Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.6.Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chăn

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên

4.2.6.Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chăn

4.2.6.1. Những mặt thuận lợi

Trước hết về mặt qui hoạch, Sơn Tây đã có quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại công nghiệp được uỷ ban nhân thành phố Hà Nội phê duyệt, do đó quĩ đất dành cho chăn nuôi lợn thịt sẽ được mở rộng khi có dự án đầu tư, đây là điều rất quan trọng vì nếu không có quĩ đất thì không thể xây dựng chuồng trại cũng như việc mở rộng qui mô sản xuất.

Về mặt cơ chế chính sách, Sơn Tây là thị xã trực thuộc thành phố Hà Nội nên việc bố trí nguồn ngân sách để thực hiện các khoản ưu đãi hỗ trợ theo của nhà nước cho doanh nghiệp, hộ gia đình khi đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt theo hướng công nghiệp, trang trại tập trung ví dụ như Nghị định số 210 của Chính phủ, Quyết định số 50 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó Hà Nội còn ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư vào lĩnh

vực nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng, nhất là chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, sản xuất hàng hoá đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về mặt thị trường tiêu thụ, Sơn Tây có vị trí thuận lợi cách trung tâm thành phố Hà Nội 42 km, là đầu mối giao thông kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc. Điều này mang lại nhiều thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt vì: thứ nhất Hà Nội là thành phố lớn trên bảy triệu dân, đây là thị trường tiêu thụ lớn về thịt lợn, do đó cầu về thịt lợn là rất lớn, mang lại cơ hội thuận lợi cho Sơn Tây; thứ hai lượng lợn thịt được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩucủa các tỉnh miền núi phía Bắc như Lao Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Lạng Sơn, Quảng Ninh là rất lớn, do với vị trí thuận tiện về giao thông nên tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lợn thịt của Sơn Tây.

Bên cạnh đó, năm 2016 Việt Nam chính thức là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn trên thế giới như ASEAN, TPP, … do đó thị trường tiêu thụ sẽ được mở rộng và được ưu đãi về thuế xuất khẩu cũng như sự thông thương, tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên của các liên minh kinh tế này. Để có thể xuất khẩu thịt lợn thì không thể dựa vào chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ như trước đây mà phải chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tức là phải phát triển chăn nuôi dưới dạng trang trại tập trung và có sự liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau, giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo quản, chế biến và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, chỉ có như vậy thì việc chăn nuôi lợn thịt trong nước nói chung và của Sơn Tây nói riêng mới có thể tồn tại và phát triển được.

Về truyền thống và trình độ của người chăn nuôi: Sơn Tây là một thị xã phát triển chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình liên kết đầu tiên của Hà Nội nói riêng và của các tỉnh miền Bắc nói chung, do đó các chủ hộ chăn nuôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hoá. Có thể nói rằng để tích luỹ đủ kinh nghiệm, kỹ thuật trong việc chăn nuôi lợn thịt theo hướng sản xuất công nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng phải có giá thành cạnh tranh thì phải mất một thời gian rất dài, ít nhất phải mất vài năm, do vậy đây là lợi thế riêng có của Sơn Tây trong việc phát triển chăn nuôi lợn thịt của các hộ theo mô hình liên kết trong giai đoạn tới đây.

4.2.6.2. Những khó khăn

Khi được hỏi về ý định mở rộng chăn nuôi lơn thịt theo mô hình liên kết trong thời gian tới, đa số các hộ trả lời là có, song những khó khăn mà hộ gặp phải đó là không có vốn để xây dựng chuồng trại, vì để có thể liên kết với các công ty đòi hỏi phải có diện tích chuồng trại đủ lớn theo yêu cầu của công ty. Bên cạnh đó cần có một lượng vốn để chi trả các chi phí trong quá trình sản xuất chăn nuôi như: điện, nước, công lao động (hộ có thuê lao động) với những hộ liên kết theo chiều dọc (kiểu nuôi gia công), còn với những hộ liên kết theo chiều ngang thì còn phải có vốn để chi trả các vật tư đầu vào như con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, … do đó đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà đa số các hộ không có đủ và phải đi vay. Một vấn đề đó là các hộ không có hợp đồng, dự án liên kết với các công ty thì việc vay vốn lại gặp rất nhiều khó khăn hơn và lượng vốn vay được ít hơn so với nhu cầu vốn cần sử dụng của hộ.

Ngoài khó khăn về vốn và đất đai một số hộ gặp khi mới đầu tư xây dựng chuồng trại và chăn nuôi lợn thịt còn gặp khó khăn trong kỹ thuật chăm sóc đàn chuồng trại và chăn nuôi lợn thịt còn gặp khó khăn trong kỹ thuật chăm sóc đàn lợnvì việc sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết đòi hỏi người chăn nuôi có kỹ thuật, kinh nghiệm khá cao vì với mô hình này chỉ cần một sơ xuất nhỏ có thể gây ra thiệt hại lớn, chẳng hạn như khâu vệ sinh phòng bệnh không đản bảo sẽ dẫn đến dịch bệnh, khi đó sẽ lây lan cả đàn (vì được nuôi nhốt trong chuồng kín hoàn toàn) và có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề.

Diễn biến bất thường của thời tiết, thiên tai; tình hình dịch bệnh tại các địa phương chưa được kiểm soát tốt, chất lượng thịt lợn của một số cơ sở chăn nuôi chưa được đảm bảo dẫn đến sự nghi ngờ, mất niềm tin của người tiêu dùng và dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng thịt lợn của người dân.

Một số bất cập trong chính sách về đất đai như hạn điền giao đất còn ngắn, thủ tục thuê đất còn nhiều bất cập dẫn đến tâm lý e ngại khi đầu tư vào sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết.

Nguyên liệu thức ăn còn lệ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu, trong khi đó thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65 đến 70% giá thành thịt lợn, ảnh hưởng đến chi hiệu quả sản xuất của người chăn nuôi.Giá thành các đầu vào khác cũng có chiều hướng ngày càng tăng và làm cho sự việc phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết gặp không ít khí khăn.

Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, nhất là lĩnh vực chăn nuôilợn thịt sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước có nên chăn nuôi phát triển như Thái Lan, Canada, Đan Mạch, Hoa Kỳ, ... do đó tạo ra áp lực rất lớn cho người chăn nuôi trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 87 - 90)