Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên
4.2.2. Chất lượng nguồn lao động và trình độ quản lí của chủ hộ chăn nuôi
Lao động trong nông nghiệp với phương thức làm ăn tiêu nông là lao động giản đơn nhưng hiện nay trong thời buổi kinh tế hội nhập muốn làm giàu từ nông nghiệp không có cách nào khác sản xuất hàng hóa, sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh vì vậy đòi hỏi lao động trong các hộ đòi hỏi có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hợp vào sản xuất. Đặc biệt là đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, một hình thức chăn nuôi công nghiệp với những yêu cầu cao về chăm sóc và phòng chống dịch bệnh. Lao động thiếu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật là nguyên nhân hạn chế sự phát triển các ngành kinh tế trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Trình độ quản lý của chủ hộ ảnh hưởng rất lớn và quyết định tới hiệu quả sản xuất các hộ, chủ hộ có trình độ quản lý tốt, nắm băt nhu cầu thị trường và có phương hướng đầu tư hợp lý từ đó nâng cao hiệu qua sử dụng các nguồn lực.
Qua bảng 4.25 thấy rằng trong ba năm qua, các hộ đã tham gia các đợt đào tạo tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt, tuy nhiên ở đây đa số lần đào tạo của các cơ quan quản lý nhà nước về chăn nuôi lại rất thấp 1,3 lần/3 năm, số lần tham gia tập huấn còn lại của hộ là do các đơn vị khác thực hiện, điều này cho thấy việc định hướng phát triển chăn nuôi ở đây vẫn dừng lại ở mức độ quy hoạch và để người chăn nuôi tự xoay sở còn vai trò của các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương khá mờ nhạt.
Bảng 4.25. Tình hình tham gia tập huấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi lợn của
các chủ hộ điều tra
ĐVT: Lần
Chỉ tiêu Xã điều tra Tính
Cổ Đông Sơn Đông Kim Sơn Chung
Số lần tham gia từ năm 2013-2015 6,2 5,5 4,9 5,5
-Công ty liên kết chăn nuôi 3,3 3,0 2,8 3,0
-Đơn vị khuyến nông 1,1 0,9 0,8 0,9
-Trạm thú y, Trạm phát triển chăn nuôi 0,4 0,4 0,3 0,4 -Khác (công ty cung cấp thức ăn, thuốc thú y, …) 1,3 1,2 1,0 1,2
Để làm rõ hơn tầm quan trọng về trình độ kỹ thuật của chủ hộ, chúng tôi có phỏng vấn với ông Nguyễn Văn Toản – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty chăn nuôi lợn gia công một thành viên Dabaco, kết quả như sau:
Hộp 4.7. Ý kiến cán bộ kỹ thuật công ty về tầm quan trọng đối với trình độ kỹ thuật của chủ hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết
Hỏi: Ông cho biết về tầm quan trọng đối với trình độ kỹ thuật của chủ hộ trong chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết?
Trả lời: “Đa số các hộ khi mới xây dựng trại để chăn nuôi lợn thịt thì chưa có kinh
nghiệm chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, chủ yếu vẫn mang thói quen tuỳ tiện của nền chăn nuôi nhỏ, lạc hậu là chính.Do đó trong khâu chăm sóc, nhất là khâu vệ sinh an toàn dịch bệnh chưa được chú trọng, điều này rất đáng lo ngại vì khi đàn lợn bị nhiễm dịch bệnh chúng lây sang nhau rất nhanh vì đàn lợn có quy mô khá lớn và được nuôi bằng các chuồng kín hoàn toàn, có thể dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế”.
Hỏi: Ông cho biết về phía công ty có giải pháp cho tình trạng trên như thế nào?
Trả lời: “Để có thể khắc phục vấn đề này các công ty cử cán bộ kỹ thuật về hướng
dẫn và giám sát việc thực hiện của các hộ, đây đồng thời cũng là quá trình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ. Khi các chủ hộ, người lao động của trại nắm vững và thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc lợn thì cán bộ kỹ thuật chỉ đóng vai trò là người giám sát của công ty và thời gian tại trại của hộ sẽ giảm dần”.
(Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Toản – Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của công ty chăn nuôi lợn gia công một thành viên Dabaco)