Chính sách phát triển chăn nuôilợn thịt củaViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Chính sách phát triển chăn nuôilợn thịt củaViệt Nam

Hiện nay, Nhà nước có rất nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn thịt như: Chiến lược phát triển chăn nuôi được phê duyệt tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển Chăn nuôi đến năm 2020; Nghị định số 210/NĐ- CP/2013 của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ,… Trong đó có một số nội dung như sau:

Tại Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg có quy định

- Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2020 đạt trên 42%; đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi; các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.

- Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020: phát triển nhanh đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng. Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.

- Trong Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy chăn nuôi phát triển, những giải pháp đó là: giải pháp về quy hoạch; giải pháp về khoa học và công nghệ; giải pháp về tài chính và tín dụng; giải pháp về đất đai; giải pháp về thương mại; giải pháp về thức ăn và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi; giải pháp về phòng chống dịch bệnh; giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực; giải pháp về tổ chức sản xuất;

Tại Nghị định số 210 có quy định

- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu và có hợp đồng liên kết lâu dài với nông dân sẽ được miễn giảm tiền thuê đất;

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ thấp nhất 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị, trường hợp dự án chưa có dường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng ràodự án thì ngoài mức hỗ trợ trên sẽ được hỗ trợ thêm 70% chi phí (không quá 5 tỷ đồng) để xây dựng các hạng mục trên;

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc có quy mô tập trung được ngân sách nhà nước hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, chuồng trại, xử lý chất thải và mua thiết bị, trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài

mức hỗ trợ trên sẽ được hỗ trợ thêm 70% chi phí (không quá 5 tỷ đồng) để xây dựng các hạng mục trên;

Tại Quyết định số 50 có quy định

- Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh cho các hộ chăn nuôi để thực hiện phối giống cho lợn nái. Mức hỗ trợ không quá 02 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 05 liều tinh cho một lợnnái/năm;

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị con lợn đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ (Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng /1 con đối với lợn đực giống từ 06 tháng tuổi trở lên; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 03 con lợn đực giống);

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị xây công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 công trình/1 hộ;

- Hỗ trợ một lần đến 50% giá trị làm đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 hộ.

- Hỗ trợ một lần đến 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 6.000.000 đồng (sáu triệu đồng)/1 người.

- Hỗ trợ 1 lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng từ 1,0 đến 3,7 lít cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng (năm triệu đồng)/1 bình/1 người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)