Giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kếtở thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kếtở thị

THEO MÔ HÌNH LIÊN KẾTỞ THỊ XÃ SƠN TÂY

4.3.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030 trong giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030

Định hướng xây dựng phát triển chăn nuôi lợn thịt thành vùng chăn nuôi tập trung để tạo ra sản phẩm hàng hoá với tiêu chí đồng nhất về chất lượng, giá cả và lấy chất lượng và giá cả là cơ sở để cạnh tranh, lấy lợi luận động lực để phát triển, từng bước củng cố thị trường tiêu dùng ngay tại địa bàn thành phố Hà Nội và hướng đến xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới.

4.3.2. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôilợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã Sơn Tây kết trên địa bàn thị xã Sơn Tây

4.3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng chăn nuôi

Theo quy định của nhà nước về quy hoạch thì để có thể xây dựng chuồng trại chăn nuôi thì trước hết khu đất đó phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vì vậy cần làm tốt những việc sau:

Với quy hoạch chung: Thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện là thuộc về uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Để thực hiện tốt quy hoạch chung này thì UBND thành phố Hà Nội trước hết phải dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng cũng như Chiến lược phát triển chăn nuôi do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành năm 2008, bên cạnh đó phải dựa vào tình hình sử dụng đất đai và khả năng phát triển chăn nuôi của thị xã Sơn Tây.

Trong quy hoạch chung cần lưu ý quy hoạch vùng nuôi lợn thịt khép kín từ tổ chức sản xuất chăn nuôi (có khu nuôi lợn nái, lợn đực, lợn giống cụ kỵ, ông bà, lợn thịt thương phẩm) đến thu mua, chế biến thịt lợn (có đơn vị đứng ra làm đầu mối thu mua thông qua các hợp đồng, thực hiện giết mổ, sơ chế, chế biến thịt lợn) và gắn với tiêu thụ sản phẩm đầu ra nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về lao động, đất đai, khí hậuở các địa bàn.

Với quy hoạch cụ thể: Căn cứ vào Quy hoạch chung của thành phố Hà Nội, UBND thị xã Sơn Tây xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi cho từng xã nằm trên địa bàn, quy hoạch này phải dựa trên cơ sở là những nguồn lực, lợi thế về hạ tầng và nhu cầu phát triển sản xuất chăn nuôi của các hộ nhằm khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực nhưng phải đảm bảo giữ được cân bằng về môi trường sinh thái và quy hoạch phải mang tính bền vững.

4.3.2.2. Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường liên kết

Để có thể phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết cần có hệ thống hạ tầng đồng bộ, do vậy chính quyền thị xã Sơn Tây cần có chính sách hỗ trợ đối với các xã xây dựng vùng chăn nuôi tập trung như: giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, điện, hệ thống cấp nước sạch và xử lý chất thải) để xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ và chế biến. Bên cạnh đó hỗ trợ cho các hộ về lãi suất vốn vay khi xây dựng, cải tạo chuồng trại và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ khi vay vốn để đầu tư mua con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, ... Để có được thông tin về nhu cầu vay vốn của hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn Sơn Tây cần thương xuyên tổ chức các buổi Hội thảo giữa chính quyền thị xã, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tín dụng trên địa bàn với những người chăn nuôi nhằm cập nhật những bất cập, khó khăn của người chăn nuôi khi vay vốn, xem nhu cầu của người chăn nuôi khi vay vốn cần hỗ trợ về cơ chế chính sách như thế nào. Quan điểm của những người làm ở các tổ chức tín dụng về những khó khăn mà các hộ chăn nuôi gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất.

Đặc biệt chỉ đạo ngân hàng chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi lợn mới nhưng không có hợp đồng liên kết với các công ty vì các ngân hàng thương mại chỉ tạo điều kiện và chấp thuận cho các hộ chăn nuôi vay vốn khi các hộ này có hợp đồng liên kết với các công ty. Đây là điều rất quan trọng vì các hộ này có thể chăn nuôi theo hình thức tự do hoặc tham gia liên kết theo chiều ngang và sẽ góp phần vào phát triển đàn lợn của Sơn Tây.

Khuyến khích chăn nuôi theo theo kiểu chuồng kín có hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống quạt hút, có rơle điều tiết nhiệt, nước uống, thức ăn tự động. Công nghệ chăn nuôi tiên tiến, áp dụng công nghệ cao.

Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống chuồng trại lợn theo các quy mô đàn khác nhau đảm bảo chống nóng, chống ẩm và giá thành thấp, hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái.

Đối với các hộ có diện tích chuồng trại và nguồn vốn khác nhau thì lựa chọn mô hình liên kết khác nhau để có thể mang lại hiệu quả cao nhất, cụ thể với những hộ có chuồng trại với công suất thiết kế nhỏ hơn 500 con/lứa thì lựa chọn liên kết theo mô hình của công ty RTD, với những hộ có chuồng trại với công suất thiết kế lớn hơn 500 con/lứa thì lựa chọn liên kết theo mô hình của công ty Dabaco đây là mô hình có mức thu nhập hỗn hợp tính trên đồng vốn đầu tư là cao nhất, các hộ có quy mô lớn trên 1000 con/lứa có thể lựa chọn liên kết với CP vì đây là mô hình có mức thu nhập hỗn hợp tính trên ngày công lao động là cao nhất.

4.3.2.3. Giải pháp tăng cường đào tạo tập huấn và chuyên giao khoa học công nghệ và kỹ thuật cho người chăn nuôi

Để chăn nuôi lợn thịt phát triển nhanh và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, giải pháp về khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng, mang tính “đột phá”. Trong giai đoạn từ nay đến 2020 cần tập trung làm tốt việc áp dụng công nghệ cao về công nghệ sinh học, công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến bảo quản, công nghệ xử lý môi trườngvào sản xuất chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn.

Để nâng cao trình độ kỹ thuật cho những hộ chăn nuôi lợn thịt thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với cơ quan khuyến nông, chăn nuôi, thú y trên địa bàn Sơn Tây cần tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho những hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn thị xã vì số lần tập huấn của các hộ bình quân chỉ có 1,3 lần/3 năm là quá ít vì ngày nay khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, có thể thay đổi từng ngày nên việc cập nhật những thành tựu khoa khọc công nghệ và ứng dụng trong sản xuất chăn nuôi là rất quan trọng.

- Đối với các công tham gia liên kết và Hợp tác xã: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để giới thiệu những kỹ thuật mới trong chăn nuôi lợn thịt cho người chăn nuôi. Số liệu điều tra cho thấy với mức tiếp cận bình quân 1 lần/năm của các hộ không phải là cao, nếu có thể tổ chức được hội thảo hàng quý để chia sẻ và trao đổi thông tin thì mức độ cập nhật sẽ hiệu quả hơn.

- Đối với các hộ chăn nuôi: chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin về tiến bộ kỹ thuật trong chăn qua các kênh khác nhau như tạp chí, báo, đài, internet, truyền hình, các công ty cung cấp đầu vào, …

4.3.2.4. Giải pháp hoàn thiện cơ chế liên kết nhằm đảm bảo chia sẽ lợi ích và rủi ro của các bên tham gia liên kết trong chăn nuôi lợn thịt

Để có thể kích thích các hộ chăn nuôi lợn thịt tham gia liên kết thì việc tính toán và phân bổ mức lợi nhuận là vấn đề rất quan trọng, qua khảo sát tại Sơn Tây thấy rằng cách tính và chi trả của công ty Dabaco được nhiều hộ chăn nuôi hài lòng nhất, do vậy để có thể phát triển số hộ chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết thì các công ty cần có sự linh hoạt trong cách tính và chi trả tiền cho các hộ tham gia liên kết như công ty Dabaco.

Đối với Hợp tác xã Dịch vụ Chăn nuôi Cổ Đông khi ký kết các hợp đồng liên kết với các hộ chăn nuôi lợn cần cụ thể hoá và nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng để tránh hiện tượng phá vỡ hợp đồng khi giá bán lợn thịt trên thị trường cao hơn giá hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)