4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD TẠI BIDV BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 – 2016
Trên đây đã khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh trong những năm trở lại đây, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Tuy nhiên đó mới chỉ là mặt lượng. Để đánh giá được thực trạng tình hình chất lượng tín dụng tại BIDV Bắc Ninh một cách chi tiết và cụ thể, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích, đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau đây:
4.1.1. Quy mô, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh
4.1.1.1. Quy mô tín dụngDNNQD
a. Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Cùng với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, doanh số cho vay đối với các DNNQD tại BIDV Bắc Ninh không ngừng tăng lên. Số liệu doanh số cho vay đối với DNNQD tại BIDV Bắc Ninh thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Doanh số cho vay DNNQD 2014-2016
ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % 1 Tổng DSCV 2.234 2.457 2.825 223 9,98 368 14,98 2 DSCV DNNQD 1.787 2.090 2.513 304 16,96 423 20,24 - Ngắn hạn 1.440 1.631 1.860 191 13,26 229.2 14,04 - Trung dài hạn 347 460 653 113 32,56 193.8 41,96 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Qua Bảng 4.1 cho thấy, doanh số cho vay đối với DNNQD tại BIDV chiếm trên 80% tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh và tăng đều qua các năm.
Doanh số cho vay các DNNQD năm 2014 chiếm 80% tổng doanh số cho vay của toàn Chi nhánh, các năm tiếp theo 2015, 2016 con số này lần lượt là: 85% và 89%.
Bên cạnh đó, doanh số cho vay đối với các DNNQD tăng mạnh qua các năm: Năm 2015 tăng 304 tỷ đồng, tăng 16,96% so với năm 2014; Doanh số cho vay
DNNQD năm 2016 tăng 423 tỷ đồng tương đương tăng 20,24% so với năm 2015. Như vậy có thể nói Doanh số cho vay với các DNNQD chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các năm qua BIDV Bắc Ninh đang hướng tới tập trung cho vay đối với các DNNQD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc thành phần ngoài quốc doanh phát triển, thực hiện theo đúng chủ trương chính sách của tỉnh nhà đó là khuyến khích phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các doanh nghiệp dịch vụ và các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ nhằm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp tại Bắc Ninh.
Xét về thời hạn, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay DNNQD, lần lượt qua các năm 2014, 2015, 2016 là 80,6%, 78 % và 74%, trong khi doanh số cho vay trung dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh (mặc dù tỷ lệ này đã tăng dần qua các năm). Nguyên nhân là do để đảm bảo nguồn vốn ngân hàng, Ngân hàng nhà nước khống chế tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng doanh số cho vay của Ngân hàng không được vượt quá 30%. Vì vậy mặc dù tỷ lệ cho vay trung dài hạn đối với các DNNQD tại BIDV Bắc Ninh tăng mạnh qua các các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh.
b. Doanh số thu nợ các DNNQD:
Doanh số thu nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2. Doanh số thu nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh 2014-2016
ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng Số tiền Số tiền Số tiền 2015/2014 2016/2015
+/- % +/- %
1 DSTN DNNQD 1,161 1,306 1,550 145 12,49 244 18,63
- Ngắn hạn 936 998 1,149 62 6,62 151 15,13
- Trung dài hạn 225 308 401 83 36,89 93 30,19 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Qua bảng 4.2 nhận thấy, cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với DNNQD tại BIDV Bắc Ninh cũng tăng dần qua các năm: Năm 2015 doanh số thu nợ DNNQD 1.306 tỷ đồng (tăng 12,49% so với năm 2014),
trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 998 tỷ đồng chiếm 76% tổng doanh số thu nợ DNNQD. Đến năm 2016 doanh số thu nợ DNNQD đạt 1.550 tỷ đồng (doanh số thu nợ ngắn hạn 1.149,tỷ đồng chiếm 74%).
Xét trên khía cạnh tỷ lệ Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay của DNNQD tại BIDV Bắc Ninh: Năm 2014 tỷ lệ này là 65%, năm 2015 đạt 62,5% và 2016 là 61,7%.
Như vậy có thể thấy doanh số thu nợ DNNQD tỷ lệ thuận với doanh số cho vay và đều tăng dần qua các năm 2014-2016. Điều đó thể hiện việc cho vay của BIDV Bắc Ninh đối với DNNQD là có hiệu quả (cho vay thu hồi được nợ ), tuy nhiên tỷ lệ doanh số cho vay trên doanh số thu nợ giảm dần qua các năm 2014- 2016, điều đó chứng tỏ chất lượng tín dụng cho vay đối với DNNQD đang suy giảm nên cần được quan tâm cải thiện hơn nữa.
c. Dư nợ cho vay DNNQD
Dư nợ cho vay là một chỉ tiêu định lượng, nó phản ánh mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng, đồng thời thể hiện mối quan hệ uy tín của ngân hàng với khách hàng.
Bảng 4.3. Dư nợ cho vay DNNQD giai đoạn 2014-2016
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng
Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay 1.915 100,00 2.676 100,00 3.602 100,00 761 39,74 926 34,60 1. Dư nợ DNNQD 1.605 83,81 2.390 89,31 3.353 93,09 785 48,91 963 40,29 2. Dư nợ khác 309 16,19 286 110,69 249 6,91 -37 -7,74 -37 -12,94 Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Thông qua số liệu ở Bảng 4.3 cho thấy: Dư nợ cho vay DNNQD có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng.
Xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNQD luôn ở mức cao qua các năm. Năm 2015, dư nợ tín dụng với DNNQD tăng 48,91% so với năm 2014, mức tăng tuyệt đối là 785 tỷ đồng. Đến năm 2016, dư nợ tín dụng với DNNQD tăng 40,29% so với năm 2015, mức tăng tuyệt đối là 963 tỷ đồng. Nguyên nhân dư nợ tín dụng với DNNQD luôn ở
mức cao là do chính sách mở rộng tín dụng với đối tượng DNNQD trên địa bàn tỉnh của BIDV Bắc Ninh.
Xét về tỷ trọng dư nợ DNNQD trong tổng số dư nợ tín dụng của BIDV Bắc Ninh qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng dư nợ DNNQD tại BIDV Bắc Ninh
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Năm 2014, dư nợ cho vay DNNQD là 1.605 tỷ đồng chiếm 84% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh. Năm 2015, dư nợ cho vay DNNQD là 2.390 tỷ đồng tương ứng với 89% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay đối với DNNQD năm 2016 đạt 3.353 tỷ đồng chiếm 93% tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh.
Qua phân tích nhận thấy doanh số cho vay đối với DNNQD đều tăng liên tục trong ba năm 2014-2016. Dư nợ cho vay DNNQD trên tổng dư nợ chiếm tỷ trọng ngày càng cao từ 84% (2014), 89% (2015) đến 93% (2016). Điều này cho thấy sự cố gắng của Ngân hàng trong công tác tiếp thị, sự linh hoạt trong hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó với sự tăng lên của dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay DNNQD tại chi nhánh lại giảm dần. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã làm khá tốt việc phát triển đi đôi với kiểm soát rủi ro trên cơ sở tìm kiếm những doanh nghiệp mới có nhu cầu về vốn và các biện pháp hiệu quả để thu hút DNNQD đến với ngân hàng đồng thời tăng cường mở rộng cho vay DNNQD có tình hình tài chính lành mạnh, làm ăn có hiệu quả. Như vậy, xét về quy mô tín dụng thì cho vay DNNQD tại BIDV luôn ở mức trên 84% tổng dư nợ tín dụng toàn chi nhánh. Chính vì vậy,
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
16% 11%
7%
84% 89%
93% DN khác
việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng tín dụng của BIDV Bắc Ninh.
4.1.1.2. Cơ cấu tín dụng DNNQD
Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng bởi vì: một cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bảng 4.4. Cơ cấu tín dụng DNNQD của BIDV Bắc Ninh 2014-2016
ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 +/- % +/- % Tổng dư nợ DNNQD 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29
1 Theo loại tiền
- Dư nợ VND 915 1,362 1,945 447 48,85 583 42,80 - Dư nợ ngoại tệ (quy đổi) 690 1,028 1,408 338 48,99 380 36,97 2 Theo thời hạn vay 1,605 2,390 3,336 785 48,91 946 39,58 - Dư nợ ngắn hạn 1,082 1,676 2,419 594 54,90 743 44,33 - Dư nợ trung dài hạn 523 714 917 191 36,52 203 28,43 3 Theo loại hình DN 1,605 2,390 3,336 785 48,91 946 39,58 - Công ty cổ phần 481 717 1,001 236 49,06 284 39,61 - Công ty TNHH 803 1,195 1,664 392 48,82 469 39,25 - Doanh nghiệp tư nhân 240 359 500 119 49,58 141 39,28 - Các loại hình DN khác 81 119 171 38 46,91 52 43,70
4
Theo quy mô doanh
nghiệp 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29 - Doanh nghiệp lớn 995 1,219 1,241 224 22,51 22 1,80
- Doanh nghiệp vừa và
nhỏ 610 1,052 ,844 442 72,46 792 75,29
- Doanh nghiệp siêu
nhỏ - 119 268 - - 149 125,21 5 Theo TS đảm bảo 1,605 2,390 3,353 785 48,91 963 40,29 - Dư nợ vay có TSĐB 883 1,553 2,347 670 75,88 794 51,13 - Dư nợ không có TSĐB 722 836 1,006 114 15,79 170 20,33
Từ năm 2001, thực hiện đề án cơ cấu toàn bộ hoạt động tín dụng theo sự chỉ đạo của BIDV, BIDV Bắc Ninh không ngừng gia tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước và tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn (do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng lớn và tiềm năng phát triển tốt); tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng. Thực hiện chủ trương trên, dư nợ tín dụng DNNQD tại BIDV luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh và có một cơ cấu tín dụng tương đối hợp lý.
a. Cơ cấu tín dụng theo loại tiền:
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu tín dụng DNNQD theo loại tiền tệ
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Nhìn vào biểu đồ nhận thấy, giai đoạn 2014-2016, dư nợ cho vay DNNQD cả bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng đều có xu hướng tăng dần, cụ thể:
Năm 2015, dư nợ cho vay bằng Việt nam đồng của chi nhánh là 1.362 tỷ đồng tăng lên 447 tỷ tương đương với 48,85% so với năm 2014. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 1.028 tỷ tăng lên 338 tỷ đồng tương đương với 48,99% so với năm 2014.
Năm 2016, dư nợ cho vay DNNQD bằng VNĐ của chi nhánh là 1.945 tỷ đồng tăng lên 583 tỷ đồng tương đương với 42,8% so với năm 2015. Dư nợ cho vay DNNQD bằng ngoại tệ là 1.408 tỷ tăng lên 380 tỷ đồng tương đương với
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
57% 57% 58%
43% 43% 42%
36,97% so với năm 2015.
Dư nợ cho vay DNNQD của chi nhánh tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên vẫn chưa sử dụng hết lượng vốn mà chi nhánh huy động được trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân là do giai đoạn 2014-2016 giá cả thị trường bất ổn ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp nên Ngân hàng còn khá thận trọng trong việc cấp tín dụng hàng sợ mất vốn cũng như các rủi ro tiềm ẩn nên rất cẩn trọng trong cho vay, khách hàng khó đáp ứng được với các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.
b. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay:
Một trong những đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đó là có sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thì dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Bắc Ninh nói riền vẫn ở trong tình trạng đó. Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong thời gian qua Chi nhánh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nói chung và DNNQD nói riêng. Cụ thể:
Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của chi nhánh là 1.676,tỷ đồng tăng 594 tỷ đồng đương với 54,9% so với năm 2014. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 714 tỷ đồng tăng lên 191 tỷ đồng tương đương với 36,52% so với năm 2014.
Năm 2016, dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh là 2.419 tỷ đồng tăng lên 743 tỷ đồng tương đương với 44,33% so với năm 2015. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 917 tỷ tăng lên 203 tỷ đồng tương đương với 28,43% so với năm 2015.
Như vậy, ta thấy quy mô dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên, trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung dài hạn (67,4% năm 2014, 70,1% năm 2015, 72,5% năm 2016). Lý do các DNNQD chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như: mua nguyên vật liệu sản xuất, chi trả lương… với đặc điểm vòng quay thu hồi vốn nhanh.
Biểu đồ 4.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNQD theo thời hạn vay
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)
c. Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 4.4. Dư nợ cho vay DNNQD theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Xét về đối tượng cho vay trong tổng dư nợ tín dụng DNNQD tại BIDV Bắc Ninh thì dư nợ đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn 2014-2016 luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân là 80% trong đó dư nợ loại hình công ty cổ phần chiếm 30%, công ty TNHH 50%. Nguyên nhân là do BIDV có một lượng lớn khách hàng truyền thống đã có quan hệ tín dụng với BIDV trên 20 năm đó là các công ty có tiền thân là doanh nghiệp vốn
,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
67,400% 70,100% 72,500%
32,600% 29,900% 27,500%
Dư nợ vayTDH Dư nợ vay ngắn hạn
50% 30%
15% 5%
Công ty TNHH Công ty cổ phần
100% nhà nước, sau khi nhà nước thoái vốn chuyển sang hình thức công ty cổ phần (vốn nhà nước chiếm <50%) như: Công ty cổ phần lắp máy Lilama 69-1, Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Ninh, Công ty cổ phần Thủy lợi 1, Công ty cổ phần phát triển nhà Bắc Ninh, Công ty cổ phần sữa Vinamilk….
Bên cạnh đó là do BIDV Bắc Ninh không ngừng gia tăng nền khách hàng doanh nghiệp trên cơ sở cung cấp các dịch vụ tiện ích ngân hàng trong đó bao