Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết ở thị xã
4.1.4. Kết quả và hiệu quả khi thamgia mô hình liên kếttrong chăn nuôilợn
thịt của các hộ điều tra
a. Kết quả chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình liên kết của các hộ điều tra
Qua bảng 4.19 cho thấy, các chỉ tiêu của nhóm không liên kết đều cao hơn các nhóm còn lại. về thời gian nuôi của các nhóm hộ là khá tương đồng chỉ dao động từ 138 đến 140 ngày, với chỉ tiêu FCR đã có sự khác biệt khá xa giữa công ty CP và những hộ không tham gia liên kết lệch nhau 0,13 kg thức ăn/kg tăng trọng, tuy nhiên đây mới chỉ thể hiện về mặt số lượng vì các hộ chăn nuôi có thể dùng các loại thức ăn khác nhau và giá của các loại thức ăn này cũng khác nhau.
Bảng 4.19. Kết quả chăn nuôi thịttheo các mô hình liên kết của các hộ
Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (n=30) Dabaco (n=12) CP (n=18) RTD (n=5)
- Thời gian nuôi BQ/lứa Ngày 140,0 138,4 139,5 138,0
- Lượng tiêu tốn thức
ăn/1kg tăng trọng (FCR) kg 2,39 2,30 2,26 2,37
- Chi phí thuốc thú y
BQ/con lợn XC 1.000 đ 92,1 76,5 75,2 77,0
- Chi phí khác (điện, nước, nhân công, khấu hao chuồng trại, tiền thuê đất, lãi suất vốn vay)
1.000 đ 191,3 77,5 76,8 82,0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Với chỉ tiêu thuốc thú y thì việc các hộ không liên kết phải mua các loại thuốc trên thị trường thông qua hệ thống phân phối và mua với số lượng nhỏ nên tổng chi phí tính trên đầu lợn cao hơn khá nhiều so với nhóm hộ còn lại (từ 15-17 nghìn đồng/con). Riêng đối với chỉ tiêu về chi phí khác thì có sự khác biệt rất lớn giữa nhóm hộ không liên kết và nhóm hộ liên kết, nguyên nhân chính là do phần chi phí vốn các hộ này cao hơn rất nhiều do phải đầu tư vốn để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, bên cạnh đó chi phí nhân công tính trên đầu lợn cũng cao hơn vì cùng số ngày lao động nhưng quy mô của nhóm tham gia liên kết cao hơn nhiều lần.
Với ba nhóm tham gia liên kết thì nhóm tham gia liên kết với công ty CP có các chỉ tiêu ưu việt hơn, tuy nhiên mức độ khác biệt là không lớn nhưng đây mới là những chỉ tiêu thể hiện về mặt kết quả.
b. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình liên kết của các hộ điều tra
Hiệu quả chăn nuôi của nhóm hộ tham gia liên kết là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá về chất lượng của các hộ chăn nuôi, nếu hiệu qủa cao tức là hộ có lãi nhiều và ngược lại hiệu quả thấp thì hộ có được mức lợi nhuận thấp và cũng có nghĩa là khi không hiệu quả thì hộ không có lợi nhuận.
Để có thể làm rõ được hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra ta đi tìm hiểu theo từng góc độ khác nhau, trước hết ta đi tìm hiểu với nhóm hộ có tham gia liên kết với các công ty trong việc sản xuất chăn nuôi lợn thịt.
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi thịt theo các mô hình liên kết của các hộ
điều tra năm 2015
(Tính bình quân 100kg lợn hơi xuất chuồng)
Chỉ tiêu ĐVT Không liên kết (n=30) Dabaco (n=12) CP (n=18)
RTD (n=5)
Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 900,7 334,2 314,4 299,0
Công lao động (L) công 1,42 0,45 0,24 0,72
MI/IC Lần 0,22 2,17 2,06 1,88
MI/L Lần 633,8 742,2 1.308,3 415,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.20 cho thấy cùng là liên kết với các công ty trong chăn nuôi lợn thịt nhưng lại có sự khác biệt khá rõ trong mức lãi gộp của hộ đối với từng công ty. Trong ba công ty thì thấp nhất là công ty RTD với mức lãi gộp bình quân 299 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng, sau đó đến công ty CP với mức lãi gộp là 314,4 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng và cao nhất là công ty Dabaco với mức lãi gộp 334,2 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng. Nguyên nhân của sự khác biệt này là do: thứ nhất ba công ty này sử dụng ba loại thức ăn chăn nuôi khác nhau và có kỹ thuật chăn sóc khác nhau nên tỷ lệ FCR của ba công ty này là khác nhau, do đó hiệu quả cũng khác nhau, và đây là cơ sở để tính toán tiền chi trả cho các hộ liên kết; thứ hai ba công ty có điều kiện và cách tính (chấm các chỉ tiêu) tiền chi trả cho hộ liên kết khác nhau (tỷ lệ phân bổ lợi nhuận) nên mức tiền nhận được của sẽ là không giống nhau.
Tuy nhiên năm 2015 là năm khá đặc biệt khi giá lợn luôn ở mức cao nên những người chăn nuôi không tham gia liên kết lại có mức thu nhập hỗn hợp lên đến 900 nghìn đồng, cao gấp 3 lần so với những hộ liên kết với RTD.
Nếu xét trên góc độ hiệu quả đầu tư thì các hộ không tham gia liên kết lại thấp nhất 0,22 lần và công ty Dababco cũng có ưu thế nhất 2,17 lần tiếp đến là công ty CP 2,06 lần và công ty RTD 1,88 lần. Như vậy đứng trên góc độ hiệu quả đồng vốn đầu tư thì ngay cả năm được giá và người chăn nuôi lợn tự do thì cũng kém thế hơn rất nhiều so với các hộ liên kết.
Nếu xét trên góc độ thu nhập hỗn hợp tính trên công lao động thì công ty CP có ưu thế vượt trội hẳn hai mô hình còn lại, nguyên nhân là do tất cả các hộ liên kết với CP đều có quy mô chăn nuôi từ 1.000 con/lứa trở lên kết hợp với việc sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại, quy trình chăn nuôi tiên tiến nên đã làm giảm số công lao động/con lợn xuất chuồng.
Để làm rõ thêm vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số hộ chăn nuôi về cách tính tiền chi trả cho hộ chăn nuôi khi liên kết với công ty.
Hộp 4.3. Ý kiến của hộ về cách tính khoản tiền chi trả cho hộ chăn nuôicủa phía công ty liên kết
Hỏi:Ông/bà cho biết cách tính tiền mà phía công ty liên kết chi trả cho hộ sau mỗi lứa nuôi?
Trả lời: Ông Nguyễn Văn Đình ở thôn Tân Phúc xã Sơn Đông cho biết “Công ty đưa ra thang điểm cho các chỉ tiêu như: FCR, tỷ lệ hao hụt, thời gian nuôi, trọng lượng của con lợn thịt khi xuất chuồng, … sau đó cộng dồn điểm của tất cả các chỉ tiêu lại, nếu điểm ở mức nào thì hộ sẽ được nhận tiền ở mức đó”.
Hỏi: Ông biết có sự khác biệt nào trong cách tính giữa các công ty khi liên kết không?
Trả lời: Ông Nguyễn Văn Đình cho biết – về cơ bản các công ty có cách tính giống nhau và đa số học theo của công ty CP, tuy nhiênmột số chỉ tiêu có sự khác nhau tuỳ theo công ty quy định.
Hỏi:Theo ông thì công ty nào có cách tính có lợi cho người chăn nuôi nhất hay nói cách khác là người chăn nuôi có được lợi nhuận cao nhất?
Trả lời: Ông Đình cho biết –Theo tôi được biết trong mấy công ty có liên kết chăn nuôi quanh khu vực gần đây thì Dabaco có sự mềm dẻo, linh hoạt hơn trong cách tính, chẳng hạn như việc Dabaco có tính đến những yếu tố bất khả kháng để cùng chia sẻ với người chăn nuôi khi nó xảy ra, thậm chí nếu giá điện, giá xăng dầu, … có điều chỉnh tăng thì phía Dabaco cũng sẽ tính toán phần này để bù lại một phần cho người chăn nuôi khi gặp bất lợi, đây là sự linh hoạt mà tôi thấy các công ty khác chưa làm được.
Nhiều hộ chăn nuôi liên kết với Dabaco, thậm chí là cả người chăn nuôi không liên kết với Dabaco như ông Trần Văn Chiến – chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và Dịch vụ Cổ Đông cũng có quan như ông Nguyễn Văn Đình. Chính vì lý do trên nên trong qúa trình khảo sát tôi có đưa câu hỏi nếu ông bà muốn chuyển công ty liên kết thì sẽ chuyển sang công ty nào trong bảng hỏi, kết quả thu được như sau.
Bảng 4.21. Lựa chọn công ty để liên kết của một số hộ điều tra
Chỉ tiêu Dabaco CP RTD
Nhóm hộ chưa liên kết muốn liên kết với 9 0 0
Nhóm hộ đã liên kết muốn liên kết với 3 0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.21 có thể thấy rằng trong số 35 hộ đã tham gia liên kết thì chỉ có 3/17 hộ (những hộ không liên kết với CP) có ý định thay đổi và cả 3 hộ này đều muốn chuyển sang liên kết với Dabaco. Với nhóm hộ chưa liên kết thì có đến 9/30 hộ có định sẽ tham gia liên kết và tất cả cũng muốn liên kết với công ty Dabaco. Như vậy có thể thấy rằng công ty Dabaco hiện đang có hướng đi và cách làm thu hút được các hộ chăn nuôi lợn thịt tham gia.
Với nhóm hộ chưa liên kết với các công ty thì năm 2015 được coi là năm được giá và thắng lợi của những hộ này, với mức lãi gộp 900 nghìn đồng/con lợn thịt xuất chuồng, đây có thể nói là niềm mơ ước của người chăn nuôi, vì theo ước tính sơ bộ thì sau khi trừ các khoản chi phí mỗi con lợn lãi được trên 700 nghìn đồng, so với các hộ liên kết với các hộ liên kết thì cao gấp 2 lần, tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều điều để bàn. Về vấn đề này chúng tôi có trao đổi với một số hộ và kết quả thu được như sau:
Hộp 4.4. Ý kiến của hộ về hiệu quả chăn nuôi lợn
Hỏi: Ông/bà cho biết hiệu quả chăn nuôi lợn thịt năm 2015 như thế nào?
Ông Vương Văn Thanh ở Kim Sơn trả lời “có thể nói rằng năm 2015 là năm được giá của người nuôi lợn, bình quân mỗi con lợn nhà tôi lãi được trên 700 nghìn đồng”.
Cùng câu hỏi đó bà Dương Thị Nhàn ở Cổ Đông trả lời “Ít có năm mà giá lợn thịt lại cao và ổn định trong thời gian dài cả năm như vậy, gia đình tôi bình quân mỗi con lợn lãi được khoảng 800 nghìn đồng”.
Để làm rõ hơn về vấn đề này tôi có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Chiến – Chủ nhiệm hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ Cổ Đông. Ông Chiến cho biết “năm 2105 là năm thuận lợi của người chăn nuôi lợn, đa số bà con đều có lãi ở mức khá cao. Tuy nhiên những năm trước đây giá lợn bấp bênh, nhiều khi xuống thấp hơn cả giá thành sản xuất khiến người chăn nuôi lỗ vốn, nhiều hộ phải bỏ nghề và mang nợ, chưa nói đến những khi có dịch bệnh bùng phát không những làm giá lợn thịt hạ thấp mà nhiều khi có những hộ không bán được lợn khi đã đến thời điểm xuất chuồng”.
Trao đổi với ông Trần Văn Chiến về giải pháp để người chăn nuôi lợn có thể tồn tại, phát triển và có thu nhập ổn định, ông cho biết – với những hộ còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi thì nên học hỏi thông qua việc liên kết với công ty nào đó, sau khi đã tích luỹ đủ vốn, kinh nghiệm và có thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra thì cũng có thể đứng ra tự nuôi. Hiện tại những hộ trong Hợp tác xã của chúng tôi thì đầu vào và đầu ra được tiêu thụ theo chuỗi khép kín, do vậy giảm bớt việc lệ thuộc vào thương lái và thị trường.
Như vậy, việc năm 2015 những hộ chăn nuôi lợn không tham gia liên kết lại có hiệu quả hơn chỉ là nhất thời và không mang tính bền vững.