3.3.1. Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu:
Thu thập tài liệu sẵn có: Các kết quả nghiên cứu khoa học, các báo cáo sơ kết, tổng kết, các số liệu thống kê, các thông tin số liệu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, Interrnet trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Điều tra thu thập số liệu tại cơ sở:Phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc chuẩn bị sẵn tại quầy giao dịch BIDV Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 đến 03/2017 với 140 DNNQD trong danh sách khách hàng vay vốn tại Ngân hàng (trong tổng số 150 phiếu phát ra, thu về 145 phiếu, trong đó có 140 phiếu hợp lệ, 05 phiếu không hợp lệ). Các DNNQD được lựa chọn theo phương pháp phân tổ thống kê với phần lớn là khách hàng có quan hệ lâu năm và sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ ngân hàng. Đây sẽ là yếu tố đảm bảo tính chính xác và khách quan về hoạt động cấp tín dụng DNNQD tại chi nhánh.
Bảng 3.1. Thông tin mẫu điều tra
ĐVT: Doanh nghiệp Quy mô DN
Loại hình DN DN lớn DN nhỏ và vừa DN siêu nhỏ
Công ty cổ phần 2 10 5
Công ty TNHH 3 98 12
DN tư nhân 0 3 3
Loại hình khác 0 4 0
Tổng cộng 5 115 20
Các mẫu được lựa chọn theo các tiêu chí sau
- Về loại hình doanh nghiệp: Trong 140 bảng câu hỏi phỏng vấn khách hàng có 17 đơn vị là loại hình công ty cổ phần chiếm 12,10% quy mô mẫu, 113 đơn vị là loại hình công ty TNHH chiếm 80,70% quy mômẫu và 6 đơn vị là loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm 4,30% quy mômẫu và loại hình khác như Xí nghiệp, hợp tác xã chiếm 2,90% quy mômẫu.
- Về quy mô doanh nghiệp: Phần lớn khách hàng quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Ninh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 82,10% kích thước mẫu và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 14,30% kích thước mẫu.
- Về lĩnh vực hoạt động của DNNQD: Hầu hết các DNNQD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Đây là nhóm khách hàng chủ yếu của BIDV Bắc Ninh bởi Bắc Ninh là một tỉnh với nhiều khu công nghiệp thu hút hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, bên cạnh đó là sự phát triển “ăn theo” các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ.
- Về thời gian quan hệ tín dụng với BIDV Bắc Ninh của các khách hàng được khảo sát: Chiếm tỷ trọng cao nhất 68,60% là nhóm khách hàng có thời gian quan hệ tín dụng từ 3 năm đến 5 năm, sau đó là nhóm khách hàng có thời gian quan hệ tín dụng trên 5 năm chiếm 19,30 %. Đây là nhóm khách hàng đã quan hệ truyền thống và lâu dài với BIDV Bắc Ninh nên họ có những nhận định chính xác nhất về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng.
Trình tự thu thập số liệu thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi trên nền tảng các thông tin cần thu thập, chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi và khách hàng phỏng vấn thử, tiếp đến hoàn chỉnh bảng câu hỏi, tiến hành gửi câu hỏi chính thức (Mẫu theo phụ lục đính kèm).
Bước 2: Gửi phiếu cho khách hàng tại quầy giao dịch với sự hỗ trợ của một số cán bộ quan hệ khách hàng khác.
Bước 3: Sau khi khách hàng trả lời và gửi lại luôn tại quầy. Bước 4: Thu thập phản hồi từ phía khách hàng.
Cách thức xử lý số liệu
- Đối với tài liệu và số liệu thứ cấp sau khi thu thập xong, được xử lý, tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu, tính toán các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập được mã hóa, nhập liệu, chỉnh lý trên phần mềm Excel và được trình bày thông qua các bảng số liệu và các đồ thị thống kê.
3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên số liệu, thông tin thu thập được, tổng hợp thông tin số liệu để đưa ra nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng của BIDV Bắc Ninh.
Phương pháp so sánh: So sánh số liệu thu thập được qua các năm 2014, 2015,2016 về các giá trị tương đối (tỷ lệ %) và tuyệt đối (lượng chênh lệch +/-) để đánh giá sự biến đổi theo chiều hướng tăng lên hay giảm sút qua các năm.
Phương pháp phân tích đồ thị: Dùng các hình vẽ hoặc các đường nét hình học để miêu tả đặc điểm số lượng của đối tượng nghiên cứu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ qua các năm, tình hình nợ xấu... Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng được những đặc điểm cơ bản của một hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về hoạt động cho vay đối với DNNQD, và chất lượng cho vay. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá được minh chứng bằng biểu đồ.
3.3.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Xu hướng thay đổi chuyển từ cho vay khách hàng truyền thống, ổn định mở rộng sang thị trường mới kém ổn định và nhiều rủi ro hơn, do đó việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng, nó giúp cho ngân hàng có những điều chỉnh hợp lý.
3.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh
a. Doanh số cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD.
Trên cơ sở so sánh doanh số cho vay các năm liền kề phản ánh quy mô và xu hướng quy mô hoạt động tín dụng là rộng hay hẹp. Để đánh giá doanh số cho vay (DSCV) có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
Mức tăng
DSCVDNNQD =
Doanh số cho vay DNNQD
-
Doanh số cho vay DNNQD Dư nợ của DNNQD (năm t) Dư nợ của DNNQD (năm t-1) Tỷ lệ tăng DSCV DNNQD = Mức tăng DSCV DNNQD x 100 DSCV DNNQD năm (t-1) b. Doanh số thu nợ các DNNQD
Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và đồng thời cũng phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân hàng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Mức tăng DSTNDNNQD = Doanh số thu nợ DNNQD - Doanh số thu nợ DNNQD Dư nợ của DNNQD (năm t) Dư nợ của DNNQD (năm t-1)
Tỷ lệ tăng doanh số thu nợ cho biết tốc độ thay đổi doanh số thu nợ của năm nay so với năm trước.
Tỷ lệ tăng DSTN DNNQD = Mức tăng DSTN DNNQD × 100 % DSTN DNNQD năm (t-1) Tỷ trọng DSTN DNNQD = DSTN DNNQD × 100 % DSTNhoạt động tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết DSTN đối với DNNQD chiếm bao nhiêu trong tổng doanh số thu nợ của hoạt động tín dụng, từ đó cho biết chất lượng của khoản tín dụng đối với DNNQD.
c. Dư nợ cho vay DNNQD
Tỷ trọng Dư nợ
DNNQD =
Dư nợ cho vay DNNQD
× 100 % Tổng dư nợ cho vay
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay =
Mức tăng dư nợ đối với DNNQD
× 100 % Dư nợ đối với
DNNQD năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Bên cạnh còn đánh giá cơ cấu dư nợ vay phân theo loại tiền cho vay, thời hạn cho vay, theo loại hình, quy mô doanh nghiệp và phân theo dư nợ có tài sản đảm bảo, tín chấp để thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau.
3.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn về hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng a. Dư nợ theo nhóm nợ Tỷ trọng Dư nợ nhóm A = Dư nợ DNNQD nhóm A × 100 % Tổng dư nợ cho vay NNQD
Tốc độ tăng giảm dư nợ nhóm A = Mức tăng dư nợDNNQD × 100 % Dư nợ DNNQD năm (t-1) (“A” : Nợ nhóm 1, 2,3,4,5)
Chỉ tiêu này đánh giá tỷ trọng các nhóm nợ trên tổng dư nợ vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ trọng nợ nhóm 2, 3,4,5 là con số phản ánh chất lượng của các khoản nợ đê ngân hàng đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời phòng tránh các rủi ro xảy ra.
- Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số này càng lớn thì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả, hoạt động của ngân hàng càng an toàn và ngược lại.
b. Nợ quá hạn
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiquy định: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo đó, nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ sau :
Nợ nhóm 1: Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.
Nợ nhóm 2: Các khoản nợ đã quá hạn từ 10 đến 90 ngày Nợ nhóm 3:Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. Nợ nhóm 4:Các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày. Nợ nhóm 5: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Căn cứ trên tỷ Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
x 100% Hệ số thu nợ =
lệ nợ quá hạn, các ngân hàng sẽ thấy được rủi ro mà ngân hàng mình sẽ phải đối mặt, từ đó nhanh chóng đưa ra các giải pháp khắc phục, điều chỉnh lại cơ cấu nợ… nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng. Nếu không ngăn chặn được loại rủi ro này thì rất dễ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, khi đó ngân hàng sẽ không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình và có thể bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Như vậy có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Để đánh giá về khoản nợ quá hạn cho vay DNNQD người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNQD = Nợ quá hạn DNNQD × 100 % Tổng dư nợ c. Nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHH ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại: Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (Nhóm 2), Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng thực hiện hạch toán ngoại bảng các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay. Để đánh giá nợ xấu chovay DNNQD ta dùng chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNQD =
Nợ xấu của DNNQD
x 100% Dư nợ cho vay DNNQD
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ xấu trong nợ quá hạn đối với DNNQD là chiếm bao nhiêu phần trăm.
d. Trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng cho DNNQD
Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Cụ thể:
"Dự phòng chung" là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Số tiền dự phòng chung phải trích = (Tổng dư nợ DNNQD - Dư nợ nhóm 5 DNNQD. x 0,75%
"Dự phòng cụ thể" là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể theo quy định này phân chia theo các nhóm nợ, cụ thể như sau:
Dự phòng nhóm 2 = (Dư nợ DNNQD nhóm 2 - Giá trị TSBĐ được khấu trừ) x 5%
Dự phòng nhóm 3 = (Dư nợ DNNQD nhóm 3 - Giá trị TSBĐ được khấu trừ) x 20%
Dự phòng nhóm 4 = (Dư nợ DNNQD nhóm 4 - Giá trị TSBĐ được khấu trừ) x 50%
Dự phòng nhóm 5 = (Dư nợ DNNQD nhóm 5 - Giá trị TSBĐ được khấu trừ) x 100%
Nhóm nợ càng cao, tỷ lệ trích lập càng lớn. Một ngân hàng có dự phòng rủi ro càng cao thì chi phí hoạt động của ngân hàng này càng lớn, giảm khả năng sinh lời của ngân hàng từ hoạt động dự phòng. Vì vậy, đây cũng được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cho vay của ngân hàng.
3.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn từ hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng
a. Vòng quay vốn tín dụng
Để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, hàng năm các ngân hàng thương mại thường sử dụng chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của một ngân hàng, tức một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.Vòng quay vốn tín dụng tỷ lệ thuận với chất lượng tín dụng của ngân hàng. Như vậy, khi vòng quay vốn tín dụng quay nhanh đồng nghĩa với chất lượng tín dụng ngân hàng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Vòng quay vốn tín
dụng =
Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân
b.Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đối với DNNQD
Lợi nhuận là một trong các mục tiêu quan trọng mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới. NHTM cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng là một yếu tố phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi