Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 40 - 44)

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC NINH VIỆT NAM- CHI NHÁNH BẮC NINH

3.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh được thành lập trên cơ sở tách ra từ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Bắc.

Từ tháng 5-2012, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Ninh (BIDV Bắc Ninh). Tổ chức bộ máy và hoạt động của đơn vị chuyển đổi toàn diện, đồng bộ từ ngân hàng sở hữu vốn nhà nước sang ngân hàng đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối.

Qua 20 năm hoạt động và phát triển, từ cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh còn hạn hẹp và phụ thuộc, thị phần tín dụng chỉ dừng lại với các khách hàng truyền thống trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động dịch vụ chưa phát triển, đội ngũ cán bộ nghiệp vụ còn thiếu. Nhưng với sự quan tâm của các cấp cùng với sự năng động, nhạy bén về tư duy, nhận thức trong hoạt động kinh doanh, BIDV Bắc Ninh đã có sự đầu tư mạnh mẽ để tăng trưởng và phát triển toàn diện cả về quy mô, mạng lưới, nguồn nhân lực, công nghệ và chất lượng hoạt động. Từ đó, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đầu tư tín dụng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ hiệu quả nền kinh tế và đời sống dân sinh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, BIDV Bắc Ninh luôn triển khai nghiêm túc và hiệu quả những chủ trương, chính sách về tiền tệ, tín dụng theo sự chỉ đạo của NHNN, của BIDV và của tỉnh... góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức BIDV Bắc Ninh

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh (2016)

KHỐI QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÁC NGHIỆP KHỐI TRỰC THUỘC KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TÁC NGHIỆP 10 Phòng giao dịch Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH QUẢN LÝ KHÁC H HÀNG Phòng Khách hàng doanh nghiệp

Tính đến hết năm 2016, nguồn vốn của BIDV Bắc Ninh đã đạt gần 3.400 tỷ đồng (tăng 72 lần so với năm 1997); Dư nợ tín dụng đạt 3.602 tỷ đồng (tăng 27 lần so với năm 1997). Đến nay, BIDV đã phát triển mạng lưới với 10 phòng giao dịch tại các huyện trong tỉnh, 9 phòng nghiệp vụ tại trụ sở chi nhánh, tổng số cán bộ nhân viên tăng lên 148 người.

Bộ máy hoạt động được chia tách thành những khối cụ thể như trên, mỗi khối có một chức năng, nhiệm vụ riêng, độc lập đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phối hợp.

1- Khối quản lý khách hàng bao gồm hai (2) phòng:

- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các công việc liên quan tới đối tượng là khách hàng doanh nghiệp như: Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng, Công tác tín dụng, Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại; Các nhiệm vụ khác (quản lý thông tin, giao dịch ngoại tệ, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị liên quan…

- Phòng Khách hàng cá nhân: Phòng khách hàng cá nhân thực hiện các công việc liên quan tới khách hàng là cá nhân như: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng; Các nhiệm vụ khác…

2- Khối trực thuộc: bao gồm mười (10) phòng giao dịch: Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch Ngô Gia Tự, Phòng giao dịch Lý Thường Kiệt, Phòng giao dịch Nguyễn Trãi, Phòng giao dịch Tiên Du, Phòng giao dịch khu công nghiệp Quế Võ, Phòng giao dịch khu công nghiệp Yên Phong, Phòng giao dịch Tiên Sơn, Phòng giao dịch Gia Bình, Phòng giao dịch Thuận Thành.

Các phòng giao dịch có con dấu và tự chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động nằm trong phân cấp thẩm quyền của Chi nhánh phân giao.

3- Khối Quản lý rủi ro bao gồm Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp, phòng chống rửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ…và các nhiệm vụ khác như báo cáo về công tác tín dụng, quản lý tín dụng và xử lý nợ, là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng… và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.

4- Khối quản lý nội bộ, bao gồm ba (3) phòng:

- Phòng Kế toán tài chính: Thực hiện các nhiệm vụ : (1) Về công tác kế hoạch tổng hợp: Thu thập thông tin phục; Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. Tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. (2) Thực hiện công tác quản lý nguồn vốn và các nhiệm vụ khác. Thực hiện các nhiệm vụ: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính…

- Phòng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức nhân sự, hành chính của chi nhánh, thực hiện công tác thi đua, xây dựng cơ bản, phát triển mạng lưới theo chủ trương chính sách của Nhà nước và BIDV. Thực hiện công tác quản trị hậu cần của chi nhánh, chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lý con dấu chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại, thực hiện công tác bảo vệ, an toàn chi nhánh, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt; nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác nhân sự, đào tạo, hành chính quản trị của chi nhánh.

4- Khối Tác nghiệp bao gồm ba (3) phòng, trong đó:

- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Thực hiện các nhiệm vụ như: Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh, BIDV và của khách hàng; Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc; Và các nhiệm vụ khác liên quan tới quản lý quỹ.

- Phòng quản trị tín dụng: Thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Chịu trách nhiệm

hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng. Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV. Và thực hiện các nhiệm vụ khác…

- Phòng giao dịch khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: Nhiệm vụ là trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra sẽ chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng; Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng…

Sự phân chia các đơn vị trong chi nhánh thành các khối nghiệp vụ như vậy tạo ra sự tách bạch rõ ràng trong việc phân chia chức năng, quyền hạn và nghĩa vụ đối với từng đơn vị. Đồng thời cũng tạo ra sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng, các khối trong việc thực hiện chức năng chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 40 - 44)