Nội dung đánh giá chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 30 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung đánh giá chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc

quốc doanh của ngân hàng thương mại

Như đã nói ở trên, tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế với chủ thể vay vốn và với ngân hàng. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và kiến thức của người viết nên trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới góc độ của ngân hàng thương mại qua các nội dung sau:

2.1.3.1. Đánh giá quy mô, cơ cấu tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh Quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phản ánh sự chú trọng ưu tiên mở rộng phát triển tín dụng của ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này trong tổng dư nợ của ngân hàng . Bên cạnh đó một cơ cấu tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào, thời hạn nào để cân đối với thực lực của ngân hàng. Kết cấu dư nợ so với kết cấu nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình nào là nhiều nhất. Việc đánh giá quy mô tín dụng được thực hiện thông qua chỉ tiêu doanh số cho

vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay. Đánh giá cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ, theo thời hạn vay, theo loại hình doanh nghiệp, theo quy mô doanh nghiệp và theo tài sản đảm bảo nợ vay.

2.1.3.2. Đánh giá mức độ an toàn về hoạt động tín dụng DNNQD của Ngân hàng Với đặc thù là một trung gian tài chính tiền tệ trong nền kinh tế, nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn luôn chứa đựng nhiều rủi ro trong đó rủi ro từ hoạt động tín dụng đem lại là yếu tố quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm.Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, bởi ngoài các rủi ro vốn có của tín dụng, nó còn chứa đựng nhiều yếu tố khách quan đến từ phía loại hình doanh nghiệp này.

Việc đánh giá các rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng phân loại, kiểm soát và ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để giảm thiểu đến mức tối đa các thiệt hại cho ngân hàng (Nguyễn Thị Mùi, 2003). Việc đánh giá này được thực hiện tthông qua các chỉ tiêu: Dư nợ theo nhóm nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

2.1.3.3. Đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn

Lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu của các ngân hàng thương mại, lợi nhuận được hình thành từ các khoản thu của ngân hàng mà đa phần là từ các hoạt động cấp tín dung, vì vậy việc đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng đối với các DNNQD là chỉ tiêu quan trọng đo lường chất lượng tín dụng đối với DNNQD của ngân hàng. Khi đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng đồng vốn người ta thường đánh giá qua các chỉ tiêu chính sau: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

2.1.3.4. Đánh giá năng lực quản lý hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Nội dung đánh giá này được thực hiện qua các chỉ tiêu: Quy trình, chính sách tín dụng, hệ thống định hạng tín dụng nội bộ,công tác kiểm tra giám sát khoản vay, thông tin tín dụng, cơ sở vật chất và yếu tố liên quan đến con người

Khoa học kỹ thuật phát triển, công nghệ thông tin được áp dụng triệt để trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Một ngân hàng được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng với công nghệ cao, cơ sở vật chất đầy đủ tiện tích sẽ là điều kiện để đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, đồng thời cũng giúp cho ngân hàng thu thập được các

thông tin tín dụng một cách nhanh chóng, chính xác để xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó yếu tố con người cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi tín dụng là một hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội và phụ thuộc khá nhiều vào cảm tính chủ quan của các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng. Yếu tố con người ở đây được đề cập không chỉ là trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)