Thông tin về việc ra quyết định tiêu thụ lợn thịt của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

ĐVT: Hộ Chỉ tiêu QM nhỏ (n=15) QM vừa (n=11) QM lớn (n=4)

- Số hộ có tính thời điểm vào đàn để có lợn thịt xuất

chuồng đúng vào thời điểm giá cao, dễ bán 15 11 4

- Đối tượng mua lợn thịt của hộ là thương lái 15 11 4

- Số hộ có sự thoả thuận về giá trước với người mua

lợn 0 0 0

4.1.3.4 Thực trạng tham gia các mô hình liên kết của các hộ điều tra

Liên kết trong sản xuất được thể hiện dưới hai dạng đặc trưng đó là liên kết dọc và liên kết ngang. Tại địa bàn ba xã điều tra có tồn tại cả hai dạng liên kết này, liên kết dọc là các hộ chăn nuôi liên kết với công ty (CP, Dabaco, RTD) và liên kết ngang là việc các hộ liên kết với nhau thông qua Hợp tác xã Dich vụ Chăn nuôi Cổ Đông để trao đổi kinh nghiệm, vay tín dụng, mua vật tư đầu vào và bán sản phẩm đầu ra, … Trước hết ta đi tìm hiểu liên kết dọc của ba xã điều tra.

Trong 65 hộ chăn nuôi lợn thịt được điều tra có 35 hộ tham gia liên kết với các công ty, qua điều tra tại ba xã cho thấy hiện đang có ba công ty đang liên kết với các hộ để sản xuất chăn nuôi lợn thịt đó là công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco và công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Nông thôn (RTD). Trong ba công ty trên có thể nối rằng CP là công ty đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói chung và ở Sơn Tây nói riêng, tiếp đến là công ty Dabaco và gần đây là công ty RTD, Thái Dương, … Năm 2015 số lượng các hộ tham gia liên kết của ba công ty này được thể hiện qua đồ thị 4.1 dưới đây.

Đồ thị 4.1. Số hộ/trang trại tham gia liên kết với công ty năm 2015

Nguồn: số liệu điều tra năm hộ (2015)

Qua đồ thị 4.1 có thể thấy rằng số hộ/trang trại tham gia liên kết với công ty CP chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là công ty Dabaco và có phần nhỏ nhất là công ty RTD.

Trong bất cứ mô hình liên kết của công ty nào cũng sẽ có những điểm phù hợp và những bất cập.Qua tìm hiểu thực tế về những bất cập của ba mô hình liên kết tại địa bàn nghiên cứu thu được kết quả tại hộp 4.2 như sau.

Hộp 4.2. Ý kiến của người chăn nuôi về những bất cập của các mô hình liên kết

Hỏi: Ông/bà có thấy bất cập gì trong mô hình liên kết của ba công ty có tham gia liên kết trên địa bàn?

Ông Nguyễn Thành Trung ở xã Kim Sơn trả lời: “Tôi tham gia liên kết chăn nuôi lợn thịt với công ty RTD, công ty có nhiều điểm phù hợp với điều kiện của gia đình tôi, tuy nhiên thức ăn chăn nuôi mà công ty sản xuất và cung cấp để chăn nuôi lợn thịt lại có chất lượng chưa bằng mọt số công ty khác như Cargill, CP, Prococo, … dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chưa cao và do đóthu nhập từ phía công ty trả khá thấp, nhưng do quy mô không đủ đáp ứng với các công ty khác nên tôi phải ký liên kết với công ty này”.

Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Cổ Đông trả lời: “Gia đình tôi có ký hợp đồng liên kết với công ty Dabaco, tôi thấy công ty này có ưu điểm là có cách tính linh hoạt khi chi trả tiền cho các hộ liên kết như có tính đến các yếu tố trượt giá, yếu tố bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh đó chất lượng thức ăn chăn nuôi mà phía Dabaco sản xuất vẫn thấp hơn một số công ty, chẳng hạn như Proconco, CP nên FCR thường cao hơn công ty CP. Tuy mức trả của công ty có caohơn một chút nhưng vẫn không phải là cao, do gia đình tôi chưa đủ vốn, đủ đất để đầu tư mở rộng chuồng trại nên chúng tôi vẫn phải ký hợp đồng với công ty này”.

Ông Nguyễn Lương Bằng ở xã Cổ Đông trả lời: “Tôi có liên kết với CP, đây là một công ty có kỹ thuật chăn nuôi lợn hàng đầu Việt Nam hiện nay, tuy nhiên tôi thấy trong hợp đồng liên kết công ty này khá cứng nhắc khi tính toán các chỉ tiêu để trả tiền cho các hộ liên kết, hộ cố định các chỉ tiêu này mà không xem xét đến các yếu tố tác động đến chi phí của các hộ”.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu hộ ông Nguyễn Thành Trung ở xã Kim Sơn; ông Nguyễn Văn Minh và ông Nguyễn Lương Bằng ở xã Cổ Đông

Tuy rằng còn tồn tại những bất cập trong mỗi mô hình liên kết của các công ty, nhưng đây vẫn là những công ty có mô hình liên kết chăn nuôi mang lại một số hiệu quả nhất định như tạo thu nhập ổn định, giảm gánh nặng về vốn, giảm rủi ro, … nên có một số hộ chăn nuôi chưa tham gia liên kết có định hướng chuyển sang liên kết với các công ty này.

Bảng 4.16. Thông tin về việc định hướng tham gia liên kết trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ chưa liên kết

ĐVT: Hộ

Chỉ tiêu QM nhỏ

(n=15) QM vừa (n=11) QM lớn (n=4)

- Số hộ chưa tham gia liên kết muốn tham gia liên

kết 3 6 0

- Số hộ chưa tham gia liên kết không muốn tham

gia liên kết 12 5 4

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Như vậy có 9/30 hộ chưa liên kết có xu hướng tham gia liên kết để sản xuất chăn nuôi lợn thịt, nhưng có đến 21 hộ chưa liên kết (tại năm 2015) không muốn tham gia liên kết trong những năm tới. Nguyên nhân của việc những hộ này muốn tham gia liên kết được thể hiện qua bảng 4.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)