Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôilợn thịttheo mô hình liên kết

2.1.3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt; phân tích các loại mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt; đánh giá xu hướng phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt của các hộ và trang trại với các công ty/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn sẽ tập trung so sánh những ưu, nhược điểm của các mô hình liên kết đang tồn tại ở địa bàn nghiên cứu và tiềm năng phát triển

của nó trong tương lai. Phát triển chăn nuôi theo các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt được đề cập và phân tích trên cả khía cạnh phát triển theo chiều rộng (số hộ/trang trại tham gia, năng suất, sản lượng chăn nuôi) và phát triển theo chiều sâu phản ánh thông qua đánh giá kết quả và hiệu quả của việc tham gia phát triển các mô hình liên kết.

2.1.3.2. Phân tích điều kiện tham gia các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt

Việc nhân rộng các mô hình liên kết đòi hỏi người chăn nuôi (hộ chăn nuôi và trang trại chăn nuôi) phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu của các nhà đầu tư (công ty, doanh nghiệp) để phát triển chăn nuôi lợn thịt theo đúng yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Vì vậy, phân tích các điều kiện tham gia các mô hình liên kết khác nhau (liên kết với công ty CP, công ty Dabaco, RTD..)để đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn nghiên cứu là cần thiết. Các doanh nghiệp thường đưa ra các điều kiện cơ bản như: có nằm trong vùng được quy hoạch để sản xuất chăn nuôi lợn, có bản cam kết bảo vệ môi trường, diện tích chuồng trại, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tối thiểu, lượng vốn tối thiểu phục vụ chăn nuôi, và một số yêu cầu khác để xác định các hộ/trang trại có khả năng tham gia liên kết.

Phân tích điều kiện tham gia các mô hình liên kết và đánh giá thực trạng các nguồn lực hiện tại của người chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu sẽ giúp cho việc chỉ ra những tiềm năng và cản trở trong phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết để làm cơ sở tìm ra các giải pháp tháo gỡ.

2.1.3.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Để đánh giá kết quả của quá trình phát triển theo chiều sâu, nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong phát triển các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn thịt của người chăn nuôi. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả như thu nhập ròng, tỷ suất sử dụng chi phí và lao động được tính toán và so sánh giữa các mô hình liên kết để chỉ ra các ưu thế của từng mô hình liên kết và có thể đưa ra các khuyến cáo cho người chăn nuôi, đặc biệt là các hộ chăn nuôi tự do (chưa tham gia liên kết) có thể tiếp cận và xác định loại mô hình liên kết cho riêng mình.

2.1.3.4. Đánh giá lợi ích của phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết

Nghiên cứu tập trung đánh giá lợi ích của người chăn nuôi và các nhà đầu tư khi tham gia các mô hình liên kết trong chăn nuôi lợn trên cả ba khái cạnh như

lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích về môi trường. Kết quả khảo sát các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi lợn thịt theo mô hình liên kết trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 26 - 28)