Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 92 - 95)

VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BIDV BẮC NINH 4.2.1.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

(1) Do sức ép tăng trưởng tín dụng

Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ trong giời gian ngắn, các cán bộ quan hệ luôn luôn trong “guồng quay”: Tìm kiếm- Tiếp cận- Thẩm định- Cho vay. Tuy nhiên khâu thẩm định trước khi vay thường qua loa cho “có lệ” bởi đã tìm kiếm khách hàng rất khó khăn, sức ép chỉ tiêu tăng trưởng “bị giao” trong khi khách hàng luôn có nhiều cơ hội vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác với các điều kiện tín dụng cạnh tranh, nên thông thường thời gian từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đến khi giải ngân thường diễn ra rất ngắn, thậm chí có món vay chỉ mất một ngày làm việc. Như vậy, thời gian xét duyệt món vay nhanh chóng đã khiến

cho công tác thẩm định khách hàng không được kỹ càng là một trong các nguyên nhân khiến nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.

(2) Hệ thống định hạng tín dụng nội bộ còn nhiều bất cập

Mặc dù BIDV đã xây dựng Hệ thống tín dụng nội bộ trên cơ sở Điều 7, Quyết định 493, tuy nhiên hệ thống tín dụng nội bộ này còn nhiều bất cập: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính, khả năng thanh toán và các điều kiện cần thiết về năng lực tài chính của đơn vị xin vay chưa được xây dựng rõ ràng và đầy đủ. Cũng theo hệ thống xếp hạng này, chỉ có một khung đánh giá chung cho toàn bộ các khách hàng doanh nghiệp mà không xây dựng theo các chỉ tiêu ngành, chỉ tiêu quy mô của doanh nghiệp bởi mỗi doanh nghiệp tại một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và có quy mô khác nhau có đặc điểm riêng biệt.

Hơn nữa, dù sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu thì hệ thống xếp hạng vẫn chưa phải hoàn hảo do ngoài phản ánh mức độ rủi ro bản thân khoản vay chúng vẫn phản ánh khá lớn yếu tố chủ quan của người xếp hạng. Đây là tình trạng chung trong hệ thống NHTM Việt Nam vì việc xếp hạng theo các chỉ tiêu định tính đòi hỏi cán bộ tín dụng có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cao, ngân hàng phải xây dựng được hệ thống phân loại nội bộ, kênh thông tin trao đổi trực tiếp với khách hàng phải chất lượng, đặc biệt là các thông tin định kỳ phản ánh tình trạng hoạt động của khách hàng. Việc phân loại đánh giá chưa chính xác mức độ rủi ro sẽ khiến đánh giá không chính xác chất lượng của các khoản vay, phục vụ cho công tác theo dõi và giám sát tín dụng bởi rủi ro của các khoản vay phải được đánh giá và xếp hạng vào thời điểm mà khoản tín dụng được thực hiện và sau đó kiểm tra lại trong suốt vòng đời của chúng.

(3) Hệ thống thông tin để phân tích và giám sát tín dụng chưa hiệu quả

Hệ thống thông tin là kênh chuyền tải các dữ liệu mà nhờ vào đó ngân hàng có thể thu nhận thông tin phân tích để đưa ra những nhận định đúng đắn liên quan đến lợi tức và rủi ro của khoản tín dụng mà ngân hàng có thể cấp cho khách hàng. Tính hiệu quả của hệ thống thông tin, hay chất lượng thông tin có ý nghĩa quyết định tới các quyết định cho vay, quá trình phân loại nợ và theo dõi các khoản vay.

Các quyết định cho vay được dựa trên phân tích các thông tin mà cán bộ tín dụng thu nhận được. Nguồn thu nhận thông tin này cũng khá đa dạng, như nguồn thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng viếng

thăm và phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, hay từ các cơ quan quản lý hoạt động các doanh nghiệp. Tuy nhiên chất lượng thông tin chưa đảm bảo, chưa phản ánh được tình trạng nợ nần, khả năng tài chính của khách hàng ... dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả kinh doanh của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Các nguồn khác như khai thác từ các trung tâm thông tin tín dụng, các cơ quan quản lý cũng ở tình trạng tương tự. Ngoài những nguồn này, các thông tin các doanh nghiệp cung cấp định kỳ từ quá trình hoạt động hay sử dụng vốn vay có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân loại và theo dõi khoản vay, nhưng ở Chi nhánh, nguồn thông tin này ít nhiều vẫn còn bị hạn chế.

(4) Do ngân hàng đánh giá không chính xác tài sản thế chấp và đôi khi lại quá lạm dụng vào tài sản thế chấp

Việc đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của khối tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng tín dụng. Chi nhánh định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá. Các tài sản thế chấp mà doanh nghiệp NQD sử dụng để đảm bảo tiền vay của BIDV Bắc Ninh chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Mặt khác, ngân hàng đã quá lạm dụng vào tài sản thế chấp do quan niệm có tài sản đảm bảo là an toàn cho khoản vay. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì TSĐB chỉ là nguồn trả nợ thứ hai đối với ngân hàng, còn nguồn trả nợ chính vẫn là từ dòng tiền tạo ra từ phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

(5) Công tác kiểm tra giám sát khoản vay còn mang tính hình thức

Trong thời gian qua, có một số khoản vay chi nhánh đã thực hiện chưa tốt việc kiểm tra giám sát trong và sau khi cho vay, do đó đã không nắm được tình hình thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, tài sản đảm bảo có được quản lý tốt không... Chính vì vậy, không phát hiện kịp thời được những sai phạm hoặc phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

(6) Công tác kiểm soát nội bộ của chi nhánh chưa thực sự chặt chẽ

Công tác kiểm soát nội bộ của mỗi ngân hàng là vô cùng quan trọng, nó thực hiện việc kiểm tra các hoạt động quản lý, tác nghiệp, đảm bảo tính tuân thủ, nhờ đó sẽ hạn chế và kiểm soát rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động của ngân

hàng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm soát này của BIDV lại chưa chặt chẽ, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên, chọn mẫu, cán bộ kiểm tra còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Các báo cáo kiểm soát nội bộ của chi nhánh thường chỉ là tổng hợp, thống kê, không đảm bảo tính độc lập và minh bạch...

(7) Do năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn có những hạn chế nhất định

Yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh là yếu tố con người. Trong kinh doanh tiền tệ, lực lượng cán bộ tín dụng có trình độ là nhân tố quyết định để nâng cao chất lượng cho vay bởi việc quyết định cho vay và chất lượng các khoản vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của CBTD. Trình độ chung của CBTD tại NHĐT&PT Bắc Ninh khá cao, tuy nhiên do tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm về thực tiễn và hiểu biết về khách hàng, trong khi đó môi trường kinh doanh ngày càng biến động phức tạp nên không thể tránh khỏi việc sai sót trong công tác tín dụng và thẩm định dự án. Từ những hạn chế đó đã dẫn đến tình trạng đưa ra quyết định có thể gọi là đúng ngay lúc đó nhưng tiềm ẩn rủi ro trong tương lai dẫn đến việc xác định nguồn thu nợ không chính xác, làm cho nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao. Chưa kể đến nguyên nhân một số cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng đã không thực hiện giám sát đầy đủ (hay giám sát chỉ mang tính hình thức) theo quy trình tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 92 - 95)