được khi nhu cầu của hộ đã qua và không đem lại hiệu quả cao”
(Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Trần Văn Chiến ở xã Cổ Đông và ông Trần Văn Sơn ở xã Kim Sơn)
Chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách kiểm soát dịch bệnh, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn và một số chính sách khác: tất cả chính sách này có tác
động nhất định tới sự phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết của địa phương, nhờ các chính sách này cơ sở hạ tầng nông thôn được hoàn thiện, hộ chăn nuôi lợn thịt tiếp cận với các khoa học kỹ thuật mới, kiểm soát dịch bệnh.
4.2.5. Sự chia sẽ lợi ích và rủi ro trong tham gia liên kết giữa công ty và các hộ/trang trại chăn nuôi lợn thịt