Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết ở thị xã
4.1.1. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịt ở thị xã Sơn Tây
Qua bảng 4.1 cho thấy tổng đàn lợn của Sơn Tây có xu hướng tăng qua các năm, riêng có năm 2014 lại giảm xuống so với năm 2013, nguyên nhân là do trong năm có đợt dịch tai xanh và lở mồm long móng xảy ra, thêm vào đó năm vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 giá lợn hơi giảm mạnh nên người chăn nuôi hạn chế vào đàn.
Bảng 4.1. Số lợn thịtcủa Sơn Tây qua các năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng đàn lợn thịt (con) 94.660 99.160 99.760 96.541 113.475
Trọng lượng XC BQ (kg/con) 85,5 86,4 87,6 88,3 89,7
Sản lượng thịt hơi (tấn) 8.093,4 8.567,4 8.738,9 8.524,5 10.178,7 Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây
Từ bảng 4.1 thấy rằng năng suất chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây (trọng lượng xuất chuồng bình quân) tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2011 đạt 85,5 kg/con đến năm 2015 đã tăng lên 89,7 kg/con. Do tổng đàn tăng và năng suất tăng nên sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng lên trên 2 nghìn tấn sau 5 năm.
Bảng 4.2. Số hộ chăn nuôi lợn thịt qua các năm
ĐVT: Hộ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) - TX Sơn Tây 5.697 5.736 5.794 5.811 5.812 100,5 - Cổ Đông 2.145 2.145 2.145 2.145 2.141 99,9 - Sơn Đông 463 463 463 463 460 99,8 - Kim Sơn 813 813 813 813 813 100,0
Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây
Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng hộ chăn nuôilợn thịt của Sơn Tây còn rất lớn khoảng 5,7 nghìn hộ năm 2011 và tăng lên trên 5,8 nghìn hộ năm 2015, tốc độ phát triển bình quân qua 5 năm là 100,5%. Tuy nhiên tại 3 xã thuộc địa bàn nghiên cứu khá ổn định, 2 xã Cổ đông và Sơn Đông có số hộ chăn nuôi lợn thịt
giảm vào năm 2015, nhưng lượng giảm là không đáng kể, còn Kim Sơn giữ nguyên số lượng hộ chăn nuôi lợn thịt.
Bảng 4.3. Số trại chăn nuôi lợn thịt qua các năm
ĐVT: Trại Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ PTBQ (%) - Thị xã Sơn Tây 48 54 60 82 88 116,4 - Cổ Đông 37 40 42 49 43 103,8 - Sơn Đông 6 7 7 9 11 116,4 - Kim Sơn 4 5 5 7 15 139,2
Nguồn: Báo cáo Trạm Phát triển chăn nuôi Sơn Tây
Qua bảng 4.3 cho thấy số trại chăn nuôi lợn thịt ngoài khu dân cư của Sơn Tây phát triển khá nhanh qua các năm, tốc độ phát triển bình quân qua 5 năm là 116,4%. Tốc độ phát triển số trại chăn nuôi lợn của xã Sơn Đông là tương đồng với Sơn Tây, khác với xã Sơn Đông thì Cổ Đông lạ có tốc độ phát triển bình quân là 103,8% thấp hơn so với mặt bằng chung của Sơn Tây, ngược với Cổ Đông thì Kim Sơn là xã có tốc độ phát triển bình quân cao nhất với 139,2%.
Tuy tốc độ phát triển bình quân của Sơn Tây khá cao, tuy nhiên số trại chăn nuôi lợn của Sơn tây còn rất hạn chế, chỉ mới có 88 trại/5.812 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ vấn chiếm tỷ lệ rất cao.
4.1.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết ở thị xã Sơn Tây Sơn Tây
4.1.2.1. Thực trạng các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Qua nghiên cứu tại Sơn Tây thấy rằng công ty CP là đơn vị thực hiện chăn nuôi lợn thịt theo mô hình đầu tiên tại đây, từ những năm đầu của thế kỷ 21 công ty CP đã xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn chăn nuôi tại huyện Chương Mỹ của tỉnh Hà Tây cũ nay là Hà Nội, sau khi nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đi vào hoạt động, công ty này đã tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi theo dạng liên kết với những hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây và các địa phương khác khu vực đồng bằng sông Hồng. Hệ thống các trại liên kết của CP ngày một được mở rộng và phát triển.
Tiếp theo CP là công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cũng được hình thành khá sớm tại Bắc Ninh, giai đoạn đầu công ty này chủ yếu tập trung phát triển thị trường về thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là các trại giống, đến năm 2008 công ty này
bắt đầu học theo mô hình của CP về phát triển chăn nuôi theo dạng liên kết, đến năm 2012 công ty này mới thâm nhập thị trường chăn nuôi tại Sơn Tây.
RTD là đơn vị mới xây dựng hệ thống trại chăn nuôi lợn thịttheo mô hình liên kết từ năm 2012 cho đến nay và đã phát triển ở nhiều địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hà Nội.
Nhìn chung ba công ty này có mô hình liên kết khá giống nhau và đều xuất phát từ mô hình của công ty CP, tuy nhiên với mỗi công ty lại có một số ràng buộc khác nhau về điều kiện vốn, quy mô chuồng trại, công suất thiết kế của chuồng nuôi, …
Bảng 4.4. Nội dung liên kết của các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt
ở thị xã Sơn Tây
Nội dung liên kết Mô hình liên kết CP Mô hình liên kết RTD Mô hình liên kết Dabaco Cung cấp thức ăn x x x Cung cấp thuốc thú y x x x
Cung cấp thuốc tiêu độc, khử trùng x x x
Cung cấp con giống x x x
Cung cấp kỹ thuật nuôi cho các hộ x x x
Yêu cầu hao hụt lợn hơi xuất chuồng (%) 5 5 5
Yêu cầu về trọng lượng xuất chuồng (kg) 105 - 110 100 - 110 105 - 110 Mức giá chi trả cho các hộ/1 kg tăng
trọng (đồng) 3.000-4.500 3.000-4.500 3.000-4.500
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm, (2015)
Hình thức liên kết của ba công ty này với các hộ chăn nuôi là thông qua hợp đồng thuê chuồng trại chăn nuôi. Để có được chuồng trại cho các công ty thuê các hộ sẽ ký kết một hợp đồng với công ty, sau đó công ty sẽ cử cán bộ kỹ thuật đến hỗ trợ, hướng dẫn, thiết kế và giám sát việc xây dựng chuồng trại, nhìn chung là thiết kế của trại theo mẫu của các công ty. Sau khi chuồng trại xây xong thì phía công ty sẽ cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các loại vắc xin, thuốc thú y và có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chăn nuôi cho hộ. Về phía hộ phải lo các chi phí liên quan đến vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, chi phí điện, nước, nhân công, nộp các loại phí và lệ phí của địa phương quy định khi chăn nuôi lợn. Khi lợn đến thời điểm xuất chuồng thì cán bộ kỹ thuật của công ty sẽ là người quyết định thời điểm bán.
cho hộ mức tối đa 4.500 đồng/1kg tăng trọng lợn với điều kiện phải đạt các định mức do phía công ty yêu cầu chẳng hạn như: tỷ lệ hao hụt, FCR, khối lượng khi xuất bán,…Nhìn chung các hộ gia đình chỉ nhận được ở mức từ 3.000 đến 4.000 đồng/1kg tăng trọng và tuỳ thuộc vào cách tính của mỗi công ty.
4.1.2.2. Điều kiện tham gia các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Bảng 4.5. Một số thông tin về điều kiện khi tham gia liên kết chăn nuôi lợn thịt
của ba công ty
Chỉ tiêu ĐVT RTD Dabaco CP
- Diện tích chuồng, trại tối tiểu m2 300 500 1.000
- Lượng vốn tối thiểu Triệu đồng 700 1.000 2.000
- Chi phí ban đầu để được tham gia liên kết
không không có
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Như vậy qua bảng 4.5 ta thấy rằng điều kiện để được tham gia liên kết với các công ty là khác nhau và do các công ty quy định. Ngoài một số điều kiện được thể hiện tại bảng 4.5 thì công ty còn có mộ số điều kiện đối với các hộ khi muốn tham gia liên kết cần phải có: phải có trại xây dựng theo kiểu chuồng kín ở ngoài khu dân cư, phải có bảm cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, đường vào trại phải thuận tiện và có đường ô tô vào trại, có nguồn nước đảm bảo vệ sinh, …
Qua trao đổi với ông Trần Văn Chiến một hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn và nhiều năm kinh nghiệm, đã từng tham gia liên kết với CP và là chủ nhiệm Hợp tác xã Dich vụ và chăn nuôi Cổ Đông, ông cho biết: từ năm 2012 công ty CP có định hướng sàng lọc bớt những hộ có năng lực tài chính hạn chế và điều kiện chuồng trại nhỏ, chính vì thế công ty này tăng mức quy định về lượng vốn và diện tích chuồng trại lên, cụ thể từ trước năm 2012 công ty này cũng quy định như công ty Dabaco hiện nay là diện tích tối thiểu của chuồng trại là 1.000 m2 và vốn tối thiểu là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty này đã tăng điều kiện lên 2 lần và những hộ nào đến hạn thanh lý hợp đồng liên kết (nuôi gia công) mà không đáp ứng được điều kiện thì công ty này sẽ không ký hợp đồng tiếp.
Theo ông Chiến điều này có một số cái lợi cho CP như sau: Thứ nhất CP sẽ chọn được các hộ có tiềm lực tài chính, quy mô trại lớn để liên kết và khi đó hộ đã đầu tư thì phải thực hiện các quy định do CP đưa ra vì chỉ có như vậy mới
thu hồi được vốn; Thứ hai CP sẽ giảm được chi phí trong quá trình sản xuất chăn nuôi vì giảm được chi phí vận chuyển (cả vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra) và giảm chi phí nhân công (cán bộ kỹ thuật của công ty) vì không phải di chuyển nhiều trại như trước; Thứ ba tạo ra được sản phẩm hàng hoá đồng bộ hơn (vì nuôi cùng 1 trại) với số lượng lớn; Thứ tư, CP sẽ có điều kiện để tìm kiếm, lựa chọn những hộ chăn nuôi mới ở các địa bàn khác nhằm mục đích giảm rủi do về dịch bệnh (vì sau một vài năm chăn nuôi lợn thì chuồng trại sẽ có nguy cơ ủ bệnh, môi trường xung quanh trại sẽ dần bị ô nhiễm, …) cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của CP.
Tuy nhiên, qua khảo sát tại các hộ thấy rằng với công ty Dabaco, RTD thì đáp ứng đủ các điều kiện của công ty là có thể tham gia liên kết, nhưng đối với công ty CP thì lại khác, các hộ muốn tham gia liên kết trước hết phải đáp ứng các điều kiện của công ty thêm vào đó là phải mất một khoản chi phí ngoài cho cán bộ thị trường khi khảo sát, đánh giá chuồng trại của hộ. Để làm rõ hơn vấn đề này chúng tôi có phỏng vấn một số có tham gia liên kết với 3 công ty trên, kết quả cụ thể được thể hiện qua hộp 4.1 sau đây:
Hộp 4.1. Ý kiến của hộ về chi phí khi tham gia liên kết với công ty
Hỏi: Ông/bà cho biết khi tham gia liên kết với công ty ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có cần phải chi phí gì thêm không?
Ông ông Nguyễn Văn Lập ở xã Cổ Đông trả lời: “Gia đình tôi khi đăng ký tham gia liên kết để chăn nuôi lợn thịt thì công ty CP đã cử cán bộ thị trường xuống để khảo sát xem có đáp ứng đủ điều kiện không, sau buổi khảo sát cán bộ đó bảo cơ bản là đã đáp ứng, tuy nhiên cần phải xem xét và chờ lãnh đạo công ty quyết định. Tôi hỏi một số hộ chăn nuôi đã ký hợp đồng liên kết với công ty CP thì được biết là muốn được ký hợp đồng thì cần phải có chi phí “bôi trơn” cho cán bộ khảo sát mới được. Sau đó tôi cũng phải chi một khoản tiền thì mới được ký hợp đồng”.
Cùng câu hỏi đó ông Phùng Đặng Hùng ở xã Sơn Đông trả lời: “Khi tôi đăng ký với công ty Dabaco để liên kết chăn nuôi lợn thịt, sau đó ít hôm công ty đã cử cán bộ về khảo sát, đánh giá và kết luận là đã đủ điều kiện. Ngay hôm đó cán bộ này đã cùng gia đình tôi bàn bạc về điều kiện khi ký hợp đồng liên kết, sau khi thống nhất song thì hai bên tiến hành ký hợp đồng”.
Tương tự ông Hùng thì ông Trịnh Văn Dương ở xã Cổ Đông cũng có thông tin là khi ký hợp đồng với công ty RTD chỉ cần đáp ứng theo điều kiện của công ty mà không mất thêm chi phí nào khác.
Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu 03 hộ
Đối với Dabaco và RTD là hai công ty đi sau nên việc phải tìm kiếm khách hàng và lựa chọn phân khúc dưới của CP là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên trong mấy năm trở lại đây, nhất là năm 2015 giá lợn thịt ổn định ở mức khá
cao và người nuôi lợn có thu nhập ổn định, một số hộ đã giàu nên nhờ nuôi lợn thịt như hộ ông Nguyễn Đức Như, Vương Văn Thanh ở Kim Sơn, ông Trần Văn Chiến, Nguyễn Văn Vương ở Cổ Đông, do vậy đã có nhiều hộ chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại vì thế số trại chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây ngày một tăng.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết ở thị xã Sơn Tây
Qua bảng 4.6 cho thấy tổng số hộ số hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết của Sơn Tây có xu hướng ngày một tăng, tốc độ phát triển bình quân của năm là 103,9%. Với công ty CP thì số hộ tham gia liên kết lại có xu hướng giảm, tốc độ phát triển qua các năm chỉ còn 88,0%, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do chính sách, định hướng của công ty CP muốn giảm dần những trại liên kết có quy mô trung bình và chỉ duy trì liên kết với các hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhằm đạt được những lợi ích như đã nêu ở trên.
Bảng 4.6. Biến động về số hộ tham gia các mô hình liên kết qua các năm
ĐVT: Hộ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 PTBQ (%) Tốc độ - CP 30 27 22 19 18 88,0 - Dabaco 0 2 5 10 12 181,7 - RTD 0 0 2 3 5 158,1 TX Sơn Tây 30 29 29 32 35 103,9
Nguồn: Trạm phát triển chăn nuôi Sơn Tây
Ngược lại với công ty CP, công ty RTD và Dabaco có xướng ngày một tăng, nguyên nhân là hai công ty này đi sau CP, vì vậy để có được mạng lưới các trại liên kết thì cần lựa chọn những điều kiện khác nhau để có thể phát triển được thị phần của mình, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ chăn nuôi có đủ điều kiện có thể tham gia liên kết, thậm chí công ty Dabaco còn phải dùng đến biện pháp là giảm bớt phần lợi nhuận của của công ty (thông qua cách tính linh hoạt về yêu cầu đối với hộ chăn nuôi) để tăng phần chi trả cho người chăn nuôi nhằm thu hút hộ liên kết. Chính vì vậy tốc độ phát triển bình quân của công ty Dabaco qua 4 năm đạt 181,7% và công ty RTd qua 3 năm cũng đạt đến 158,1%.