Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 38 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank)

ABBank vừa dành ra hạn mức tín dụng 1.500 tỉ đồng để cho DNNQD vay. ABBank cũng khởi xướng áp dụng lãi suất cho vay tối đa chỉ bằng 95% lãi suất cho vay cùng kì hạn bình quân của các NHTMCP khác. ABBank cho vay 80% giá trị tài sản thế chấp nếu DNNQD thế chấp bằng bất động sản, 65% giá trị tài sản đảm bảo khi thế chấp bằng động sản.

Ngoài ra, ngân hàng còn đa dạng các tài sản đảm bảo để phù hợp với các loại hình hoạt động của các DNNQD. Đặc biệt, ngân hàng thanh giản tối đa các thủ tục xét duyệt, thẩm định, giải ngân... nhằm giảm thời gian giải quyết hồ sơ xuống 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Không những giải quyết hồ sơ nhanh chóng để giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, ngân hàng còn chủ động nghiên cứu ngành nghề, tập quán kinh doanh, khó khăn và nhu cầu của doanh nghiệp để thiết kế những sản phẩm phù hợp. Hơn nữa, ngân hàng còn có quy chế xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ngay từ khi doanh nghiệp mới giao dịch để từ đó có những chính sách ưu đãi về lãi suất (Nguồn: Ngân hàng An Bình- Chi nhánh Bắc Ninh, 2016).

2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNQD của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Hoạt động tín dụng của VPBank luôn luôn kiên trì giữ theo phương châm "bảo thủ", không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Tuy vậy, do có nhiều giải pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên,

nâng cao chất lượng nghiệp vụ, rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng cùng với sự nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị nên tốc độ phát triển tín dụng của VPBank vẫn đạt mực tăng khá, cao gấp gần 3 lần mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành ngân hàng. Doanh số cho vay của toàn hệ thống năm 2008 đạt 7.594 tỷ đồng, tăng hơn 2.681 tỷ đồng (tương đương 68%) so với năm 2007. Tỷ lệ nợ quá hạn của VPBank (gồm các nhóm 3,4,5) cuối năm 2007 ở mức xấp xỉ 0,56% tổng dự nợ, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam (khoảng 7%) (Nguồn: Ngân hàng VPBank Bắc Ninh, 2007).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho BIDV Chi nhánh Bắc Ninh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng Ninh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

Qua khảo sát một số nét về tình hình quản lý tín dụng ở một số ngân hàng, có thể rút ra một số bài học sau:

- Vấn đề an toàn trong chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các NHTM.

- Chú trọng và tăng cường công tác thông tin, sàng lọc thông tin và tập hợp những thông tin tin cậy sẽ giúp cho ngân hàng tìm được người vay có triển vọng. Muốn vậy, kinh doanh ngân hàng phải gắn liền với thông tin và cung cấp thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là quản lý tín dụng phải tập trung vào công tác phòng ngừa, tăng cường chất lượng khâu thẩm định ban đầu cũng như giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tiền vay để giảm tối đa các khoản nợ bị mất mát.

- Quản lý tín dụng tập trung quản lý tài sản có. Thông qua việc xếp loại các tài sản có và trích lập quỹ dự phòng, NHTM vừa giám sát được chất lượng tín dụng vừa có biện pháp kịp thời để bù đắp rủi ro mất vốn, đảm bảo khả năng thanh toán khi cần thiết.

- Chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện nếu môi trường pháp lý đầy đủ, nghiêm minh có các chỉ tiêu đầy đủ, cụ thể được định lượng hoá thuận lợi trong việc giám sát, kiểm tra áp dụng các hình thức tín dụng phù hợp với khả năng rủi ro của khoản tiền cho vay.

- Tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các chỉ tiêu quản lý nợ, trích các quĩ dự phòng rủi ro... đã được đặt ra theo qui định, thông lệ, điều kiện của từng nước, từng Ngân hàng cũng là một việc làm cần thiết và hữu ích trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 38 - 40)