Đặc điểm chung của các dnnqd ở bắc ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 49 - 50)

3.1.2 .Tình hình hoạt động

3.2. Đặc điểm chung của các dnnqd ở bắc ninh

Trong những năm gần đây Bắc Ninh nổi lên là một trong những tỉnh dẫn đầu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo cổng thông tin điện từ của tỉnh, tính đến thời điểm tháng 5/2016, Bắc Ninh đã thu hút được 864 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 12 tỷ USD. Bắc Ninh là một tỉnh với nhiều khu công nghiệp bậc nhất trong cả nước thu hút hàng triệu USD đầu tư của các doanh nghiệp FDI, kéo theo đó là sự phát triển của các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tính đến tháng 10/2016 tổng số doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh lên tới 15.000 doanh nghiệp trong đó 70% là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầu hết là các doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần và một lượng nhỏ doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Sự đa dạng hóa hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp này phát triển trong nền kinh tế thị trường. Với qui mô sản

xuất chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn đầu tư ban đầu không lớn, cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chuyển hướng sản xuất kinh doanh vào những ngành nghề khác khi cảm thấy lĩnh vực đó có lợi hơn. Tuy nhiên trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chính những lợi thế trên cũng đồng thời là rào cản cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này: Thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung,...

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế: Do cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ yếu kém, lạc hậu nên chất lượng sản phẩm không cao, năng suất lao động thấp. Thêm vào đó, trình độ tay nghề cũng như khả năng tiếp cận công nghệ mới của người lao động còn hạn chế. DNNQD ít có khả năng thu hút được những nhà quản lý và lao động có trình độ tay nghề cao do không có khả năng trả lương cao và những chính sách đãi ngộ hấp dẫn. Ngoài ra, việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp vẫn còn yếu kém và chưa kịp thời. Tất cả những điều này làm giảm tính cạnh tranh của DNNQD, tạo ra rào cản làm sản phẩm của doanh nghiệp khó tiếp cận với thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 49 - 50)