3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lí
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc, tiếp giáp với các huyện Ba Vìphía Tây, Thạch Thấtphía Nam, Phúc Thọ phía Đông, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) phía Bắc. Sơn Tây nằm trong vùng đồng bằng trung du bắc bộ, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của cả vùng, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung tâm của Thủ đô Hà Nội, các vùng đồng bằng Bắc Bộ, với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như: Sông Hồng, Sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413… Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 117,43 km2, dân số khoảng 18 vạn người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 09 phường, 06 xã; có 53 cơ quan, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.
Khí hậu Sơn Tây tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn vào nửa cuối mùa.
Vị trí trên tạo cho Sơn Tây những thuận lợi để phát triển lợn thịt:
- Là thị xã có các huyện phụ cận, đặc biệt là các quận nội thành Hà Nội là thị trường tiêu thụ các sản phẩm về thịt lợn.
- Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hang hoá với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Là điều kiện cung cấp tốt về giống cũng như nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt.
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thời tiết, thủy văn
Sơn Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điển hình của khí hậu miền Bắc và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa (đầu mùa thời tiết khô hanh, cuối mùa ẩm ướt do mưa phùn kéo dài). Nhiệt độ không khí trung bình: 23,2-23,7oC, độ ẩm tương đối trung bình: 81-85% và chỉ số nhiệt ẩm trung bình (THI): 72, nằm trong ngưỡng thích hợp cao. Nếu xét theo từng tháng trong năm thì:
- Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (5 tháng): Nhiệt độ: 15,7-21,5oC, độ ẩm: 77-90% và chỉ số nhiệt ẩm (THI) < 64, rất thích hợp với đàn lợn thịt.
- Tháng 4-5 và tháng 9-19 (4 tháng): Nhiệt độ: 23,4-27,7oC, độ ẩm: 80- 89% và chỉ số nhiệt ẩm (THI): 73-79, nằm ở ngưỡng thích hợp.
- Đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 8 (3 tháng): Nhiệt độ: 28,0-29,2oC, độ ẩm: 80-86% và chỉ số nhiệt ẩm (THI): 80-81, nằm ở ngưỡng ít thích hợp, môi trường sống bị ảnh hưởng, đàn lợn thịt bị stress nhiệt, năng suất giảm đáng kể. Vì vậy, cần phải có các biện pháp tích cực khắc phục thời tiết nóng ẩm trong quãng thời gian này.
Thị xã Sơn Tây có độ ẩm không khí trung bình83%, cao nhất vào cuối mùa đông (tháng 2-4) lên đến 90% nên thường gây ra dịch bệnh cho đàn lợn thịt.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện đất đai
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên nên việc phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi còn nhiều tiềm năng vì định hướng phát triển nông nghiệp của Sơn Tây là giảm dần trồng trọt và tăng dần chăn nuôi, do vậy có thể nói với quỹ đất trên 5,5 nghìn ha thì việc bố trí quỹ đất để phát triển sản xuất chăn nuôi là rất tiềm năng.
Bảng 3.1. Sự biến động số lượng đất đai qua các năm của thị xã Sơn Tây
ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/ 2013 2015/2014 BQ Tổng diện tích 11.742,8 11.742,8 11.742,8 100,00 100,00 100,00 1. Đất sản xuất NN 5.545,2 5.543,6 5.521,3 99,97 99,59 99,78 2. Đất lâm nghiệp 513,8 513,8 513,8 100,00 100,00 100,00 3. Đất chuyên dùng 3.557,8 3.563,0 3.579,3 100,15 100,46 100,30 4. Đất ở 938,7 960,0 966,5 102,27 100,68 101,47 5. Khác 1.701,1 1.676,2 1.675,7 98,54 99,97 99,25
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Sơn Tây
Theo Quy định của pháp luật hiện hành thì muốn quy hoạch khu chăn nuôi tập trung thì trước tiên phải có quỹ đất, đồng thời quỹ đất này phải nằm xa khu dân cư. Qua bảng 3.1 cho thấy, đất ở của Sơn Tây chỉ có 938,7 ha tương đương
với 8,2% tổng diện tích đất tự nhiên, điều này có nghĩa là mật độ dân cư khá thấp, do vậy sẽ có những quỹ đất nằm xa khu dân cư và có thể quy hoạch để phát triển chăn nuôi lợn thịt.
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Sơn Tây là thị xã với cơ cấu dân số (nam – nữ) tương đối ổn định, tổng dân số của Sơn Tây (năm 2015) là 141.379 người và chiếm khoảng 3,4 dân số của thành phố Hà Nội. Toàn thị xã có 9 phường ở trung tâm của thị xã và 6 xã với mật độ dân số thưa hơn nhưng lại có quỹ đất rộng nên tiềm năng mở rộng và phát triển chăn nuôi còn rất lớn.
Bảng 3.2. Sự biến động về tình hình dân số và lao động của thị xã Sơn Tây
ĐVT: Người
Chỉ tiêu 2013 2014 2015
Tốc độ phát triển (%)
14/13 15/14 BQ I. Tổng dân số 138.291 139.716 141.379 101,03 101,19 101,11
Phân theo giới tính
- Tổng dân số là Nam 69.068 69.515 70.522 100,65 101,45 101,05 - Tổng dân số là Nữ 69.223 70.201 70.857 101,41 100,93 101,17
II. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,03 1,19 1,11 - -
III. Lao động 15 tuổi trở lên 102.335 104.088 106.034 101,71 101,87 101,79
- % Lao động có việc làm 95,1 96,0 96,6 100,95 100,62 100,78 - % LĐ có việc làm đã qua đào tạo 30,6 35,3 36,2 115.4 102.5 108.8 Nguồn: Phòng Lao động và thương binh xã hội Sơn Tây
Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên (năm 2015) chiếm 74,9% tổng dân số và tăng bình quân qua các năm là 1,79%, có thể nói đây là cơ cấu dân số thuận lợi, với nguồn lao động dồi dào sẽ là cơ hội nếu như Sơn Tây sử dụng hiệu quả nguồn lao động này.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua 3 năm từ 30,6% năm 2013 lên 36,2% năm 2015, tuy nhiên đây vẫn là con số thấp. Do vậy, để phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì Sơn Tây cần có chính sách hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Đối với ngành chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì việc hỗ trợ kiến thức về chăn nuôi trang trại,
công nghiệp là rất quan trọng vì nếu chủ hộ-người chăn nuôi không có kiến thức này thì không thể tham gia liên kết để phát triển chăn nuôi lợn thịt được.
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng thị xã Sơn Tây
Về giao thông, Sơn Tây là đầu mối giao thông của các huyện phía Tây của
thủ đô Hà Nội, có đường quốc lộ 32, 21A, 2C, đường tỉnh lộ 413,414,414B, 416, 417, 418 đi qua, hơn nữa Sơn Tây còn có hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận tiện (cảng Sơn Tây), bên cạnh đó cầu Vĩnh Thịnh nối Sơn Tây với các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã hoàn thành.
Về quy hoạch, theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Sơn Tây là 1
trong 5 khu đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, do vậy hệ thống hạ tầng của toàn thị xã đã và đang được nâng cấp. Hiện tại ở 6 xã của Sơn Tây đều đang tích cực thực hiện các tiêu chí để đạt xã nông thôn mới theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do đó cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng.
Về giáo dục, Sơn Tây có mạng lưới các trường mầm non, tiểu học, trung
học phổ thông ở tất cả các xã/phường, và thị xã có 03 trường trung học phổ thông với chất lượng đào tạo cao, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp luôn ở mức trên 98% và thi vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 80%.
3.1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thị xã Sơn Tây
Bảng 3.3 cho thấy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở Sơn Tây trong mấy năm trở lại đây có xu hướng tăng, theo định hướng phát triển của thị xã đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt thì trong nông nghiệp cơ cấu chăn nuôi sẽ tăng dần và giảm dần cơ cấu của tiểu ngành trồng trọt. Như vậy, tỷ trọng tăng của ngành nông nghiệp thì chăn nuôi tăng khá lớn trên 6% vì trồng trọt giảm đi.
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của thị xã Sơn Tây
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển (%) 2014/2013 2015/2014 BQ Ngành nông nghiệp 699 741 778 106,01 104,99 105,50 Ngành CN-XD 2.608 2.855 2.673 109,47 93,62 101,54 Thương mại dịch vụ 2.193 2.375 2.566 108,29 108,04 108,16 Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
Qua trên ta có thể nhận thấy Sơn Tâylà một thị xã được thiên nhiên ưu đãi và có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung, chăn nuôi lơn thịt như sau:
Thuận lợi
Với lợi thế là thị xã của thủ đô Hà Nội nên hầu hết cơ sở vật chất đã được đầu tư khá đầy đủ tạo điều kiện cho người dân trao đổi buôn bán, học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ nhận thức và tiếp thu nắm bắt đường lối phát triển kinh tế của địa phương.
Ngoài ra đời sống của người dân nơi đây đang ngày một nâng lên, trên địa bàn nhiều chi nhánh của nhiều ngân hàng đã được xây dựng, tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư chuyển đổi phát triển các mô hình kinh tế mới đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt.
Với địa hình bán sơn địa của 6 xã và quỹ đất nông nghiệp còn nhiều, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, công nghiệp, hiện đại và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.
Khó khăn
Những năm gần đây thời tiết có diễn biến thất thường, dịch bệnh thường xuyên xảy ra cùng với diễn biến lên xuống thất thường của thị trường đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người dân nơi đây đặc biệt là người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Đây không chỉ là những ảnh hưởng về mặt kinh tế mà còn gây ra những yếu tố cản trở về mặt tâm lý, e ngại đầu tư, sợ rủi ro của người dân làm nông nghiệp nói chung người chăn nuôi lơn thịt nói riêng.
Chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết đòi hỏi một lượng vốn rất lớn và kỹ thuật nhất định, song cũng như nhiều vùng nông thôn khác, Nông nghiệp vẫn đang là nguồn thu nập chủ yếu của người dân nơi đây mặt khác năng suất của lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động trong nông nghiệp chiếm 70% trong đó số lao động qua đào tạo thấp tình trạng này đang gây khó khăn cho quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi áp dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu có định hướng. Cụ thể chúng tôi chọn 3 xã: Cổ Đông, Sơn Đông và Kim Sơn vì đây là 03 xã thuộc 03 vùng chăn nuôi tập trung của Sơn Tây. Tại Xã Cổ Đông có mô hình Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông khá điển hình của Hà Nội, được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn thịt nhiều năm nay. Sơn Đông là xã liền kề Cổ Đông và có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt và có quy mô khá đa dạng. Kim Sơn là xã bán sơn địa, có diện tích rộng và cũng có nhiều hộ chăn nuôi lợn thịt nhưng chưa phát triển mạnh như Cổ Đông. Có thể nói đây là 3 xã khá điển hình về chăn nuôi lợn thịt của Sơn Tây với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau nên điều kiện để tham gia và phát triển chăn nuôi cũng có những sự khác biệt giữa các hộ chăn nuôi, đặc biệt là HTX chăn nuôi Cổ Đông là mô hình HTX kiểu mới, hoạt động khá hiệu quả nhiều năm nay, vì vậy chúng tôi lựa chọn Sơn Tây để nghiên cứu thực hiện đề tài này.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả sản xuất chăn nuôi, số liệu thống kê của TP Hà Nội và thị xã Sơn Tây; sổ ghi chép của các hộ chăn nuôi, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; báo cáo của môt số công ty cung cấp giống, vật tư đầu vào cho ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã; bài báo, tạp chí khoa học, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp * Chọn mẫu điều tra
- Đối tượng chọn mẫu: Hộ chăn nuôi lợn thịt, HTX chăn nuôivà Doanh
nghiệp có liên quan đếnliên kết chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
- Số lượng mẫu:
+ 65 hộ chăn nuôi, trong đó chăn nuôi có quy mô >600 con/lứa 25 hộ; quy mô từ 200-600con/lứa 25 hộ và 15 hộ có quy mô từ <200 con/lứa.Nghiên cứu điều tra mẫu ở 3 xã quy mô chăn nuôi khác nhau, do là các trại và hộ chăn nuôi nên quy mô chăn nuôi của các hộ chủ yếu quy mô nhỏ (dưới 200 con) và quy mô vừa (từ 200-600 con) và quy mô lớn (trên 600con). Các quy mô sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên đồng thời có chọn lọc trong các hộ chăn nuôi (chọn mẫu ngẫu nhiên).
+ 01 HTX chăn nuôi
+ 02 Doanh nghiệpliên kết với các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn nghiên cứu.
- Cách thức tiến hành:
+ Đối với hộ chúng tôi tiến hành phỏng vấn điều tra trực tiếp chủ hộ bằng bảng câu hỏi.
+ Đối với HTX chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu, các nội dung dự kiến thu thập là vai trò của HTX trong việc giúp các thành viên phát triển chăn nuôi lợn khi tham gia HTX;
+ Với doanh nghiệp chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu công ty về những thuận lợi, khó khăn khi liên kết với hộ/trang trại chăn nuôi lợn thịt.
* Nghiên cứu điển hình kết hợp phỏng vấn sâu: Trong quá trình nghiên
cứu để có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết, tôi tiến hành nghiên cứu điển hình một số chủ hộ, HTX, Doanh nghiệp với các nội dung xoay quanh vấn đề phương thức, kinh nghiệm, kỹ thuật, quản lý đối với chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Đề tài này chúng tôi áp dụng các phương pháp xử lý số liệu thông qua phần mềm EXCEL dựa trên các chỉ tiêu đã được xây dựng nhằm đánh giá được thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết ở địa bàn nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng các mô hình liên kếttrong chăn nuôi lợn thịt thông qua sử dụng hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng sẵn và phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt ở Sơn Tây.
3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này được sử dụng để so sánh hiệu quả chăn nuôi của các mô hình liên kết của các đơn vị chăn nuôi lợn thịt theo thời gian, theo hình thức liên kết, và theo quy mô chăn nuôi lợn thịt. Trên cơ sở đó có những nhận định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn thị xã Sơn Tây.