Đánh giá về lợi ích của các hộ chăn nuôi lơn thịttheo mô hình liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết ở thị xã

4.1.5. Đánh giá về lợi ích của các hộ chăn nuôi lơn thịttheo mô hình liên kết

trên địa bàn thị xã Sơn Tây

a. Lợi ích về kinh tế

Chăn nuôi thịt theo mô hình liên kết đã và đang trở thành nguồn thu chính của các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Sơn Tây,tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của nó được minh chứng như sau:

Thứ nhất về mặt kinh tế:

Qua kết quả khảo sát ở trên có thể thấy 87,7% số hộ cho rằng tiếp cận các dịch vụ đầu vào sẽ dễ dàng hơn, với chất lượng đảm bảo, đặc biệt với nhóm hộ liên kết với công ty CP tỉ lệ này là 18/18 hộ tương ứng với 100%.

Do công ty khi ký hợp đồng liên kết đã có kế hoạch sản xuất chăn nuôi cũng như tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra nên việc tiêu thụ sản phẩm là khá ổn định. Qua khảo sát thấy rằng có 81,3% số hộ thamgia liên kết với các công ty cho rằng việc tiêu thụ sản phẩm là ỏn định.

Bảng 4.22. Đánh giá của người chăn nuôi về các lợi ích của các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt ở thị xã Sơn Tây

ĐVT: %

Lợi ích của liên kết

Mô hình liên kết CP (n=18) Mô hình liên kết Dabaco (n=12) Mô hình liên kết RTD (n=5) Tính chung 1. Lợi ích kinh tế

-Tiếp cận các dịch vụ đầu vào dễ dàng,

chất lượng 100,0 83,3 80,0 87,7

-Thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định 88,9 75,0 80,0 81,3

-Giảm rủi ro cho người chăn nuôi 83,3 91,7 100,0 91,7

-Nâng cao thu nhập của hộ 94,4 83,3 100,0 92,5

2. Lợi ích xã hội

-Chất lượng thịt tốt hơn 77,8 66,7 80,0 74,8

-Thịt đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 100,0 100,0 100,0 100,0 -Tạo công ăn việc làm cho lao động 55,5 58,3 100,0 71,3

3. Lợi ích về môi trường

-Giảm thiểu ô nhiễm môi trường 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ (2015)

Khi chăn nuôi theo mô hình liên kết các hộ phải xây dựng chuồng theo dạng chuồng kín, phải nuôi theo quy trình của công ty nên hạn chế tối đa dịch bệnh, hơn nữa việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra lại là trách nhiệm của phía công ty nên khi giá cả thị trường có biến động thì người chăn nuôi ít bị tác động do vậy là rủi ro sẽ được giảm thiểu đối với người chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết. Qua bảng 4.22 cho thấy 91,7% số hộ cho rằng việc chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết sẽ giảm thiểu rủi ro. Với nhóm hộ liên kết với công ty RTD tỷ lệ này là 5/5 hộ tương ứng với 100%.

Các hộ chăn nuôi lợn thịt mô hình truyền thống thường có năng suất thấp, đi kèm với chi phí cao và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp và thu nhập thấp. Ngược lại khi các hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết sẽ có hiệu quả đầu tư cao hơn và mang lại thu nhập cao hơn. Từ kết quả điều tra cho thấy 92,5% số các hộ cho rằng chăn nuôi nếu chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì sẽ mang lại thu nhập cao hơn

Thứ hai về mặt xã hội:

Đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì từ khâu chọn giống cho đến chăm sóc đều được thực hiện theo quy trình chăn nuôi tiên tiến nhất hiện nay, do vậy sẽ tạo ra thịt lợn có chất lượng tốt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua khảo sát thấy rằng có đến 100% sô hộ cho rằng thịt lợn được sản xuất chăn nuôi theo mô hình liên kết sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và 74,8% số hộ cho rằng thịt lợn được tạo ra do liên kết chăn nuôi sẽ có chất lượng tốt hơn.

Khi phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì cần có lao động để chăm sóc đàn lợn cũng như thực hiện các công việc dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng; tiêu thụ các đầu vào với số lượng lớn nên thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, thuốc thú y phát triển; bên cạnh đó sản phẩm đầu ra là hàng hoá nên cần được sơ chế, chế biến, tiêu thụ trên thị trường. Tất cả những hoạt động này đều cần có bàn tay của con người tham gia do vậy sẽ tạo được công ăn việc làm cho người lao động. Thực tế điều tra cho thấy có đến 71,3 số hộ đồng ý là khi sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Thứ ba về mặt môi trường:

Chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết phát triển góp phần cải thiện môi trường sống của các hộ dân và của cộng đồng dân cư.Là một mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính khoa học cao hơn hẳn so với sản xuất tiểu nông thông thường. Hiệu quả đầu tiên mà chúng ta nhận thấy ngay đó là các hộ chăn nuôi xây dựng trại ngoài khu dân cư đã làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng dân cư, giảm thiểu sự lấy nhiễm chéo một số loại bệnh từ động vật sang người. Các hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết hầu hết đã chủ động xây dựng hầm biogas vì vậy hạn chế chất thải trực tiếp ra môi trường sống so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu nông hộ, góp phần cải thiện môi trường sống trong khu dân cư. Bên cạnh đó việc xây dựng hầm biogas sẽ tận dụng được lượng khí ga làm chất đốt nên giảm việc dùng các nguyên liệu hoá thạch như than đá là chất đốt hay việc giảm sử dụng điện thông qua việc dùng đèn đốt khí ga, ...

Qua khảo sát thấy 100% số hộ cho rằng khi phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên két sẽ bảo vệ được môi trường.

Việc chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết không những mang lại lợi ích cho các hộ chăn nuôi mà còn mang lại lợi ích cho công ty liên kết. Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với ông Lê Anh Tuấn – Phó giám đốc phụ trách chăn nuôi của công ty CP.

Hộp 4.5. Ý kiến của công ty về những lợi ích khi chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Hỏi: Ông cho biết những lợi ích khi thực hiện sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết?

Ông Lê Anh Tuấn trả lời: “Có rất nhiều cái lợi khi phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, trước hết đó là việc công ty có được một đơn vị cùng đầu tư góp vốn thông qua việc xây dựng chuồng trại, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi, tiền công của người làm thuê, tiền điện, nước, chi phí về môi trường, .... Tiếp đến là việc công ty không phải đi thuê đất để xây dựng chuồng trại mà do những người chăn nuôi tự có hoặc đi thuê, có thể nói rằng với những quy định hiện tại của pháp luật Việt Nam việc doanh nghiệp đi thuê đất lại của người dân là rất khó khăn. Ngoài ra khi mở rộng được quy mô sản xuất thì công ty tiêu thụ được thức ăn chăn nuôi của công ty sản xuất đồng thời tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng cho việc sản xuất các sản phẩm của công ty như thịt lợn xông khói, thịt chân giò muối, xúc xích”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Lê Anh Tuấn – Phó giám đốc phụ trách chăn nuôi của công ty CP

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT THEO MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)