Cơ cấu tín dụngDNNQD theo loại tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 65 - 67)

Nguồn: BIDV Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Nhìn vào biểu đồ nhận thấy, giai đoạn 2014-2016, dư nợ cho vay DNNQD cả bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng đều có xu hướng tăng dần, cụ thể:

Năm 2015, dư nợ cho vay bằng Việt nam đồng của chi nhánh là 1.362 tỷ đồng tăng lên 447 tỷ tương đương với 48,85% so với năm 2014. Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ là 1.028 tỷ tăng lên 338 tỷ đồng tương đương với 48,99% so với năm 2014.

Năm 2016, dư nợ cho vay DNNQD bằng VNĐ của chi nhánh là 1.945 tỷ đồng tăng lên 583 tỷ đồng tương đương với 42,8% so với năm 2015. Dư nợ cho vay DNNQD bằng ngoại tệ là 1.408 tỷ tăng lên 380 tỷ đồng tương đương với

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

57% 57% 58%

43% 43% 42%

36,97% so với năm 2015.

Dư nợ cho vay DNNQD của chi nhánh tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên vẫn chưa sử dụng hết lượng vốn mà chi nhánh huy động được trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân là do giai đoạn 2014-2016 giá cả thị trường bất ổn ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp nên Ngân hàng còn khá thận trọng trong việc cấp tín dụng hàng sợ mất vốn cũng như các rủi ro tiềm ẩn nên rất cẩn trọng trong cho vay, khách hàng khó đáp ứng được với các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.

b. Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay:

Một trong những đặc điểm chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đó là có sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn thì dư nợ vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Bắc Ninh nói riền vẫn ở trong tình trạng đó. Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giảm dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong thời gian qua Chi nhánh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nói chung và DNNQD nói riêng. Cụ thể:

Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNQD của chi nhánh là 1.676,tỷ đồng tăng 594 tỷ đồng đương với 54,9% so với năm 2014. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 714 tỷ đồng tăng lên 191 tỷ đồng tương đương với 36,52% so với năm 2014.

Năm 2016, dư nợ cho vay ngắn hạn của chi nhánh là 2.419 tỷ đồng tăng lên 743 tỷ đồng tương đương với 44,33% so với năm 2015. Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 917 tỷ tăng lên 203 tỷ đồng tương đương với 28,43% so với năm 2015.

Như vậy, ta thấy quy mô dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên, trong đó dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung dài hạn (67,4% năm 2014, 70,1% năm 2015, 72,5% năm 2016). Lý do các DNNQD chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như: mua nguyên vật liệu sản xuất, chi trả lương… với đặc điểm vòng quay thu hồi vốn nhanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 65 - 67)