Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.5. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình

liên kết ở Sơn Tây

Qua cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm từ sự phát triển chăn nuôi lợn thịt từ các địa phương có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết củ Sơn Tây như sau:

có quy hoạch những vùng phát triển chăn nuôi lợn tập trung.Điều này đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2011. Tại Quyết định này đã chỉ rõ thị xã Sơn Tây có 3 vùng chăn nuôi tập trung đó là xã Cổ Đông, xã Sơn Đông và xã Kim Sơn.

Hai là, Sơn Tây có quỹ đất và hạ tầngđể phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết. Hiện tại Sơn Tây đang thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có công tác dồn điền đổi thửa, đây là cơ hội để người chăn nuôi dòn đất xây dựng trang trại chăn nuôi, hơn nữa Sơn Tây còn có một số quỹ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang cho sản xuất chăn nuôi lợn thị. Bên cạnh đó trong xây dựng nông thôn mới sẽ xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung trong đó có chăn nuôi lợn.

Balà, để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết cần một lượng vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất chăn nuôi.Sơn Tây là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc thành phố Hà Nội, đây là địa phương có tiềm lực rất lớn về tài chính nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi lợn thịt rất thuận lợi, có thể áp dụng hình thức hỗ trợ lãi suất vốn vay như tỉnh Hà Nam đã làm hay hỗ trợ hạ tầng và xử lý chất thải, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai.

Bốn là, chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết là ngành sản xuất hàng hoá, do vậy cần phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Với vị trí cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa (42 km), đây là thị trường tiêu thụ thịt lợn rất lớn nên việc tiêu thụ thịt lợn của Sơn Tây rất thuận tiện, hơn thế nữa Sơn Tây là đầu mối giao thông nói liền Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, Đông bắc có các cửa khẩu xuất lợn thịt sang thị trường Trung Quốc.

Năm là, chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kếtđòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức, am hiểu kỹ thuật chăn nuôi lợn theo kiểu trang trại công nghiệp.Như vậy, để người chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây có kỹ thuật chăn nuôi theo mô hình liên kết thì chính quyền thị xã cần tìm hiểu, tổng kết các mô hình liên kết có hiệu quả thích ứng với điều kiện chăn nuôi của Sơn Tây, từ đó tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng nhằm thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi lợn thịt của địa phương. Hiện tại Sơn Tây đã có những mô hình liên kết của những công ty phát triển chăn nuôi mạnh nhất của Việt Nam, do vậy việc phổ biến nhân rộng những mô hình này là giải pháp hiệu quả nhất.

Từ những bài học kinh nghiệm trên cho thấy việc phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã Sơn Tây là khá thuận lợi và còn nhiều tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)