Chỉ tiêu ĐVT
Phân theo quy mô
Chung (n=65) Quy mô nhỏ (n=15) Quy mô vừa (n=25) Quy mô lớn (n=25) Diện tích đất bình quân/hộ m2 5.865 7.132 11.713 8.601 Phân Theo mục đích sử dụng
- Diện tích chuồng trại cho CN % 9,7 12,4 38,4 25,6
- Diện tích đất khác % 92,3 87,6 61,6 74,4
Phân theo nguồn gốc
- Số hộ phải đi thuê đất để CN Hộ 9 23 25 57
- Thời gian thuê đất của hộ Năm 18,8 17,6 19,4 18,6
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)
Về cơ cấu sử dụng đất, bình quân mỗi hộ dành 2.201m2 tương đương với 25,6% diện tích đất bình quân của mỗi hộ để xây dựng chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt. Chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, công nghiệp đòi hỏi
phải có một diện tích đất đủ lớn để xây chuồng trại, do vây có hộ ông Nguyễn Đức Như có diện tích chuồng lên tới 14.500 m2.
Về nguồn gốc đất sử dụng để chăn nuôi lợn: tất cả các hộ thuộc nhóm có quy mô lớn đều phải đi thuê đất để sản xuất chăn nuôi lợn, tiếp đến là nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa có đến 23/25 hộ phải đi thuê đất và thấp nhất là nhóm hộ chăn nuôi nhỏ chỉ có 9/15 hộ phải đi thuê đất. Qua số liệu điều tra cho thấy những hộ không phải đi thuê đất là những hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do đó họ chỉ cần quỹ đất vừa pải là đủ, bên cạnh đó gia đoạn gần đây Sơn Tây nói chung và ba xã điều tra nói riêng cơ bản đã thực hiện việc dồn điền đổi thửa, do vậy một số hộ đã chuyển toàn bộ đất nông ghiệp vào một khu và xây dựng trại lợn tại khu đất đó.
Kết quả điều tra cho thấy thời gian thuê đất của các hộ là ở mức trung bình, tất cả đều ở mức nhỏ hơn 20 năm. Đây là điều khiến nhiều hộ không yên tâm khi đầu tư vào sản xuất chăn nuôi lợn, bởi theo họ với hạn điền như vậy là khá ngắn và làm tăng chi phí khấu hao chuồng trại và dẫn đến hiệu quả chăn nuôi sẽ bị giảm xuống.
b. Vốn Sản xuất của các hộ điều tra
* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn
Kết quả điều tra được tổng hợp bảng 4.8 cho thấy lượng vốn (lưu động năm 2015) đầu tưcủa hai nhóm có liên kết và không liên kết có sự chênh lệch nhau rất lớn gấp hơn 10 lần (2.925,0/263,3), điều này thể hiện áp lực về vốn rất lớn đến những hộ chăn nuôi lớn khi không tham gia liên kết với các công ty vì phải bỏ ra lượng vốn lên đến gần 3 tỷ đồng/năm, trái lại với các hộ tham gia liên kết thì áp lực này còn rất thấp, chỉ còn 263,3 triệu đồng/năm.
Nếu so sánh từng loại trong cơ cấu vốn thì thấy: trong nhóm liên kết chỉ có 1/21 hộ phải đi vay tín dụng chiếm 4,7%, còn với nhóm không kiên kết thì 100% số hộ phải đi vay (4/4 hộ); với loại vốn vay của người thân cũng gần như vậy, chỉ có 7/21 hộ liên kết có vay nhưng cả 4/4 hộ không liên kết có vay loại này; với loại vốn khác (vốn vay của các đại lý, công ty cung cấp vật tư đầu vào như TACN, thuốc thú y, …) thì chỉ có nhóm không liên kết có 3/4 hộ vay vốn từ nguồn này, đây là loại vay vì thực chất việc mua hang trả chậm của các công ty, đại lý cũng là một loại hình vay.
Bảng 4.9.Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ có quy mô lớn thuộc 3 xã điều tra
Chỉ tiêu
Phân theo liên kết
Có liên kết(n=21) Không liên kết(n=4)
Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Tổng Vốn 21 263,3 4 2.925,0 - Nguồn vốn tự có 21 215,7 4 1150,0 - Vốn vay tín dụng 1 200,0 4 875,0
- Vốn vay anh em, họ hàng 7 114,3 4 400,0
- Vốn khác 0 0 3 666,7
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ, (2015)
* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa
Qua bảng 4.10 thấy rằng ở quy mô này số hộ liên kết và số hộ không liên kết tương đương nhau, tuy nhiên tổng vốn đầu tư của nhóm này cũng chênh lệch rất lớn khoảng 7 lần (1.088,8/176,4). Cũng như nhóm có quy mô lớn thì nhóm có quy mô vừa cũng có tính chất giống nhau, với nhóm liên kết không có hộ nào vay tín dụng, sử dụng nguồn vốn khác và chỉ có 3 hộ có vay vốn của người thân, còn với nhóm không liên kết thì hầu hết phải sử dụng nguồn vốn tín dụng, vốn của người thân và có 3/11 hộ phải dùng vốn khác.
Bảng 4.10. Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt
của các hộ có quy mô vừa
Chỉ tiêu
Phân theo liên kết
Có liên kết(n=14) Không liên kết(n=11)
Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ) Tổng Vốn 176,4 1.088,8 - Nguồn vốn tự có 14 168,8 14 495,4 - Vốn vay tín dụng 0 0 11 300,0
- Vốn vay anh em, họ hàng 3 63,3 10 200,0
- Vốn khác 0 0 3 233,3
* Nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lợn thịt nhỏ
Với nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô nhỏ thì không có hộ nào tham gia liên kết, như vậy để có thể tham gia liên kết với các công ty thì quy mô chăn nuôi của trại phải lớn hơn 200 con, kết quả về vốn đầu tư của nhóm này được thể hiện qua bảng 4.11. Ta có thể thấy đã có sự khác biệt so với hai nhóm hộ có quy mô lớn và vừa đó là có đến 6/15 hộ không sử dụng đến vốn tín dụng.
Bảng 4.11. Tình hình vốn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt
của các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Lượng vốn BQ (Tr.đồng/hộ)
Tổng Vốn 15 353,3
- Nguồn vốn tự có 15 273,3
- Vốn vay tín dụng 9 116,7
- Vốn vay anh em, họ hàng 1 50
- Vốn khác 1 100
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)
4.1.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiêt bị phục vụ chăn nuôi lợn thịt của các hộ
Bảng 4.12. Số lượng máy móc, thiết bị phục vụ chăn nuôi lợn thịt
của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ (n=15) QM vừa (n=25) QM lớn (n=25)
- Số hộ xây dựng chuồng kiểu kín hoàn
toàn hộ 6 24 25
- Số hộ có đầu tư xây dựng hầm Biogas hộ 15 25 25
- Vốn đầu tư xây dựng hầm Biogas bình quân/hộ
triệu đồng 44,0 53,0 640,8
- Số hộ xây dựng trại ngoài khu dân cư hộ 15 25 25
- Số hộ có đường ô tô vào trại thuận tiện hộ 14 24 25
- Số hộ có hệ thống khử trùng đảm bảo vệ
sinh an toàn dịch bệnh hộ 15 25 25
-Thời gian để trống chuồng sau mỗi lứa ngày 17,3 18,0 20,8
- Số hộ có máy phát điện hộ 9 25 25
- Số hộ có máy bơm nước hộ 15 25 25
- Số hộ có đầu tư xây dựng kho chứa hộ 15 25 25
- Bình quân diện tích kho chứa của hộ m2 28,7 49,2 84,0
- Số hộ có hệ thống làm mát hộ 15 25 25
Công cụ, tư liệu sản xuất ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi do đó ảnh hưởng khả năng phát triển của các hộ chăn nuôi lợn thịt. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.12 cho ta thấy hầu hết các hộ thuộc nhóm có quy mô chăn nuôi lớn và vừa đều đã đầu tư những trang thiết bị cơ bản như máy bơm nước, máy phát điện, kho chứa, hệ thống làm mát và hầm Biogas. Riêng đối với nhóm chăn nuôi có quy mô nhỏ mức độ đầu tư cũng hạn chế hơn, có một số hộ không đầu tư máy phát điện vì hộ sử dụng kiểu chuồng hở có bạt che, trong trường hợp mất điện những hộ này dùng biện pháp tình thế là mở bạt che khi thời tiết nóng bức và che lại khi mùa lạnh, nhưng đây là giải pháp tạm thời vì những hộ này còn hạn chế về nguồn vốn nên chưa đầu tư và về lâu dài vẫn phải đầu tư mua.
Qua bảng 4.12 ta thấy ở hai nhóm hộ có quy mô lớn và vừa hầu hết là sử dụng kiểu chuồng kín hoàn toàn, tuy nhiên ở nhóm hộ có quy mô nhỏ lại chỉ có 6/15 hộ là sử dụng kiểu chuồng kín.Về mức vốn đầu tư xây dựng hầm Biogas ở nhóm hộ có quy mô lớn là có sự khác biệt và cao hơn nhóm còn lại trên 10 lần.Tất cả các trại chăn nuôi của các hộ điều tra đều nằm ngoài khu dân cư và hầu hết có đường ô tô vào thuận tiện. Các hộ đều có hệ thống khử trùng đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Về thời gian để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi lợn có sự khác biệt không lớn giữa ba nhóm hộ điều tra, tuy nhiên ta có thể làm rõ chỉ tiêu này ở khía cạnh những hộ có tham gia liên kết và không tham gia liên kết của ba nhóm hộ tại bảng 4.13.