Thực trạng nợ xấu, nợ quá hạn DNNQD tại BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 74 - 77)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Nợ quá hạn DNNQD 404 434 501 30,0 7,43 67,0 15,44 Nợ xấu DNNQD 58 48 44 -10,0 -17,24 -4,0 -8,33 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 25 18 15 -7,0 -28,00 -3,0 -16,67 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,61 2,99 2,7 -0,6 -17,17 -0,29 -9,70 Tỷ lệ nợ xấu/ Nợ quá hạn(%) 14,4 16,5 18,3 2,1 14,58 1,8 10,91

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

Tỷ lệ nợ quá hạn của dư nợ cho vay DNNQD tại BIDV Bắc Ninh có xu hướng giảm dần tuy nhiên vẫn ở mức cao và chỉ giảm ở phần tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ vay DNNQD, còn thực chất nợ quá hạn DNNQD không ngừng tăng cùng với sự tăng lên của dư nợ DNNQD: Năm 2015, nợ quá hạn là: 434 tỷ đồng tăng 30 tỷ đồng tức tăng 7,42% so với năm 2014; đến năm 2016 con số này là 501 tỷ đồng, tức tăng 67 tỷ tương đương 15,4 % so với năm 2015. Như vậy chỉ qua 02 năm từ 2014 đến 2016 nợ quá hạn DNNQD đã tăng 97 tỷ đồng. Điều này cho thấy cùng với sự gia tăng của dư nợ là sự tăng lên của các rủi ro tiềm ẩn mất vốn, bởi Ngân hàng sẽ phải mất thêm một khoản chi phí khá lớn cho việc quản lý và thu hồi nợ làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi hoặc nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do nợ bị chiếm dụng, trong khi đó ngân hàng lại phải giữ một khối tài sản khổng lồ đối với các khoản vay có đảm bảo mà giá trị cứ giảm dần theo thời gian. Còn nếu các khoản nợ này không có TSĐB thì rủi ro đối với ngân hàng lại càng cao, khả năng mất vốn càng lớn.

Mặc dù nợ xấu giảm dần qua các năm nhưng việc giảm nợ xấu này là không tốt do nguyên nhân giảm chủ yếu là do xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ nhóm 5 của Chi nhánh. Năm 2015, trong tổng số 48 tỷ đồng nợ xấu (giảm 10 tỷ đồng so với năm 2014) bên cạnh sự tăng lên của các khoản nợ nhóm

3, nhóm4, có tới 20 tỷ được xử lý hạch toán ngoại bảng của nhóm 5. Hay năm 2016 con số được hạch toán ngoại bảng là 10 tỷ đồng.

Biểu đồ 4.7. Diễn biến nợ quá hạn, nợ xấu DNNQD tại BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016)

Tỷ lệ nợ xấu của DNNQD tại BIDV giảm dần qua các năm tuy nhiên vẫn ở mức cao so với hệ thống BIDV (Năm 2014, 2015 và 2016 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống BIDV lần lượt là: <2%; <1,71% và 1,47%): Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của DNNQD trong tổng dư nợ DNNQD là 3,61%, đến năm 2015 là 2,99% và năm 2016 tỷ lệ này là 2,70%. Như vậy có thể thấy mặc dù BIDV Bắc Ninh đã rất nỗ lực để giảm nợ xấu DNNQD nhưng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu đối với DNNQD liên tục ở mức cao so với hệ thống. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD. Nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng làm chưa tốt từ khâu lựa chọn khách hàng, thẩm định và phân tích tốt tình hình tài chính của họ, theo dõi giám sát hiệu quả sử dụng đồng vốn của khách hàng, không để vốn bị sử dụng sai mục đích, điều kiện với tài sản đảm bảo... và một phần cũng là do tình hình kinh tế nước ta những năm gần đây chịu tác động của khủng hoảng suy thoái, cùng với tình hình lạm phát tăng cao, giá cả đầu vào tăng vọt, thị trường đầu ra cả trong và ngoài nước đều bị thu hẹp... do vậy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như của các DNNQD nói riêng gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng không trả được nợ ngân hàng đúng thời hạn. 0 100 200 300 400 500 600

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

404 434

501

58 48 44

Nợ quá hạn Nợ xấu

4.1.2.3. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng cho DNNQD

Bảng 4.8. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với DNNQD tại BIDV Bắc Ninh

ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 DPRR cụ thể 41,80 30,90 18,80 -10,90 -26,08 -12,10 -39,16 Nhóm 2 7,20 5,90 6,50 -1,30 -18,06 0,60 10,17 Nhóm 3 1,00 0,90 0,40 -0,10 -10,00 -0,50 -55,56 Nhóm 4 2,10 2,50 3,50 0,30 19,05 1,00 40,00 Nhóm 5 31,50 21,60 8,40 -9,80 -31,43 -13,20 -61,11 2 Dự phòng chung 11,70 17,70 24,90 5,99 7,25 3 Tổng DPRR 53,50 48,60 43,70 -4,88 -4,88 4 Tổng dư nợ DNNQD 1.605 2.390 3.353 5 Tỷ lệ (3/4) % 3,33 2,03 1,30

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Năm 2014, tỷ lệ trích lập DPRR đối với DNNQD là 3,33%, tỷ lệ này giảm còn 2,03% trong năm 2015 và 1.30% trong năm 2016. Đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết và nó được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Như vậy, việc tỷ lệ trích lập DPRR giảm ttrong khi tổng dư nợ tăng lên là điều rất tốt, giúp cho chi nhánh có thể giảm được chi phí hoạt động của mình, nhờ đó tăng khả năng sinh lời.

Về dự phòng chung đối với DNNQD, ngân hàng đã trích lập đủ số dự phòng chung theo quy định của NHNN, bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, giá trị các khoản bảo lãnh và các cam kết cho vay không hủy ngang và các cam kết chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Về dự phòng cụ thể, số tiền trích lập DPRR của Chi nhánh cho đối tượng DNNQD năm 2015 là 30,9 tỷ đồng, giảm 10,9 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 dự phòng rủi ro với DNNQD là 18,8 tỷ đồng giảm 26,08 tỷ đồng so với năm 2015. Như vậy, số trích lập DPRR có xu hướng giảm đáng kể, trong khi tổng dư

nợ lại tăng lên. Kết quả này là do BIDV Bắc Ninh đã tích cực giảm dần nợ xấu và tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm nợ vay. Đây là hướng đi đúng đắn của BIDV Bắc Ninh và Ngân hàng nên phát huy điểm mạnh này. Trong thời gian tới, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng , giảm tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng, tiết kiệm chi phí hoạt động nhằm gia tăng lợi nhuận đồng thời vẫn phải đảm bảo số trích lập dự phòng chung theo quy định của NHNN.

4.1.3. Khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn từ hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng DNNQD của Ngân hàng

4.1.3.1. Vòng quay vốn tín dụng DNNQD

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay trên khía cạnh tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng trong việc cho vay DNNQD.Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)